Phân tích nhân tố khám phá EFA (kết quả xem phụ lục 9)

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh khánh hòa (Trang 71)

6. Kết cấu của nghiên cứu

3.2.3Phân tích nhân tố khám phá EFA (kết quả xem phụ lục 9)

Trong phân tích EFA, tiêu chuẩn để chọn các biến là các biến phải có hệ số tải nhân tố trên 0,5 (Hair và cộng sự 1998) và thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích thấp nhất là 50% (Gerbing và Anderson 1988).

Thang đo trong nghiên cứu chính thức gồm có 43 biến quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach’s Alpha lần 1 thì biến qg1 bị loại do có hệ số tương quan biến tổng 0,229 <0,3 và thang đo còn lại 42 biến quan sát. Sau khi tiến hành chạy Cronbach’s Alpha lần 2 thì không có biến nào bị loại. Để khẳng định mức độ phù hợp của thang đo với 42 biến quan sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố độc lập

Bảng 3.9 Kết quả phân tích EFA cho các nhân tố độc lập

Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh

Hệ số KMO 0,9 0,5 <0,9 <1

Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 <0,05

Phương sai trích 69,230% 69,230%>50%

Giá trị Eigenvalue 1,026 1,027>1

Kết quả bảng 3.9 cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu (KMO = 0,9> 0,5) và các biến quan sát là tương quan với nhau trong tổng thể (Sig = 0,000 <0,05).

Sử dụng phương pháp Varimax Procedure để xoay nhân tố: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 3.10 Ma trận nhân tố đã xoay

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7

qc4 - Cấp trên của tôi luôn ghi nhận sự đóng góp của cấp dưới.

0,784

qc2 - Lãnh đạo cấp trên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cấp dưới trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn và quan tâm đến tâm tư, tình cảm của cấp dưới.

0,764

qc5 - Cấp trên của tôi đối xử và xử sự công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới.

0,758

qc1 - Tôi nhận được nhiều sự quan tâm của cấp trên.

0,711

qc3 - Cấp trên của tôi thể hiện quan điểm nhất quán trong xử lý công việc.

0,696

qc6 - Cấp trên của tôi có quan điểm đánh giá công việc rất thực tiễn và kịp thời.

qd2 - Đồng nghiệp phối

hợp tốt trong công việc. 0,802

qd3 - Đồng nghiệp thân

thiện, nhiệt tình. 0,760

qd1 - Đồng nghiệp của tôi thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,753

qd4 - Đồng nghiệp luôn tận tâm, tận tụy với công việc.

0,729

qa1 - Tôi được trả lương tương xứng với công việc tôi đang làm.

0,811

qa4 - Lương, thưởng và trợ cấp tại đơn vị hiện nay được phân phối khá công bằng.

0,737

qa3 - Tôi được trả thưởng thỏa đáng cho các đóng góp cá nhân.

0,691

qa5 - Thu nhập từ Cơ quan Thuế tương đương với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác tại địa phương.

0,613

qa2 - Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Cơ quan Thuế.

0,570

qg3 - Hàng năm Cơ quan Thuế đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức.

qg2 - Hàng năm đều tổ chức cho công chức đi du lịch, nghỉ mát.

0,827

qg4 - Tổ chức công đoàn luôn quan tâm hỗ trợ trong sinh hoạt, đời sống của tôi.

0,603

qb2 - Các chương trình đào tạo tương đối tốt và phù hợp.

0,806

qb1 - Cơ quan Thuế đã chú trọng trong công tác đào tạo.

0,708

qb3 - Cơ quan luôn tại điều kiện để tôi học tập

nâng cao trình độ

chuyên môn và kỹ năng làm việc.

0,662

qf3 - Tôi được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

0,798

qf2 - Môi trường làm việc rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.

0,769 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qf4 - Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để phục vụ công việc.

0,629

qe3 - Công việc của tôi có nhiều áp lực, thách thức

0,860

qe2 - Công việc của tôi

rất thú vị 0,519

qe5 - Công việc tạo điều kiện để cải thiện kỹ năng và kiến thức.

Bảng 3.10 trình bày kết quả ma trận nhân tố đã xoay sau 5 lần. Ta thấy có 7 nhân tố được trích sau khi quay nhân tố bằng phương pháp PCA với phép quay varimax. Số lượng các nhân tố được trích này phù hợp với các thành phần ban đầu của thang đo sự hài lòng công việc. Vì vậy, các khái niệm nghiên cứu trong trường hợp này đạt được giá trị phân biệt. Mặt khác, chúng ta thấy nhân tố thứ 1 bao gồm 6 biến quan sát (qc1, qc2, qc3, qc4, qc5,qc6) thuộc khái niệm lãnh đạo; nhân tố thứ 2 bao gồm 4 biến quan sát (qd1, qd2, qd3, qd4) thuộc khái niệm đồng nghiệp; nhân tố thứ 3 bao gồm 5 biến quan sát (qa1, qa2, qa3,

qa4, qa5) thuộc khái niệm thu nhập; nhân tố thứ 4 bao gồm 3 biến quan sát (qg2, qg3,

qg4) thuộc khái niệm phúc lợi; nhân tố thứ 5 bao gồm 3 biến quan sát (qb1, qb2, qb3)

thuộc khái niệm cơ hội đào tạo và thăng tiến; nhân tố thứ 6 bao gồm 3 biến quan sát (qf2, qf3, qf4) thuộc khái niệm điều kiện và môi trường làm việc; và nhân tố thứ 7 bao gồm 3 biến quan sát (qe2, qe3, qe5) thuộc khái niệm đặc điểm công việc. Đối chiếu với các biến quan sát thuộc các thành phần thang đo trong mô hình nghiên cứu chính thức, ta thấy tất cả các biến quan sát này đều nằm ở những thành phần thang đo như ban đầu trong mô hình nghiên cứu. Vì vậy, về mặt nhân tố các thang đo này là phù hợp.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)cho khái niệm sự hài lòng

Bảng 3.11 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh

Hệ số KMO 0,821 0,5 <0,821 <1

Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 <0,05

Phương sai trích 59,042% 59,042%>50%

Giá trị Eigenvalue 4,133 4,133>1

Bảng 3.12 Ma trận nhân tố đã xoay

Nhân tố 1

qh5 - Tôi hài lòng với đặc điểm, tính chất công việc hiện tại của mình. 0,811

qh4 - Tôi hài lòng với đồng nghiệp của mình. 0,798

qh7 - Tôi hài lòng với công việc hiện tại của mình. 0,789

qh2 - Tôi hài lòng với công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến của Cơ

quan Thuế. 0,779

qh3 - Tôi hài lòng với cấp trên của mình. 0,777

qh1 - Tôi hài lòng với thu nhập hiện tại của Cơ quan Thuế. 0,725

Kết quả phân tích từ các bảng 3.11 và 3.12 cho thấy biến phụ thuộc của mô hình được đo lường bởi 1 nhân tố với 7 biến quan sát. Phân tích FEA đã nhóm các biến quan sát của khái niệm sự hài lòng thành một nhân tố. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5; Eigenvalue = 4,133> 1, và tổng phương sai trích = 59,042> 50% là đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh khánh hòa (Trang 71)