Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c
5.5.2. Một số trò chơi “chiến lược” khác 1.Chiến lược “tích tắc”
5.5.2.1. Chiến lược “tích tắc”
Để cụ thể hóa hơn, chúng ta sẽđi vào phân tích một số trò chơi cụ thể. Các chiến lược sau đây sẽ giúp người đọc thấy được một số cách ứng phó trong thực tế của các doanh nghiệp. Có thể nói đây là những ứng dụng lý thuyết trò chơi vào các chiến lược định giá của doanh nghiệp nhằm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn đối thủ và giành lấy thị
phần của đối thủ. Chúng ta hãy cùng bắt đầu với chiến lược “tit for tat” (tit cho tat). Nội dung của chiến lược này như sau: Hãng ban đầu định giá cao, và giữ cho tới khi
đối thủ vẫn “hợp tác” và cũng định giá cao. Đúng khi thời điểm đối thủ hạ giá, thì hãng sẽ hạ giá cho phù hợp. Nếu sau đó đối thủ quyết định hợp tác và tăng giá, thì một lần nữa chúng ta sẽ tăng giá. Như vậy, chiến lược “tit for tat” là chiến lược dành cho
đối thủ hợp tác. Trò chơi này sẽ tiếp diễn liên tục và không ngừng. Điểm thú vị của chiến lược này là tạo ra “hành vi hợp tác” và đoán đối thủ thực hiện sự hợp tác đó. Giả
sử rằng, đối thủ muốn đánh bại nhau thì giá cả hai đều giảm xuống và lợi nhuận hai bên cùng giảm. Một lần nữa trò chơi “tit for tat” lại được tiếp tục.
Giả sử trò chơi chỉ tiếp diễn trong N tháng. Đối thủ 1 nghĩđối thủ 2 thực hiện chiến lược “tit for tat” nên không làm hại mình cho tới tháng cuối. Vì sau N tháng trò chơi sẽ kết thúc cho nên đối thủ 1 sẽ tìm cách tìm cơ hội cuối cùng thu thêm nhiều lợi nhuận vào tháng cuối. Hãng 2 cũng suy luận tương tự nhằm đối phó lại. Hãng 2 sẽ
giảm giá ở tháng (N – 1), vì dù sao cũng chẳng có hợp tác ở tháng cuối. Tương tự, hãng 1 cũng biết vậy nên giảm giá ở tháng (N – 1). Kết quả cả hai đều giảm giá nên hoạt động vẫn ở trạng thái tối ưu.
Thoạt nhìn, trò chơi này như một vòng luẩn quẩn và có vẻđem lại ít giá trị. Tuy nhiên sẽ có lối thoát nếu đối thủ có một ít nghi ngờ về sự “không tối ưu” của hãng.
Ví dụ: Nếu họ nghi “hãng không biết” tối ưu hóa như trên, thì sẽ có đối thủ dành phần thắng nếu nhanh chân trước. Trong trường hợp trò chơi tiếp tục lâu dài thì tốt nhất là nên chơi theo chiến lược “tit cho tat”. Bởi vì trong các ngành đã phát triển ổn định,
thường tồn tại chiến lược “tit cho tat” do thời gian không xác định, cầu cốđịnh và chi phí ổn định và các hãng cũng đã quá am hiểu nhau. Sử dụng chiến lược này là cách hữu ích nhất trong việc giữ thị phần và không bịđối thủ làm suy yếu.