mà chưa quan tâm đến một điểm khá mới mẻ và độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong một số truyện ngắn của ông.. Văn học hiện đại vẫ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ THU GIANG
CẢM QUAN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ THU GIANG
CẢM QUAN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai
Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Ngô Thị Thu Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Trọng Thưởng – Viện Văn học Việt Nam về sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy tinh thần trách nhiệm của thầy trong quá trình em hoàn thành luận văn
Em xin cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn
và các thày, cô giáo Khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để
em được thực hiện đề tài luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân đã động viên
và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
NGÔ THỊ THU GIANG
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục ………iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Các phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp của luận văn 5
9 Bố cục của luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Các khái niệm 7
1.1.1 Sinh thái 7
1.1.2 Tự nhiên 8
1.1.3 Môi trường và môi trường sinh thái 9
1.1.4 Cảm quan và Cảm quan sinh thái 10
1.1.5 Phê bình sinh thái 10
1.2 Vấn đề sinh thái và môi trường trong xã hội hiện nay 13
1.3 Vấn đề sinh thái trong văn học nghệ thuật 15
1.3.1 Con người và thiên nhiên trong văn học dân gian 16
1.3.2 Con người và thiên nhiên trong văn học trung đại 20
Trang 61.3.3 Con người và thiên nhiên trong văn học hiện đại 23
Chương 2 QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG CẢM QUAN SINH THÁI QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 26
2.1 Con người và thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó yêu thương 26
2.2 Con người và tự nhiên trong những mối xung đột 37
2.2.1 Con người tận diệt tự nhiên 38
2.2.2 Phản ứng của tự nhiên trước sự can thiệp của con người 49
2.3 Quan niệm nhân quả và những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 64
Chương 3 NGHỆ THUẬT TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 72
3.1 Nghệ thuật độc thoại nội tâm 72
3.2 Nghệ thuật xây dựng và khai thác tình huống 74
3.3 Nghệ thuật lựa chọn chi tiết 78
3.4 Nghệ thuật tổ chức truyện 82
3.5 Nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian 86
3.5.1 Không gian nghệ thuật 86
3.5.2 Thời gian nghệ thuật 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam những thập niên cuối của thế kỷ XX ghi nhận một hiện
tượng “hai lần lạ” trên văn đàn với những tác phẩm đầu tay của tác giả này đã gây xôn xao dư luận và tốn nhiều giấy mực của giới phê bình văn học trong và ngoài
nước: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm tiết… Đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Những đặc sắc trong
các sáng tác của ông mặc dù có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng tất cả đều giống như một khối thuốc nổ và có lực hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả
1.2 Nguyễn Huy Thiệp có mặt trên nhiều mảng sáng tác như kịch bản văn học,
phê bình văn học, tiểu thuyết nhưng truyện ngắn là địa hạt có nhiều mùa gặt bội thu hơn cả Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi với những ý kiến đa chiều khiến tác phẩm của ông được nhìn nhận đa diện hơn Hầu hết các ý kiến đánh giá đều khẳng định truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều phá cách táo bạo và mới mẻ cùng nghệ thuật kể chuyện sắc sảo, linh hoạt trong mỗi tác phẩm Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đều hướng sự quan tâm đến những vấn đề: Chủ đề lịch sử, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, mâu thuẫn thế sự, văn hóa ứng xử mà chưa quan tâm đến một điểm khá mới mẻ và độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong một số truyện ngắn của ông
1.3 Văn học hiện đại vẫn thường thấy những tác phẩm phản ánh về mối quan
hệ giữa con người với con người, những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, những quan điểm nghệ thuật về con người… còn những tác phẩm văn học phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thường là miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà hiếm thấy những tác phẩm nói đến cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên Ngày nay, trước nhu cầu nóng bỏng của nhân loại về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về mối giao hoà vĩnh cửu giữa con người
và thiên nhiên được phản ánh trong văn học càng thể hiện rõ rệt ý nghĩa thực tiễn
và tính thời sự của nó
Trang 8Hiện nay, nguy cơ sinh thái là vấn đề nổi lên trên phạm vi toàn cầu và được nhiều nhà văn nói đến nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã có tiếng nói của riêng mình
về vấn đề này bằng một quan điểm mới mẻ và cập nhật Cách nói của ông hấp dẫn
và dữ dội Đặc biệt, ông đã nói đến những điều này từ rất sớm, bằng con mắt khách quan của một người miền xuôi khi đến với rừng
1.4 Việc phản ánh về vấn đề sinh thái trong văn học không phải là sự ngẫu
nhiên, xa lạ mà đang là một vấn đề mang tính toàn cầu và cũng là một chủ đề nóng của văn học đương đại Nguyễn Huy Thiệp đã có những tác phẩm góp chung tiếng
nói vào mảnh đất mới này Chính bởi những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để nghiên cứu và tìm hiểu
thêm về một tác giả trên cảm hứng sáng tác mới Qua đó, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình nhằm khẳng định vị trí cũng như những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại
