Chiến lược thống trị và chiến lược không thống trị

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 54 - 55)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.5.1.3.Chiến lược thống trị và chiến lược không thống trị

Chiến lược thng tr là mt chiến lược ti ưu cho “mt người chơi” mà không ph

thuc vào vic đối th chơi như thế nào. Câu châm ngôn dành cho chiến lược thống trị là: “Tôi đang làm những gì tốt nhất có thể mà không cần biết bạn đang làm gì. Và bạn đang làm những điều tốt nhất có thể mà cũng không cần biết tôi đang làm gì”. Chiến lược không thống trị là chiến lược mà một hãng có lựa chọn tối ưu phụ thuộc vào hãng kia (đối thủ) quyết định ra sao?

Để có thể hiểu hơn về chiến lược thống trị, hay chiến lược không thống trị chúng ta sẽ

tìm hiểu một số ví dụ sau.

Bảng 5.3: Ma trận lợi nhuận của trò chơi chiến lược “quảng cáo”

Ví dụ 1: Ở đây có hai hãng “lưỡng quyền” A và B (tức là không ai khống chế được ai). Cả hai hãng này đều sản xuất cùng loại sản phẩm và quyết định xem có nên quảng cáo sản phẩm của mình hay không. Quyết định của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng khá nhiều tới hãng. Các kết quả ghi lại ở bảng 5.3. Bảng 5.3 thể hiện quan hệ kết quả lợi nhuận thu được của hai hãng A và B đối với các chiến lược khác nhau về quảng cáo và không quảng cáo. Số thứ nhất là lợi nhuận nhận được của hãng A, và số thứ hai là lợi nhuận nhận được của hãng B. Câu hỏi đặt ra là hãng A sẽ chọn chiến lược nào, và hãng B sẽ chọn chiến lược nào?

Nhìn vào ma trận có thể thấy hãng A sẽ chọn chiến lược quảng cáo cho dù hãng B có quảng cáo hay không. Bởi vì khi hãng A chọn chiến lược quảng cáo thì dù bất kể hãng B quảng cáo hay không quảng cáo đều giúp hãng A có nhiều lợi nhuận hơn (hoặc 10 hay 15) là chính họ không quảng cáo (chỉ có 6 hoặc 10). Tương tự như vậy, với hãng B, hãng B sẽ chọn quảng cáo vì điều đó giúp họ có được lợi nhuận cao hơn (hoặc 5 hay 8) cả, còn nếu không quảng cáo thì chỉ có lợi nhuận là ( 0 hoặc 2). Như vậy, cả

Hãng B

Ma trận trò chơi

Quảng cáo Không quảng cáo

Quảng cáo 10 5 15 0

Hãng A

Không quảng cáo 6 8 10 2

CHÚ Ý

Hiểu đối thủ (các bạn trong lớp và giáo viên) và khả năng đánh giá của đối thủ là điều quan trọng nhất trong bất kỳ trò chơi nào.

Kinh nghiệm thực tế: Chúng ta thường đưa ra một số giả thiết về hành vi của các chủ thể tham gia trò chơi, từđó quyết định chiến lược nào tốt nhất cho mình. Những yếu tố như uy tín, thời gian, diễn biến của trò chơi cũng rất quan trọng trong việc đưa ra phán đoán của mình về hành vi của đối thủ.

op

hai sẽ quyết định quảng cáo bởi vì lựa chọn này vượt trội (hay còn gọi là thống trị) so với các lựa chọn khác. Chiến lược như vậy được gọi là chiến lược thống trị.

Ví dụ 2: Một trò chơi “chiến lược không thống trị”. Trên thực tế không phải lúc nào cũng cả hai đối thủ đều có được chiến lược thống trị cho riêng mình. Điều này thể

hiện trên bảng 5.4.

Trong trường hợp này, A không có chiến lược thống trị. A lựa chọn phương án tối ưu dựa trên các quyết định mà hãng B đưa ra. Nếu B quảng cáo thì A có lợi hơn nếu cũng quảng cáo. Tuy nhiên, nếu B không quảng cáo thì A tốt nhất khi cũng không quảng cáo theo B. Trò chơi là cả hai phải quyết định cùng một lúc thì hãng A sẽ lựa chọn giải pháp nào? Đểđưa ra quyết định hãng A cần đứng vào vị trí của hãng B trước. Ta thấy, hãng B quảng cáo là chiến lược thống trị bất kể hãng A làm gì đi chăng nữa, hãng B đều có lợi khi quảng cáo. Do đó, để có thể tối đa hóa lợi nhuận, hãng B sẽ thực hiện quảng cáo. Khi đó, hãng A chỉ có thể lựa chọn chiến lược quảng cáo bởi vì chiến lược này mang lại tối đa hóa lợi nhuận cho hãng A khi hãng B lựa chọn quảng cáo. Như vậy, kết quả là lợi nhuận cân bằng của hai hãng sẽ vẫn là (A = 10; B = 5) tức là cả hai đều lựa chọn chiến lược quảng cáo.

Bảng 5.4: Thay đổi trò chơi không thống trị về chiến lược quảng cáo Hãng B

Ma trận trò chơi

Quảng cáo Không quảng cáo

Quảng cáo 10 5 15 0

Hãng A

Không quảng cáo 6 8 20 2 Ta thấy, khi không thống trị, cần luôn đặt mình vào hoàn cảnh và ứng xử của đối thủ, từđó mới đưa ra được chiến lược tối ưu cho mình.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 54 - 55)