Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh khánh hòa (Trang 53)

6. Kết cấu của nghiên cứu

2.4 Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu chính thức

Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha: nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp: Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm thang đo. Cụ thể, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (<0,3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (>0,6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): gom và thu nhỏ dữ liệu. Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,4; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50%. Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Eigenvalue ≥ 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phân tích hệ số tương quan Pearson - r (Pearson Correlation Coefficient): kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 (Fraenkel & Wallen, 2008). Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn công việc của công chức Thuế. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r=1). Giá trị r dao động từ lớn hơn 0 đến bằng 1 ta gọi là tương quan thuận, giá trị r dao động từ âm 1 đến nhỏ hơn 0 ta gọi là tương quan nghịch, và giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối tương quan.

Phân tích hồi quy bội: sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đối với sự thỏa mãn công việc của công chức.

Phân tích phương sai ANOVA: Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One- Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung theo đặc điểm cá nhân.

2.5 Tóm tắt chương

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư với kích thước mẫu là n=250. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm đánh giá lại thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh khánh hòa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)