Bằng việc khảo sát cụ thể, chi tiết tác phẩm, chúng tôi hi vọng có thêm những phát hiện về thành công cũng như những nét độc đáo, sáng tạo mới mẻ, hiện đại của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở lý thuyết phê bình sinh thái của văn học
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có một vài công trình mà ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Có tới 54 bài bào dài ngắn khác nhau bàn về Nguyễn Huy
Thiệp được tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Phạm Xuân Nguyên
và rất nhiều đề tài khác cùng nghiên cứu về các giá trị mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang lại Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy
Thiệp được tập hợp trong tuyển tập Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp này và thấy rằng
những bài viết này bao gồm trong đó những đánh giá về tác phẩm, tác giả, về chủ
đề tư tưởng, hình thức nghệ thuật, thi pháp, và không ít bài mang tính chất điểm lại lịch sử tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp, những ý kiến ngổn ngang xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
Trang 9Các đề tài tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của các trường đại học cũng dành nhiều sự quan tâm đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như
nghiên cứu về: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Hoàng Kim Oanh, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Người kể chuyện trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Bùi Đức Thiện, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn; Luận án Lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp của
Nguyễn Văn Đông, trường Đại học sư phạm Hà Nội… và một số công trình khác Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Đáng chú ý hơn cả là bài viết Mùa xuân – sinh thái và văn chương của GS.TS Huỳnh Như Phương đăng trên trang web http://nld com đã bàn về vấn đề
lý thuyết phê bình sinh thái đã dẫn ra truyện ngắn Muối của rừng của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp và một số ví dụ thực tế khác để nhấn mạnh đến sự tương tác giữa môi trường tự nhiên với con người; đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấn đề sinh thái không còn đơn thuần của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở thành vấn
đề toàn cầu trong đó có trách nhiệm của văn chương, đó vừa là vấn đề đạo đức, vừa là vấn đề thẩm mỹ
Ỏ Việt Nam, lý thuyết Phê bình sinh thái là vấn đề khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm Năm 2012, trong một bài nói chuyện ở Viện Văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ Karen Thornber đã giới thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến nay có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Mới đây, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp mới công bố công trình
nghiên cứu Thơ Mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa đã vận dụng lý thuyết Phê
bình sinh thái để soi chiếu vào thơ Mới mang đến những cái nhìn rất mới mẻ và thú vị Ngoài ra còn một số các bài báo khác cũng ít nhiều đề cập đến phê bình sinh thái nhưng mới chỉ dừng lại ở việc chạm đến mà chưa thực sự vận dụng lý thuyết mới này để đánh giá các tác phẩm văn học
Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy còn một khoảng trống cần lấp đầy
Trang 10để hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của tác giả này Chính vì
vậy chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là Cảm quan sinh thái trong
3 Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đa tài, sáng tác của ông trải ra ở nhiều
thể loại khác nhau: kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn
nhưng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thể loại truyện ngắn
Góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận, thực tế, một số khái niệm liên quan
Khảo sát và nghiên cứu nội dung, nghệ thuật các truyện ngắn viết về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của Nguyễn Huy Thiệp
Liên hệ với các sáng tác viết về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của các tác giả trong và ngoài nước để thấy được nét riêng của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp
6 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát một số truyện ngắn được in trong tập:
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - Nxb Hội nhà văn - 2005
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp hệ thống
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của thi pháp học Trong phạm
vi luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của vấn đề sinh thái và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau
Trang 117.2 Phương pháp so sánh
Chúng tôi áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận cách thức xây dựng kết cấu truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong tương quan với cách thức xây dựng kết cấu truyện của một số tác giả văn học đương đại khác của Việt Nam cũng như trên thế giới để nhận thấy những nét tương đồng và phong cách cá nhân của Nguyễn Huy Thiệp
7.3 Phương pháp phân tích
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số dẫn chứng trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để minh họa cho những nhận xét, lập luận của mình Do đó, trong suốt quá trình thực hiện, chúng tôi luôn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề được nêu ra ở các chương
7.4 Phương pháp thống kê
Khi khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê để phân loại các chi tiết, tình huống truyện làm cơ sở cho việc phân tích các biểu hiện của vấn đề sinh thái cũng như nghệ thuật thể hiện vấn
