Cạnh tranh với thông đồng

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 50 - 51)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.4.3.3.Cạnh tranh với thông đồng

Cân bằng Nash là một cân bằng bất hợp tác, tức là mỗi một doanh nghiệp sẽđưa ra quyết định nhằm mang lại lợi nhuận lớn nhất có thể, dựa trên hành động của đối thủ

cạnh tranh. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận mang lại cho mỗi một doanh nghiệp trong

độc quyền nhóm dễ giống tình trạng cạnh tranh hoàn hảo nếu như các doanh nghiệp này bất hợp tác, nhưng sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp này thông đồng với nhau. Tuy nhiên, thông đồng là bất hợp pháp và hầu hết các nhà quản lý không muốn vào tù hay chịu các khoản tiền phạt rất nặng thậm chí sẽ dẫn đến phá sản.

Nhưng nếu hợp tác có thể dẫn tới lợi nhuận cao hơn, thì tại sao các doanh nghiệp lại không hợp tác với nhau? Trong trường hợp cụ thể, nếu doanh nghiệp và đối thủ có thể

cùng thực hiện mức giá tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽđồng ý ngay nếu có cơ hội thông đồng, nhưng rõ ràng là tại sao doanh nghiệp vẫn không đặt mức giá và chờđợi đối thủ sẽ cùng đặt mức giá đó? Nếu cả doanh nghiệp và đối thủ cùng đưa ra một mức giá, thì cả hai sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là đối thủ cạnh tranh không thể lựa chọn mức giá tại mức thông đồng với nhau. Trên thực tế, gần như không thể đặt được mức giá tại mức giá thông đồng. Tại sao lại không? Bởi vì nếu đoán đối thủ làm như vậy, thì họ sẽ làm

điều tốt nhất bằng cách chọn mức giá thấp hơn, và kể cảđối thủ biết doanh nghiệp sẽ đặt giá ở mức giá thông đồng đi nữa thì cũng sẽứng xử tương tự.

Để giải thích điều này, chúng ta sẽ quay lại ví dụ ở phần trên. Các hàm cầu sau với mức chi phí cốđịnh là 20 nghìn đồng như sau:

Q1 = 12 – 2P1 + P2

Q2 = 12 – 2P2 + P1

Chúng ta đã tìm ra điểm cân bằng Nash tại mức giá P1 = P2 = 4 nghìn đồng với mức lợi nhuận kiếm được là 12 nghìn đồng, và nếu doanh nghiệp thông đồng với nhau đưa ra mức giá 6 nghìn đồng, thì lợi nhuận nhận được sẽ là 16 nghìn đồng.

Bây giờ giả sử rằng các doanh nghiệp không thông đồng, nhưng doanh nghiệp 1 đặt mức giá ở mức giá thông đồng là 6 nghìn đồng, và hi vọng rằng doanh nghiệp 2 cũng sẽ làm như vậy. Nếu doanh nghiệp 2 làm như vậy họ sẽ kiếm được 16 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp 2 chỉ đặt ở mức giá 4 nghìn đồng. Khi đó doanh nghiệp 2 sẽ nhận được khoản lợi nhuận là:

П2 = P2 x Q2 – 20 = (4)x[12 – (2)x(4) + 6] – 20 = 20 nghìn đồng Mặt khác doanh nghiệp 1 sẽ chỉ nhận được lợi nhuận là:

П1 = P1Q1–20 = (6)[12 – (2)(6) + 4] – 20 = 4 nghìn đồng

Như vậy, nếu doanh nghiệp 1 làm như thế thì doanh nghiệp 2 sẽđược lợi hơn. Kết quả

là doanh nghiệp 1 sẽđiều chỉnh mức giá trở về 4 nghìn đồng.

Như vậy, có thể nói rằng mức giá 4 nghìn đồng sẽ là mức giá tốt nhất cho cả 2 doanh nghiệp. Điều này đúng cho cả hai doanh nghiệp, bởi vì cho dù ai điều chỉnh mức giá cao hơn giá cân bằng đều chịu thiệt so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Bảng 5.2 tóm tắt các kết quả ở những mức định giá khác nhau có thể xảy ra. Trong bất kỳ quyết định giá nào, cả hai doanh nghiệp đều đang thực hiện trò chơi bất hợp tác, tức là mỗi doanh nghiệp hoàn toàn độc lập đưa ra những điều tốt nhất có thể dựa trên việc dựđoán ứng xử của đối thủ. Bảng 5.2 còn được gọi là ma trận lợi ích ròng

op

của trò chơi này vì bảng này thể hiện lợi ích ròng của từng doanh nghiệp khi đưa ra quyết định và quyết định của cảđối thủ cạnh tranh. Ví dụ như, góc trên cùng bên trái của ma trận cho ta biết rằng nếu cả hai doanh nghiệp cùng đưa ra mức giá 4 nghìn

đồng, thì lợi ích của mỗi doanh nghiệp đều là 12 nghìn đồng. Tương tự vậy ở các trường hợp khác.

Bảng 5.3: Ma trận lợi ích ròng của trò chơi giá Doanh nghiệp 2 Ma trận trò chơi Định giá 4 nghìn đồng Định giá 6 nghìn đồng Định giá 4 nghìn đồng 12 nghìn đồng 12 nghìn đồng 20 nghìn đồng 4 nghìn đồng Doanh nghiệp 1 Định giá 6 nghìn đồng 4 nghìn đồng 20 nghìn đồng 16 nghìn đồng 16 nghìn đồng Bảng này có thể trả lời cho câu hỏi ban đầu của chúng ta: Tại sao các doanh nghiệp

đều không hợp tác với nhau, và kể cả khi muốn kiếm lợi nhuận nhiều hơn, các doanh nghiệp cũng không thông đồng với nhau? Trong trường hợp này, hợp tác có nghĩa là cả hai doanh nghiệp sẽ đưa mức giá lên 6 nghìn đồng thay vì 4 nghìn đồng và kiếm

được lợi nhuận cao hơn ở mức 16 nghìn đồng. Nhưng khi đó, một trong hai doanh nghiệp sẽ hạ mức giá xuống 4 nghìn đồng và không cần biết đối thủ của mình sẽ làm gì. Bởi vì do mục đích của riêng mình, doanh nghiệp khi hạ giá xuống sẽ thu được lợi hơn trước rất nhiều, lên tới 20 nghìn đồng nhờ đối thủ giữ nguyên mức giá ở mức thông đồng. Và khi đối thủ biết như vậy, họ sẽ không chịu mất đi phần doanh thu như

thế, và họ sẽ hạ mức giá về 4 nghìn đồng nhằm thu được mức lợi nhuận cao hơn là để ở mức cũ sẽ bị hạ lợi nhuận xuống thấp hơn so với cả trường hợp thông đồng hoặc cạnh tranh giá như ban đầu. Như vậy, vì mục tiêu của mình, các doanh nghiệp đều sẽ điều chỉnh vềđiểm cân bằng Nash thay vì thông đồng với nhau.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 50 - 51)