6. Kết cấu của nghiên cứu
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan ở trong nước
1.2.2.1 Nghiên cứu của tác giả Lương Trọng Hiệp (2012)
Trong đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa”. Tác giả Lương Trọng Hiệp (2012) – Chuyên viên làm việc tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa đã đã sử dụng đưa ra mô hình nghiên cứu với một số biến biến độc lập được lấy từ Chỉ số mô tả công việc JDI gồm 7 thành phần: Thu nhập, cấp trên, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của cán bộ nhân viên thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA và
kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Sau khi phân tích, tác giả khẳng định cả 7 thành phần trong mô hình đề xuất ban đầu đều có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của tác giả Lương Trọng Hiệp (2012)
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, phúc lợi, cấp trên và đồng nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu nêu ra được những hạn chế do kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu tuy rằng phù hợp nhưng khả năng tổng quá không cao. Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người lao động thường biến đổi theo nhu cầu đa dạng và thường xuyên trong điều kiện thị trường hiện nay. Hơn nữa, cũng có thể có những yếu tố khác như lợi ích, thông tin,… cũng tác động vào sự thỏa mãn của người lao động nhưng chưa được phát hiện ra trong nghiên cứu này.
1.2.2.2 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Tuấn (2011)
Tại Công ty Cổ phần Đức Nhân Kon Tum, tác giả Nguyễn Việt Tuấn (2011) đã đưa ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CBCNV đối với Công ty Cổ
Thu nhập
Cơ hội thăng tiến và đào tạo
Cấp trên
Đồng nghiệp
Đặc điểm công việc
Điều kiện làm việc
Phúc lợi
Sự thỏa mãn của nhân viên
phần Đức Nhân Kon Tum trong đề tài nghiên cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Đức Nhân Kon Tum”. Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của nhân viên gồm: công việc, tiền lương và phúc lợi, quan hệ đồng nghiệp, đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc, quan hệ cấp trên và đánh giá thành tích. Sau khi đánh giá thang đo lường các thành phần tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy kết quả cuối cùng cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tại Công ty Cổ phần Đức Nhân Kon Tum đó là: tiền lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, đánh giá thành tích và công việc.
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Tuấn (2011)
Nghiên cứu đã chứng minh được rằng yếu tố tiền lương là phúc lợi có tác động mạnh nhất, tiếp đó là yếu tố “đào tạo và thăng tiến” và cuối cùng là hai yếu tố “đánh giá thành tích” và “công việc”. Qua phân tích cho thấy mức độ thỏa mãn của nhân viên chưa cao. Sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo các đặc trưng cá nhân (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, vị trí…) qua phân tích Independent t-test và One-Way Anova cho thấy rằng nam có mức độ thỏa mãn thấp hơn nữ và không có mức độ thỏa mãn của người lao động theo các yếu tố cá nhân còn lại đó là: trình độ học vấn, vị trí công tác, tuổi, thâm niên công tác. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số hạn chế là: chưa so sánh được với những công ty cùng ngành nghề để xây dựng được một thang đo chung và nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm có sự biến động mạnh về giá cả và chi phí sinh hoạt đã ảnh hưởng đến thái độ của người được khảo sát nên có thể làm cho kết quả nghiên cứu bị phiến diện.
1. Tiền lương và phúc lợi
2. Đào tạo và thăng tiến
3. Đánh giá thành tích
4. Công việc
Các biến kiểm soát:
- Giới tính;
- Trình độ học vấn; - Thâm niên công tác; - Phòng ban;
- Tuổi;
Mức độ thỏa mãn của nhân viên
1.2.2.3 Nghiên cứu của tác giả Châu Văn Toàn (2009)
Châu Văn Toàn với nghiên cứu“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công
việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.Hồ Chí Minh” (2009). Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 07 yếu tố: thu nhập, cấp trên, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợivới 37 biến quan sát dùng để đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên nói trên. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố. Sau khi phân tích, mô hình được điều chỉnh lại như sau:
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Châu Văn Toàn (2009)
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sáu nhân tố này có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó ba nhân tố ảnh hưởng mạnh là sự thỏa mãn đối với thu nhập, đặc điểm công việc và cấp trên và ba nhân tố ảnh hưởng yếu là sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến, phúc lợi cơ bản và phúc lợi cộng thêm. Kết quả này cho thấy còn nhiều điều người sử dụng lao động có thể làm để cải thiện sự thỏa mãn công việc của nhân viên.
Nhìn chung các nghiên cứu trước đều đã khẳng định sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các nhân tố sau:
Thu nhập
Đào tạo và thăng tiến
Cấp trên
Đặc điểm công việc
Phúc lợi cơ bản
Phúc lợi cộng thêm
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan Biến phụ
thuộc Tác giả Địa điểm khảo sát Biến độc lập
Thu nhập
Cơ hội đào tạo và thăng tiến Điều kiện làm việc
Đặc điểm công việc Phúc lợi Cấp trên Lương Trọng Hiệp Kho bạc nhà nước tỉnh Khánh Hòa Đồng nghiệp
Tiền lương và phúc lợi Đào tạo và thăng tiến Đánh giá thành tích Nguyễn
Việt Tuấn
Công ty Cổ phần Đức Nhân Kon Tum
Công việc Thu nhập
Đào tạo và thăng tiến Cấp trên
Đặc điểm công việc Phúc lợi cơ bản Sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên
Châu Văn Toàn
Nhân viên khối văn phòng ở TP.Hồ Chí Minh
Phúc lợi cộng thêm
Qua các nghiên cứu trên, ta thấy mức độ tác động của các nhân tố là khác nhau đối với các địa điểm khảo sát khác nhau. Kết quả các nghiên cứu này đều là nguồn tham khảo có ích đối với đề tài nghiên cứu của tác giả về sự thỏa mãn công việc của