đề này ở các tác phẩm
7.5 Phương pháp liên ngành
Vấn đề cảm quan sinh thái liên quan đến một số lĩnh vực khoa học khác như Địa lý, lý luận văn học… Vì vậy sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học giúp chúng tôi soi sáng và làm rõ các
phương diện, khía cạnh của vấn đề cảm quan sinh thái
8 Đóng góp của luận văn
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cách tiếp cận mới cho các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá, thẩm định giá trị nhân văn của văn học
Trang 12từ góc nhìn sinh thái; đồng thời đánh thức cách ứng xử bình đẳng của con người với môi trường trong xã hội hiện nay
9 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong cảm quan sinh
thái qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Nghệ thuật tiếp cận vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Trang 13Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “sinh thái” là khái niệm dùng để
chỉ quan hệ giữa sinh vật và môi trường [35; tr.1065]
Con người, xét về mặt tiến hóa có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm của
tự nhiên - một sinh vật có tổ chức cao nhất của vật chất Theo đó, khái niệm sinh thái không chỉ nói đến các đối tượng: sinh vật và môi trường tự nhiên, mà chủ yếu nhấn mạnh đến quan hệ của các đối tượng ấy trong chỉnh thể sinh thái Quan hệ đó
có tính chất hai chiều, tác động qua lại với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và
có tính bình đẳng giữa sinh vật và môi trường Các sinh vật tồn tại trong tự nhiên bao gồm cả động thực vật và con người Vì thế, để hệ sinh thái phát triển một cách hoàn chỉnh và bền vững cần có sự tác động tích cực của bàn tay con người bởi con người là động vật cao cấp nhất, có can thiệp sâu nhất vào môi trưởng tự nhiên Nếu con người can thiệp vào tự nhiên một cách thô bạo sẽ dẫn đến những nguy cơ sinh thái tiêu cực Sự xuống cấp của hệ sinh thái sẽ tác động ngược trở lại vào đời sống con người, điều này cũng khiến cho hệ sinh thái mất ổn định, nói cách khác, nó sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các sinh vật nói chung và con người nói riêng với môi trường mất cân bằng và bất ổn Khi mối quan hệ giữa con người và môi trường không được điều hòa tất yếu sẽ xảy ra những xung đột dẫn đến những hậu quả không mong muốn về mặt môi trường sống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người và các sinh vật khác trong hệ sinh thái
Nói đến sinh thái cần hiểu hai mặt của nó, một là sinh thái xã hội, hai là sinh thái tự nhiên Sinh thái xã hội nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội; sinh thái tự nhiên là mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên Các công trình khác khi nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn
Trang 14Huy Thiệp đã nói đến sinh thái xã hội, đưa ra những nhận xét sắc sảo về các vấn
đề nóng của cuộc sống đương đại được phản ánh trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi giải quyết vấn đề còn lại được
đề cập đến trong truyện ngắn của ông đó là vấn đề sinh thái tự nhiên,
1.1.2 Tự nhiên
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “tự nhiên” là toàn bộ nói chung những
gì tồn tại sẵn có trong vũ trụ mà không phải do con người tạo ra [35; tr.1331]
“Mác định nghĩa: “tự nhiên theo nghĩa rộng là tất cả những gì đang tồn tại khách quan - toàn thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó” Theo nghĩa này, khái niệm “tự nhiên” đồng nhất với khái niệm “thế giới vật chất”, “vũ trụ”, là toàn bộ hiện thực vật chất Như vậy, tự nhiên là toàn bộ thực tại khách quan, là một hệ thống vật thể khăng khít với nhau, còn con người và xã hội loài người chỉ là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên mà thôi Giới tự nhiên là hiện thực đầu tiên của thế giới, tự nhiên có trước con người, con người được sinh
ra từ tự nhiên
Theo nghĩa hẹp, tự nhiên là “tập hợp các điều kiện thiên nhiên vốn có sẵn, tồn tại ngoài tác động của con người, trước hết là môi trường địa lí và những điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội loài người do chính con người tạo ra”
Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người Cố nhiên, đó là vai trò không gì thay thế được và nó không bao giờ mất đi dù cho xã hội phát triển đến mức độ nào đi chăng nữa Bởi lẽ, con người sống và tồn tại thì nhất thiết phải cần nước, ánh sáng, không khí, thức ăn cho đến những điều kiện cần thiết đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội như các nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản tất cả những cái đó đều do tự nhiên cung cấp Tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội” [15]
Trang 151.1.3 Môi trường và môi trường sinh thái
Vấn đề môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội Mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sống của con người Môi trường tự nhiên là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh con người Đó là tổ hợp của các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan…
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “môi trường sinh thái” là toàn bộ
các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người [35]
Khái niệm Môi trường sinh thái cần được khu biệt với khái niệm sinh thái
Sinh thái là mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường còn môi trường sinh thái là
các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến con người Như
vậy, khái niệm môi trường sinh thái nằm bên trong khái niệm sinh thái, nó là một
