Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c
5.3.2.1. Tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá lỗ trong ngắn hạn
Giống như một nhà độc quyền thuần túy, các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có một đường cầu dốc xuống và do đó đều có quyền lực độc quyền. Nhưng điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thể kiếm được các khoản siêu lợi nhuận. Cạnh tranh độc quyền giống như cạnh tranh hoàn hảo. Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập thị trường, do vậy tiềm năng kiếm lợi nhuận sẽ khiến cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh nhau liên tục khiến cho lợi nhuận kinh tế giảm xuống “0”.
Hình 5.20a thể hiện cân bằng trong ngắn hạn. Do sự khác biệt về sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh khác, nên đường cầu ngắn hạn DSR có dạng đi xuống. Đây cũng là đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp, không phải cầu của thị trường, bởi
đường cầu thị trường dốc hơn rất nhiều.
Điểm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là tại mức sản lượng ở giao điểm MC và MRSR. Tuy nhiên, mức giá tối đa hóa lợi nhuận tương ứng lại ở mức PSR, nằm trên
đường cầu DSR.
Khi doanh nghiệp gặp lỗ, thì điểm tối đa hóa lợi nhuận cũng chính là điểm tối thiểu
hóa lỗ cho doanh nghiệp (là khi AC cao hơn mức giá đó). Nếu giá thấp hơn AVC thì doanh nghiệp sẽđóng cửa. Nhưng thường khó xảy ra trường hợp này khi mà hàng hoá của doanh nghiệp vẫn có sự dị biệt.
op
Hình 5.20. Một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong dài hạn và ngắn hạn
Bởi vì doanh nghiệp chỉ sản xuất ra mặt hàng đặc biệt của riêng mình, nên đường cầu sẽ có dạng đi xuống, giá sẽ cao hơn chi phí biên. Nhưng không cao hơn nhiều do có nhiều sản phẩm gần giống nhau trên thị trường.