Cân bằng Cournot

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 45 - 47)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.4.2.3.Cân bằng Cournot

Cournot là nhà kinh tế người Pháp, đưa ra mô hình cân bằng này vào năm 1838. Mô hình này phân tích thị trường có 2 hãng độc quyền thiểu số. Mô hình này có 2 giả thiết chính. Thứ nhất là 2 hãng đều cùng sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất và đều biết rõ vềđường cầu thị trường. Thứ hai là mỗi hãng đều phải ra quyết định sản xuất bao nhiêu và chỉ được quyết định 1 lần. Như vậy khi ra quyết định, hãng bắt buộc phải xem xét đối thủ của mình quyết định sản xuất như thế nào, và giá sẽ phụ thuộc vào tổng khối lượng sản xuất chung.

Hình 5.22 thể hiện quyết định sản xuất của hãng thứ nhất. Như đã nói ở trên, sản lượng sản xuất của hãng thứ nhất phụ thuộc vào việc hãng này cho rằng hãng thứ hai quyết định sản xuất bao nhiêu. Giả sử rằng đường chi phí biên của hãng MC1 là không

đổi. Như vậy nếu hãng 1 nghĩ rằng hãng 2 sản xuất không sản xuất (Q2=0) thì đường cầu thị trường D(0) chính là đường cầu sản phẩm của hãng. Hãng sẽ quyết định sản xuất tại giao điểm của MR(0) cắt MC1, tức là tại mức Q1=50. Nếu hãng cho rằng hãng 2 sản xuất ở mức sản lượng Q2 = 50, thì đường cầu của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển xuống mức D1(50) và hãng sẽ quyết định sản xuất nơi mà đường MR1(50) cắt MC1 tại Q1=25. Khi đó doanh thu sẽđược tối đa hóa bởi đường cầu dịch sang trái một lượng là 50. Nếu hãng cho là hãng 2 sản xuất tại mức 75 đơn vị hàng hóa thì đường cầu sẽ dịch chuyển tiếp sang trái 25 đơn vị nữa. Khi đó hãng chỉ sản xuất lượng Q2=12,5. Tương tự vậy, nếu hãng 1 cho rằng hãng 2 sản xuất tất cả hàng hóa ở mức Q2=100, nó sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q1=0.

Hình 5.22. Quyết định sản xuất của hãng

Như vậy, có thể nói sản lượng mang lại tối đa hóa lợi nhuận cho hãng 1 là một bảng giá trị giảm dần, phụ thuộc vào việc nó dựđoán hãng 2 sản xuất bao nhiêu.

Bảng giá trị này được gọi là đường phản ứng của hãng 1. Ký hiệu là Q1*(Q2) tại hình 5.23. Lập luận tương tự với hãng 2 chúng ta cũng có thể vẽđược bảng giá trị phản ứng của hãng này. Đường Q2*(Q1) là đường phản ứng của hãng 2 đối với các phản ứng của hãng 1. Hai đường này là hoàn toàn khác nhau bởi giả thiết ban đầu đã chỉ ra MC2≠MC1, nên Q1*(Q2) ≠ Q2*(Q1).

Đường phản ứng của hai hãngthể hiện bảng giá trịđã được phân tích ở hình 5.22. Có thể nói đây không chỉ là các đường phản ứng mà còn là đường sản xuất của các hang. Mức sản lượng cân bằng chính là giao điểm giữa hai đường phản ứng hay đường sản xuất của hai hãng. Giao điểm đó gọi là cân bằng Cournot.

Hình 5.23. Đường phản ứng của hai hãng trong cân bằng Cournot

Quan sát điểm cân bằng của Cournot ta thấy mỗi hãng đã dựđoán đúng về sản lượng mà đối thủ sẽ sản xuất. Do đó nó tối đa hóa lợi nhuận tương ứng với mức sản lượng

0

op

đó. Một khi doanh nghiệp đã chọn mức sản xuất thì chỉđược chọn một lần. Việc chọn

được đúng sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng tốt trước các hoạt động của doanh nghiệp.

Cân bằng Cournot là một trường hợp của cân bằng Nash. Do vậy ở các tài liệu quốc tế (sách về kinh tế học), người đọc sẽ thường gặp thuật ngữ cân bằng Cournot–Nash.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 45 - 47)