phần của sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên Môi trường sinh thái có tác động trực tiếp đến đời sống con người, nếu chất lượng của môi trường sinh thái tốt thì những ảnh hưởng của nó đến xã hội loài người sẽ tích cực và ngược lại Điều này cho thấy tầm quan trọng của môi trường sinh thái đối với cuộc sống của xã hội loài người
Trang 161.1.4 Cảm quan và Cảm quan sinh thái
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “cảm quan” là nhận thức, cảm
nhận trực tiếp bằng các giác quan [35; tr.139]
Từ các khái niệm sinh thái và cảm quan chúng tôi đưa ra cách hiểu về khái niệm cảm quan sinh thái như sau: Cảm quan sinh thái là cảm nhận, suy nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá của cá nhân về các vấn đề sinh thái Cảm quan sinh thái không phải là suy nghĩ của xã hội mà thiên về suy nghĩ cá nhân trước các vấn đề sinh thái
mà cá nhân đó cảm nhận được, sau đó được bộc lộ ra bên ngoài thành quan điểm riêng, mang đấu ấn riêng của người nghệ sĩ thông qua những sáng tạo nghệ thuật của chính họ
1.1.5 Phê bình sinh thái
Theo bản dịch của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt trong bài báo Nghiên cứu
văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường đăng trên trang web
Tapchisonghuong.com.vn, khái niệm phê bình sinh thái được nói như sau:
“Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học
và môi trường tự nhiên Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học Phê bình sinh thái và các nhà lí thuyết đã đặt ra nhiều vấn đề: tự nhiên được hình dung như thế nào trong các bài thơ trữ tình? Vai trò của bối cảnh tự nhiên trong cốt truyện của tiểu thuyết? Các giá trị thể hiện trong kịch có nhất quán với trí tuệ sinh thái? Làm thế nào chúng ta có thể mô tả cách viết về tự nhiên như một thể loại? Ngoài chủng tộc, giới tính nên đặt điểm nào trở thành danh mục phê bình mới? Nhà văn nam viết về tự nhiên khác nhà văn nữ như thế nào? Cách đọc nào chịu ảnh hưởng của mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên? Ý niệm về sự hoang dã sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới? Những cách nào và những tác động gì mà khủng hoảng môi trường thấm vào văn học đương thời và văn hóa đại chúng? Quan niệm về tự nhiên nào đã thấm nhuần trong các báo cáo của chính phủ Mĩ,
Trang 17những quảng cáo của các doanh nghiệp, các tài liệu tự nhiên của truyền hình và những gì ảnh hưởng một cách rộng rãi? Những hướng đi nào khoa học sinh thái học hướng đến trong nghiên cứu văn học? Khoa học mở ra như thế nào trong việc phân tích văn học? Sự trao đổi lẫn nhau giữa những khái niệm không giống nhau có thể có giữa nghiên cứu văn học và diễn ngôn môi trường trong mối quan hệ liên ngành như lịch sử, triết học, tâm lí, lịch sử nghệ thuật, đạo đức?” [30]
“Phê bình sinh thái là một khuynh hướng phê bình văn học mới mẻ và hấp dẫn Nó được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX, tiếp đó xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa thực sự được đón nhận mạnh
mẽ và sôi nổi ở Việt Nam như các khuynh hướng phê bình khác
Phê bình sinh thái manh nha vào những năm 70 của thế kỉ 20 Năm 1974,
học giả người Mĩ Joseph W Meeker cho xuất bản chuyên luận Sinh thái học của
văn học đề xuất thuật ngữ "sinh thái học văn học" (literary ecology), chủ trương
phê bình nên bàn đến "quan hệ giữa nhân loại và các vật chủng khác, "phải nhìn nhận và khám phá một cách tỉ mỉ chân thành ảnh hưởng của văn học đối với hành vi nhân loại và môi trường tự nhiên"
Năm 1978, William Rueckert trên tạp chí Bình luận Iowa số mùa đông, đã
đăng một bài viết với tiêu đề Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "phê bình sinh thái" (ecocriticism), đề xướng một cách
rõ ràng "kết hợp văn học và sinh thái học", nhấn mạnh rằng nhà phê bình "phải có cái nhìn sinh thái học", cho rằng nhà lí luận văn nghệ nên "xây dựng được một hệ thống thi học sinh thái" Tuy nhiên trong thời kì này, phần lớn giới phê bình văn học vẫn chưa biết phê bình sinh thái rốt cuộc là cái gì Vì thế, năm 1994, trong Hội văn học miền Tây, Blanche và Sean O Grady đã tổ chức hội nghị bàn tròn mời khoảng 20 học giả đến để giới thuyết khái niệm "phê bình sinh thái" Tháng 6-1995, ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại trường đại học Colorado, hội nghị nhận được hơn 200 báo cáo Mọi người thường coi đại hội
Trang 18lần này của ASLE là tiêu chí đánh dấu sự hình thành của khuynh hướng hoặc trào lưu phê bình sinh thái
Năm 1996, tuyển tập Văn bản phê bình sinh thái do Cheryll Glotfelty và
Harold Fromm chủ biên được xuất bản Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái Cuốn sách chia làm ba phần, phân biệt thảo luận sinh thái học và lí luận văn học sinh thái, phê bình sinh thái của văn học và phê bình của văn học sinh thái Cuối sách còn liệt kê và giới thiệu sơ lược tính đến cuối năm 1995 những bài báo và chuyên luận phê bình sinh thái quan
trọng nhất Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập Viết về môi trường: phê bình sinh
thái và văn học do nhà phê bình người Anh R Kerridge và N Sammells chủ
biên được xuất bản Đây là bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh Sách được chia thành ba phần: lí luận phê bình sinh thái, lịch sử phê bình sinh thái và văn học sinh thái đương đại, tổng cộng 15 chương, tác giả là những nhà phê bình sinh thái Âu Mĩ
Bước sang thế kỉ 21, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn Năm
2001, Buell cho xuất bản cuốn Viết vì thế giới đang lâm nguy: văn học, văn
hóa, môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác
Năm 2002, Tập san nghiên cứu văn học uy tín Nghiên cứu văn học liên ngành năm đó cũng liên tục giới thiệu hai kì đặc san về phê bình sinh thái: Thi học sinh thái (số 3) và Phê bình văn học sinh thái (số 4) Roosendaal chủ biên
