Trò chơi hợp tác và không hợp tác

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 53 - 54)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.5.1.2.Trò chơi hợp tác và không hợp tác

Các trò chơi kinh tế chủ yếu xoay quanh hai phản ứng trong cách ứng xử của các hãng: hợp tác và bất hợp tác. Một trò chơi

được gọi là hợp tác nếu các đối tác tham gia đàm phán để ký được các hợp đồng mà cho phép họ có thể lên kế hoạch về

những chiến lược liên doanh chung. Một trò chơi được gọi là bất hợp tác nếu việc

đàm phán nhưng không thể có được một bản hợp đồng hợp tác.

Ví dụ về một trò chơi hợp tác: Việc mặc cả giữa một người bán và một người mua về giá của một tấm thảm. Nếu chi phí sản xuất thảm là 100 nghìn đồng mà người mua

đánh giá giá trị của nó lên đến 200 nghìn đồng. Trong trường hợp này thì một giải pháp hợp tác là hoàn toàn có thể vì một giao kèo mua – bán thảm có thể dao động trong khoảng mức giá từ 101 nghìn đồng cho tới 200 nghìn đồng. Khoảng giá này cho phép tối đa hóa lợi nhuận cho người bán và cũng mang lại thặng dư tiêu dùng cho người mua, tức là cả hai đều có lợi.

Trong kinh doanh, một trò chơi hợp tác có thểđến từ hai doanh nghiệp trong cùng một ngành, khi họ thỏa thuận hợp tác cùng phát triển một công nghệ mới. Nếu như trong thỏa thuận đó họ đồng ý được việc phân chia lợi nhuận từ việc đầu tư chung đó. Ta thấy, kết quả hợp tác này sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho cả hai doanh nghiệp.

Ví dụ về trò chơi bất hợp tác: Trường hợp hai doanh nghiệp cạnh tranh cùng bán một mặt hàng, đã định vị các hành vi của riêng mình về vấn đề tài khóa và chiến lược giá và quảng cáo một cách độc lập nhằm giành lấy thị phần lớn hơn. Ta thấy ở đây doanh nghiệp này tăng được thị phần thì đồng thời làm giảm thị phần của doanh nghiệp kia. Vì vậy không thể hợp tác trong trường hợp này.

Như vậy, sự khác biệt cơ bản giữa trò chơi hợp tác và bất hợp tác là tính khả thi của ký kết hợp đồng hợp tác. Trò chơi hợp tác thì việc ký hợp đồng là khả thi, còn ngược lại trò chơi bất hợp tác thì không thể ký được hợp đồng.

Phần lý thuyết trò chơi tập trung chủ yếu vào xem xét trò chơi bất hợp tác. Tuy nhiên trong bất kỳ một trò chơi nào, khía cạnh quan trọng nhất đối với hoạch định chiến lược là hiểu rõ cách nhìn nhận vấn đề của đối thủ, và suy luận đối thủ sẽ hành động và

đối phó như thế nào về hành động của bạn. Tức là “hiểu đối thủ như chính họ, chứ

không phải hiểu đối thủ như hiểu mình”. Điều này dường như là hiển nhiên, thế nhưng con người thường hiểu và đánh giá sai đối thủ thậm chí trong các tình huống giản đơn và kết quả là sẽ nhận đủ hậu quả của việc đó.

Ví dụ: Bán đấu giá tờ 1 đô la bằng cách: Người bỏ giá cao nhất sẽ được tờ 1 đô la, còn người bỏ giá cao thứ 2 sẽ phải đưa lượng tiền bỏ giá đó ra mà không được gì cả. Nào nếu là bạn, bạn sẽđặt giá bao nhiêu cho tờ 1 đô la?

Đưa ví dụ áp dụng cho lớp học, bắt đầu bằng giá 1 nghìn đồng? Xem kết thúc giá cao nhất của tờ 1 đô la là bao nhiêu?

Đ

Để tham gia trò chơi, chúng ta cần biết một số chiến lược quan trọng khi tham gia trò chơi. Các phần sau là một số chiến lược điển hình.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 53 - 54)