Mô hình Bertrand – Cạnh tranh giá với những hàng hoá cùng chủng loạ

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 47 - 48)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.4.3.1.Mô hình Bertrand – Cạnh tranh giá với những hàng hoá cùng chủng loạ

Joseph Bertrand phát triển mô hình này vào năm 1883. Giống như mô hình Cournot, các doanh nghiệp đều sản xuất các loại hàng hóa đồng nhất. Tuy nhiên, ở mô hình này họ sẽ lựa chọn giá thay vì sản lượng.

Giả sử có đường cầu thị trường như sau:

P = 30 – Q

Tại đó Q = Q1 + Q2 là tổng sản lượng hàng hóa đồng nhất. Giả sử, chi phí biên cho cả

hai doanh nghiệp sẽ là 3 nghìn đồng : MC1 = MC2 = 3

Ứng dụng mô hình Cournot xác định cân bằng có được sản lượng đầu ra cân bằng là Q1 = Q2 = 8. Tại mức cân bằng này giá thị trường là 14 nghìn đồng, lợi nhuận doanh nghiệp thu được là 88 nghìn đồng.

Bây giờ giả định có hai nhà độc quyền cạnh tranh với nhau bằng cách lựa chọn giá thay vì lựa chọn sản lượng. Câu hỏi là mức giá mà các doanh nghiệp chọn sẽ ở mức nào và mỗi doanh nghiệp sẽ kiếm

được bao nhiêu lợi nhuận? Trước hết cần lưu ý rằng hàng hóa là đồng nhất cho nên người tiêu dùng chỉ

mua hàng hóa từ nhà sản xuất có mức giá thấp nhất. Do đó, nếu hai doanh nghiệp có sự phân biệt giá,

doanh nghiệp nào có mức giá thấp hơn thì sẽ bán được sản phẩm, doanh nghiệp còn lại thì không. Nếu cả hai doanh nghiệp đưa ra cùng một mức giá, thì người tiêu dùng sẽ không phân biệt các doanh nghiệp được, chính vì thế chúng ta giả định rằng mỗi một doanh nghiệp chiếm một nửa thị phần trên thị trường.

Cân bằng Nash sẽ như thế nào trong trường hợp này? Điểm cân bằng Nash nhiều khi mang lại một kết quả giống thị trường cạnh tranh. Ví dụ cả hai doanh nghiệp có cùng một mức chi phí biên và định giá bằng chi phí biên thì P1 = P2 = 3 nghìn đồng. Khi đó sản lượng đầu ra là 27 đơn vị, mỗi một doanh nghiệp cung cấp 13,5 đơn vị. Do giá bằng với chi phí biên, nên cả hai doanh nghiệp đều có lợi nhuận bằng không. Kiểm tra

điều này với cân bằng Nash, thấy rằng cả hai doanh nghiệp đều không muốn thay đổi mức giá này. Vì giả sử doanh nghiệp 1 tăng giá thì sẽ làm cho doanh nghiệp chịu toàn bộ mức lỗ do người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp 2 nhưđã giảđịnh ở

trên. Nếu doanh nghiệp giảm giá bán xuống, mặc dù người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa của họ nhưng doanh nghiệp sẽ chịu lỗ với từng sản phẩm bán ra. Do đó cả hai doanh nghiệp đều không có bất kỳđộng cơ nào nhằm giảm giá so với đối thủ cạnh tranh.

Vậy là không có cân bằng Nash nào đối với những doanh nghiệp đưa ra cùng một mức giá bằng mức chi phí biên như nhau. Nhưng định giá mức cao hơn, 5 nghìn đồng chẳng hạn, thì liệu có nhận cùng một mức lợi nhuận hay không? Vì trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp đặt mức giá thấp hơn một chút, doanh nghiệp có thể giữđược thị trường và tăng gấp đôi lợi nhuận của mình. Do đó, từng doanh nghiệp đều muốn

đưa ra mức giá rẻ hơn đối thủ cạnh tranh. Mức giá sẽ được cắt giảm cho tới khi đạt

được mức giá có lãi bằng “0”, mức giá 3 nghìn đồng. Giá cân bằng này bằng chi phí biên của hai hãng.

Mô hình Bertrand bị chỉ trích khá nhiều:

Th nht, khi các doanh nghiệp sản xuất một hàng hóa đồng nhất, doanh nghiệp sẽ

áp dụng cạnh tranh bằng sản lượng hơn là bằng giá.

Hai là, thậm chí nếu các doanh nghiệp đặt và lựa chọn cùng một mức giá như là mô hình tiên đoán thì mức doanh thu chia sẻ sẽ như thế nào? Giả định rằng doanh thu sẽ chia đều cho cả hai doanh nghiệp, thế nhưng quả thật trên thực tế cũng rất khó xảy ra một trường hợp như vậy.

Mặc dù có những thiếu sót như vậy, mô hình này vẫn khá hữu ích bởi vì nó thể hiện mức cân bằng trong thị trường độc quyền nhóm luôn phụ thuộc chủ yếu vào các lựa chọn biến đổi theo chiến lược của các hãng độc quyền.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 47 - 48)