tuyển tập Xanh hóa nghiên cứu văn học: văn học, luân lí và môi trường, Dries cho xuất bản chuyên luận Phê bình sinh thái: sáng tạo tự ngã và hoàn cảnh
trong văn học Indian Mĩ và môi trường Cuốn sách này bắt đầu bằng phân tích
tác phẩm của nhà văn Indian Mĩ, bàn về phương thức tồn tại của sinh thái Tác giả của cuốn sách phát biểu một cách rõ ràng mục đích của bà là "xây dựng sự tồn tại đẹp đẽ mang tính chỉnh thể sinh thái John Pamu chủ biên cuốn tuyển tập
Truyền thống môi trường trong văn học Anh ngữ, trong đó sưu tầm 15 bài bàn về
phê bình sinh thái từ góc độ lí luận và thực tiễn Cuốn giáo trình Lí luận khởi
điểm: dẫn luận lí luận văn học và lí luận văn hóa do Peter Barry soạn được xuất
Trang 19bản lần thứ 2 ở Nhà xuất bản đại học Manchester, cuốn giáo trình này có thêm một chương mới là "Phê bình sinh thái", giới thiệu một cách toàn diện sự ra đời, thuật ngữ, hàm nghĩa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của phê bình sinh thái, còn
thêm một bài liệt kê thực tiễn phê bình sinh thái Cùng năm, cuốn Dẫn luận phê
bình sinh thái thể kỉ 21 do Julian Wolfreys chủ biên do nhà xuất bản Edinburgh
xuất bản, cuốn sách cũng dùng một chương giới thiệu về phê bình sinh thái Như vậy, sự giới thiệu của các giáo trình tài liệu cho thấy phê bình sinh thái đã nhập vào dòng chính của học thuật” [13]
1.2 Vấn đề sinh thái và môi trường trong xã hội hiện nay
Trong vài thập kỷ gần đây loài người giật mình khi thấy dân số tăng nhanh
và số dân quá đông, nhu cầu về thức ăn và nơi ở lớn, môi trường ô nhiễm, quá nhiều chất thải, quá nhiều độc hại Để phục vụ cho nhu cầu không ngừng gia tăng của con người, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác ồ ạt hơn, đẩy nhân loại đối mặt với những hiểm hoạ môi trường đang lớn dần Vô tình, con người vừa
nổ lực cải thiện cuộc sống, vừa huỷ hoại môi trường sống của chính mình với mức
độ chưa từng có Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên cũng như
sự tác động qua lại giữa chúng đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà hầu như đối với tất cả mọi người đang sống trên hành tinh này
“Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc, trong khoảng thời gian 1981 - 1990, đã
có 16,3 triệu ha rừng bị triệt phá, trong đó 15,4 triệu ha là rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người Riêng trong thập kỷ
1990, mỗi năm 2,4% diện tích rừng trên trái đất bị tàn phá Chandrasekharan (1996) ước tính các nước đang phát triển bị thiệt hại hàng năm khoảng 45 tỷ USD,
do sự suy thoái của rừng
Ngày càng có nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng hay đang trên bờ vực tuyệt chủng Nghiên cứu của Ramade F (1993) cho biết: sau kỷ Thứ Ba, tốc độ tuyệt chủng của sinh vật tối đa là 150 loài trong 1 triệu năm, tức là trong khoảng thời gian 50 đến 100 năm, cùng lắm chỉ có một loài bị diệt vong; vậy mà ngày
Trang 20nay, ước tính hàng năm có khoảng 10.000 loài bị tuyệt chủng; nếu nhịp độ này kéo dài, thì chỉ 20 - 30 năm nữa, ¼ loài sinh vật trên thế giới sẽ bị tuyệt chủng Đó
là một tốc độ tuyệt chủng gấp 1.000 đến 10.000 lần so với các đợt tuyệt chủng hàng loạt lớn khác trong thời tiền sử
Một lượng khổng lồ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính tích luỹ trong khí quyển làm khí hậu địa cầu đang nóng dần lên, với biểu hiện rõ rệt nhất là khí hậu trên toàn cầu thay đổi bất thường, các tảng băng ở hai cực địa cầu tan nhanh
và mực nước biển đang trong chiều hướng dâng cao, đe doạ nhấn chìm nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương và các vùng đất thấp ven biển Kèm theo đó là sự gia tăng lượng mưa axit, lỗ hỏng tầng ozon đang lớn dần, cùng những tác hại chưa lường hết được trong tương lai Trong thế kỷ XX trái đất đã nóng lên 0,5 độ, và mực nước biển đã tăng khoảng từ 10 đến 25 cm Nhóm công tác liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu (IPCC) dự đoán trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2 - 2,5
độ và mực nước của các đại dương sẽ tăng lên từ 0,5 đến 1m Con người ngày càng ý thức rõ hơn: Trái đất là tài sản chung và bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển (với sự có mặt của hơn 100 nguyên thủ quốc gia, tại Rio de Janeiro, Brazil, 1992)
đã chỉ rõ tính dễ tổn thương của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố trước các nguồn tài nguyên này và trách nhiệm gìn giữ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau Những thách thức về môi trường đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của cả hành tinh, cũng như sự ổn định chính trị trên thế giới” [38]
Như vậy, vấn đề đáng bảo động hiện nay chính là sự suy thoái nghiêm trọng về mặt sinh thái và cách thức con người ứng xử với tự nhiên: con người đang ngược đãi tự nhiên Sự can thiệp quá thô bạo của con người vào giới tự nhiên khiến chúng không đủ sức chịu đựng và bị phá vỡ sự cân bằng, ổn định vốn có của
nó Ngày càng có nhiều những tai biến thiên nhiên gây nên những hậu quả vô cùng xấu cho xã hội loài người cả về mặt môi trường và chất lượng cuộc sống Thủ phạm
Trang 21gây nên các vấn đề môi trường là con người và cũng chính con người là nạn nhân của các hiểm họa môi trường Chính bởi lẽ đó, con người cần thay đổi về thái độ và cách ứng xử với tự nhiên để tìm lại sự bình đẳng trong mối quan hệ với tự nhiên nhằm đảm bảo sự bình yên và ổn định cho môi trường sống của chính con người Nói như Albert Einstein, nhà bác học lỗi lạc nhất của thế kỷ XX: “Chúng ta cần phải có một kiểu tư duy mới, nếu nhân loại muốn tồn tại.”
1.3 Vấn đề sinh thái trong văn học nghệ thuật
Sinh thái trong văn học hay nói cách khác là mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong văn học nghệ thuật cho thấy đã từ lâu nhân loại luôn kiêu hãnh khi cho rằng con người là trung tâm của thế giới, con người là tinh hoa của muôn loài,
và coi việc chinh phục tự nhiên là một trong những mục đích vĩ đại nhằm khẳng định sức mạnh và địa vị của mình trong vũ trụ Ngày nay, con người vẫn tiếp tục khẳng định mình trong công cuộc chinh phục tự nhiên bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật hiện đại Tuy nhiên, sự hào phóng của tự nhiên đã không còn đủ của cải để đáp ứng nhu cầu ngày một nhiều của con người, nó oằn mình trước sự khai thác ồ ạt và đau đớn khi không được bù đắp những tổn thất mà con người gây ra Những suy thoái nghiêm trọng của môi trường sinh thái đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của con người, điều này cũng đánh thức ý thức của nhân loại trước vấn đề mang tính toàn cầu này
Văn học nghệ thuật vốn là tấm gương phản chiếu cuộc sống, là một phần tạo nên giá trị văn hóa của cuộc sống, là thông điệp của nhà văn đối với ý thức xã hội Thông qua thành tựu của văn học người ta có thể đánh giá về nền văn hóa của một dân tộc đó Theo quan niệm hiện nay, khái niệm văn hóa đã được mở rộng hơn Văn hóa, bên cạnh thành tố tư tưởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ thống hành vi, ứng xử của con người đối với nhau và đối với tự nhiên Cách ứng xử thích hợp của con người với tự nhiên làm nên lối sống, nếp sống đẹp của một cộng đồng xã hội Nói cách khác, ứng xử có văn hóa còn là những biểu hiện tích cực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Biểu hiện ấy tốt hay xấu làm nên
Trang 22tính chất và giá trị của văn hóa Cách ứng xử của con người với tự nhiên được coi
là có văn hóa là khi con người khai thác tự nhiên một cách hợp lý, bù đắp những tổn thất của tự nhiên một cách thích hợp và không tận diệt tự nhiên Khi con người biết cân bằng giữa lợi ích của mình và sự tồn tại, phát triển của tự nhiên thì mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trở nên hài hòa, bền vững và ngược lại
Vấn đề sinh thái trong văn học nghệ thuật không phải bây giờ mới được bàn tới mà đã xuất hiện từ lâu trong văn học dân gian và văn học trung đại cũng như văn học cận, hiện đại Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ, sự biểu hiện này khác nhau bởi sự chi phối của tư tưởng thời đại và chủ thể sáng tạo đến tác phẩm văn học Gần đây, vấn đề sinh thái trong văn học nổi lên với tư cách một trường phái nghiên cứu văn học mới mang tính nhân văn hiện đại mà bản chất của nó là quan
tâm đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong văn học
1.3.1 Con người và thiên nhiên trong văn học dân gian
Có thể thấy rằng các tác phẩm văn học dân gian phản ánh những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cho thấy con người thụ động trong mối quan hệ với tự nhiên Từ buổi sơ khai văn học, bằng tư duy thần thoại, văn học nhìn tự nhiên như các vị thần linh, nhằm nhận thức, cải tạo, chinh phục tự nhiên Tiếp đến, tự nhiên xuất hiện trong văn học chính là thiên nhiên quê hương, đất nước: núi sông, đồng ruộng, bến nước, dòng sông, con trâu, cánh cò tươi đẹp, thân thương Thiên nhiên này chủ yếu được thể hiện trong các thể loại trữ tình dân gian Khi văn học viết chưa xuất hiện, đời sống văn hóa tinh thần của con người được làm giàu và nuôi dưỡng bởi một nền văn học dân gian phong phú và ngọt ngào Trong bầu sữa tinh thần ấy tình cảm và mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên được nuôi dưỡng và bày tỏ bằng những câu cao dao, dân ca, những truyền thuyết, thần thoại hay những câu chuyện cổ tích Bên cạnh những tác phẩm dân gian nói về mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội còn có một mảng nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu những cảnh đẹp của quê hương đất nước hay những chiến công của các vị anh hùng của cộng đồng trong công cuộc
Trang 23chinh phục và chiến thắng các thế lực tự nhiên đe dọa cuộc sống bình yên loài người
Nước ta bắt đầu với nền văn minh nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên Đặc biệt trong thời phong kiến, khi khoa học kĩ thuật chưa là công cụ đắc lực cho con người như ngày nay Chính vì vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ vô cùng gắn bó, mật thiết Một mặt con người tôn sùng, những hiện tượng
tự nhiên; một mặt cũng lo sợ trước thiên nhiên biến hóa không cùng, ngoài vòng kiểm soát của họ Chính vì vậy cha ông ta vẫn có tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên như thần mặt trời, thần nước, thần sông, mây, mưa, sấm, chớp… để cầu mong mưa thuận gió hoà, không có hạn hán, lụt lội để có mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên
Trước những vẻ đẹp của tự nhiên, dân gian đã sáng tác nên những câu cao dao đằm thắm, ngọt ngào, con người đắm mình trong ánh trăng huyền ảo, ngây ngất trước vẻ nên thơ của sông núi quê hương Thông qua những câu ca dao hay những bài dân ca đó, thiên nhiên hiện lên với dáng vẻ của một nàng thiếu nữ dịu dàng và sẵn sàng ban tặng những báu vật của mình cho con người Không phải khi
đó con người không khai thác tự nhiên để phục vụ cho sự sinh tồn của mình, càng không phải thiên nhiên khi đó không biết nổi giận trước con người mà vì sự can thiệp của con người vào giới tự nhiên vẫn còn trong chừng mực cho phép Hơn nữa, con người khi ấy chưa có nhiều công cụ hiện đại để hỗ trợ việc khai thác tự nhiên như hiện nay nên tự nhiên sẵn sàng ban tặng của cải của mình cho con người Nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước với những thắng cảnh đẹp có bài ca dao:
Ai đi qua phố Khoa Trường Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi [50; tr.130]
Trang 24Dân gian cũng nói đến những mảnh đất trù phú, cây cối tốt tươi, chim chóc đông đúc, líu lo ca hát:
Ở đâu bằng xứ Lung Tràm Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tơ mắm nêm [50; tr.221]
Mối quan hệ thân thuộc và hài hòa giữa con người và tự nhiên được phản ánh trong ca dao hết sức bình dị:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa [50; tr.41]
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong văn học dân gian hết sức hài hòa, có chăng ở một số thần thoại hay truyền thuyết xảy ra một số xung đột với tự nhiên thì chỉ dừng lại ở việc con người tìm cách chinh phục tự nhiên nhằm thể hiện sức mạnh của mình Khi đó, tự nhiên chưa được con người nhận thức mà chỉ nhìn thấy những hiện tượng của tự nhiên và sợ hãi trước sự hung hãn của nó mà không phải khi ấy thiên nhiên đã nổi giận với con người như hiện nay Mối quan
hệ giữa hai đối tượng này trong môi trường sinh thái không kèm theo thái độ của mỗi bên đối với nhau Những vấn đề xảy ra hoàn toàn do bản chất của tự nhiên quy định thế nào thì nó thể hiện như vậy Hoàn toàn không có sự đối đầu, đe dọa lẫn nhau
Vì là nền văn minh nông nghiệp, lại chưa có nhiều công cụ nên con người sản xuất dựa vào phỏng đoán của mình vào tự nhiên là chủ yếu: “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” hay “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Nhận thức của con người về tự nhiên hết sức mơ hồ, hầu như dựa vào sự tích lũy kinh nghiệm từ sự trải nghiệm của đời này qua đời khác mà chưa nhận thức đúng về bản chất của các hiện tượng tự nhiên Lúc này, con người cũng bắt đầu tìm cách tác động vào tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình như đắp đê ngăn nước, làm thủy lợi dẫn nước… nhưng cơ bản vẫn lệ thuộc vào thiên nhiên:
Đêm trời lạnh, trăng sao không tỏ
Trang 25Đó là điềm mưa gió tới nơi Đêm nào sao sáng xanh trời
Ấy là nắng ráo, yên vui suốt ngày [50; tr.661]
Hay việc dân gian quan sát các hiện tượng tự nhiên để biết mùa vụ:
Trên trời có ông sao Thần Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm Sang xuân thần cúi lom khom
Là mùa trồng đậu dân làng biết chăng?
Bước sang tháng chín rõ trăng Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa [50; tr.687]
Lúc bấy giờ, thiên nhiên với con người vẫn là điều bí ẩn Trước những hiện tượng thiên nhiên mà họ không thể chống chọi hoặc lí giải được nguyên nhân thì
họ lại thần thánh hóa nó lên và gắn cho nó một sự tích hay một hình tượng nào đó
để thờ cúng như Sơn Tinh, Thủy Tinh gắn với hiện tượng lũ lụt hằng năm Họ
khao khát có được khả năng chống lại nước lụt bằng cách nước dâng đến đâu thì
đất cao lên đến đó; tháng bảy mưa nhiều làm nên câu chuyện tình của Ngưu Lang
- Chức Nữ… Khi đó, những tai biến của thiên nhiên chưa được nhìn nhận dưới
góc độ môi trường sinh thái Ngày nay, khi con người đã nhận thức được tự nhiên, chinh phục được tự nhiên lại không tìm cách chung sống hài hòa với nó mà dùng sức mạnh của khoa học, kỹ thuật có được để đe dọa sự ổn định của giới tự nhiên, can thiệp quá sâu vào cái hoang sơ, vốn có của tự nhiên khiến chúng dần mất đi dáng dấp và bản chất vốn có của mình
Có thể thấy rằng không phải đến bây giờ các tác phẩm văn học mới nói đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà ngay từ những tác phẩm văn học dân gian, ý thức về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được hình thành và xây dựng Do những nhận thức ban đầu của con người về tự nhiên còn mơ hồ nên
họ thần thánh hóa tự nhiên và cầu mong các hiện tượng tự nhiên giúp đỡ con người trong sản xuất nông nghiệp
Trang 26Văn học dân gian đã dừng lại ở những tác phẩm nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thiên, về khao khát chinh phục tự nhiên của con người Công cuộc chinh phục tự nhiên được phản ánh trong văn học dân gian nhờ vào sức mạnh của cộng đồng và những người anh hùng của cộng đồng Tự nhiên trong cái nhìn của tác giả dân gian có lúc là một đối tượng thẩm mĩ mang vẻ đẹp vốn có của nó, khi thì là những vị thần có sức mạnh và có sức tàn phá ghê gớm Trong các thần thoại, chúng ta vẫn tiếp nhận với thái độ đề cao khát vọng khám phá, chinh phục tự nhiên của con người chứ chưa nhìn nhận chúng dưới góc độ sinh thái như hiện nay bởi môi trường thần thoại tồn tại hoàn toàn khác biệt với đặc điểm xã hội ngày nay Chính vì thế, vấn đề trở nên khác biệt khi không áp dụng hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm cũng như quan niệm thời đại vào việc hiểu và phân tích, đánh giá các tác phẩm văn học
Nhìn lại các tác phẩm dân gian ta nhận thấy ngay từ thủa sơ khai văn học, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được đề cập đến Tuy nhiên, hầu hết đều nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, sức mạnh hay sự hung hãn của các thế lực tự nhiên, sự đấu tranh chống lại thiên tai của loài người hay công cuộc chinh phục tự nhiên Dưới con mắt của các tác giả dân gian, tự nhiên khi ấy vẫn là những điều đáng sợ, chưa được khám phá và cần phải chinh phục, con người run rẩy trước sức mạnh của tự nhiên và tìm cách chế ngự nó nhằm mang lại cuộc sống bình yên cho mình Dù là vậy thì đó cũng là một cách làm nhằm tìm kiếm một mối quan hệ hòa hợp giữa tự nhiên với con người
1.3.2 Con người và thiên nhiên trong văn học trung đại
Tiếp mạch cảm xúc từ văn học dân gian, các tác giả văn học trung đại cũng đến với thiên nhiên để tìm cảm hứng sáng tạo, hòa mình vào thiên nhiên và tìm hình ảnh của mình trong đó, đồng thời cũng mượn các đối tượng của tự nhiên để bày tỏ cái tôi của mình, bộc bạch tâm sự và thể hiện khí chất của đấng quân tử trong thiên hạ
Trang 27Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện thực, vừa bình dị vừa nên thơ lại gần gũi với cuộc sống con người Thiên nhiên ấy cứ đi vào thơ văn một cách tự nhiên và mộc mạc nhưng cũng không kém phần tinh tế Một trong những tác gia văn học trung đại tiêu biểu là Nguyễn Trãi Ông đã dành phần nhiều các sáng tác của mình cho thơ về thiên nhiên Trong thơ ông, thiên nhiên hiện lên với sức sống riêng và vô cùng sinh động với đầy đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương hoa Cảnh vật thiên nhiên nhờ ông trở nên có tình, có ý, có cá tính, có tâm
tư và trong trắng, cao khiết, trung hậu, hiền hòa Cảnh vật thiên nhiên với nhà thơ
là bạn bè, là thầy trò, có khi là con cái:
Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động, Chè tiên nước kín nguyệt đeo về [44]
Trong thơ Nguyễn Trãi ta thấy trúc, mai, mây, gió, chim, bướm, suối, thông, hoa, trăng, hồ, đá là những người bạn nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây, quấn quýt lấy nhà thơ Đây cũng là nét cơ bản trong văn học trung đại khi viết về thiên nhiên Ta cũng bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên đậm chất Việt, hình ảnh chắt lọc mang đặc trưng riêng có của mùa xuân:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đó muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
Do thời phong kiến, đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ Mặt khác, chủ trương vô vi, sống hoà vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm thức người trung đại một ý thức rất coi trọng thiên nhiên Do vậy, điều dễ thấy nhất trong thơ
ca trung đại là sự xuất hiện rất thường xuyên của hình ảnh vũ trụ và thiên nhiên Hầu như trong tác phẩm của các nhà thơ lớn, thiên nhiên và không gian bao la khoáng đạt của nó có một vị trí hết sức quan trọng Thiên nhiên còn là một nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời trung đại Chốn quan trường lao xao, nhiều tranh chấp, không thích hợp cho những bậc quân tử nên họ thường tìm về thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã, vui thú điền viên để giữ tinh thần luôn được
Trang 28thanh tịnh Thiên nhiên lúc này không còn mang cái vẻ bao la, huyền bí nữa mà nó
đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỷ của thi sĩ Trong Ngôn chí - bài 20,
Nguyễn Trãi viết :
xa thế sự nhiều tục lụy, nhiễu nhương như trong bức tranh thu tuyệt vời của cụ nghè Tam Nguyên Yên Đỗ mang đến một cảm giác thoát tục, bay bổng:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo …
Người ta nhìn thấy một phẩm chất nhất định và tốt đẹp ở sự vật và bản thân mình cũng có phẩm chất ấy nên thường thấy văn thơ trung đại có sự gán luôn cho cảnh vật phẩm chất kiên cường, bất chấp gian nan, thử thách ở cây tùng cây bách
“tuế hàn nhi tri rùng bách chi hậu điêu” Với thi pháp ước lệ, tượng trưng, thiên nhiên còn được dùng là thước đo, làm chuẩn mực để đánh giá, so sánh với vẻ đẹp của con người, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ và khí chất của người quân tử
Chính vì thế mà ta bắt gặp những câu thơ trong Truyện Kiều đã lấy trăng, hoa,
tuyết, liễu, mây, làn nước mùa thu hay dãy núi mùa xuân để làm chuẩn mực so sánh với nét đẹp của Kiều và Vân:
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Trang 29Như vậy, có thể thấy rằng văn học trung đại viết rất nhiều về thiên nhiên Các tác giả trung đại vốn chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho học thường gửi gắm ý chí vào thiên nhiên, xem thiên nhiên là một đối tượng để nhận biết về mình hoặc đứng trước vẻ đẹp của tự nhiên thì tức cảnh sinh tình Nhưng điểm chung lại là, dù thiên nhiên nào thì đó cũng là tình yêu đất nước hoặc thể hiện sự tương thông giữa
người và cảnh - về với tự nhiên để giữ khí tiết phẩm giá con người
Trong các tác phẩm văn học trung đại, thiên nhiên không hiện lên trong thế đối trọi với con người, không có thái độ đe dọa, không có sự lo sợ của con người khi đối diện với tự nhiên Chỉ có sự hòa hợp giữa hai đối tượng này và những vẻ đẹp của tự nhiên còn được dùng làm thước đo, làm chuẩn mực để đánh giá vẻ đẹp của con người, làm tấm gương phản chiếu khi chất của người quân tử Chính bởi
lẽ đó, thiên nhiên trở nên một người bạn tâm giao, dịu dàng nép vào trang thơ của các nhà nho như một người thiếu nữ đương thời được giáo dục đầy đủ biết cách giữ lễ nghĩa, không hề bộc lộ sự giận giữ trước các đấng quân tử
Từ văn học dân gian đến văn học trung đại là một chặng đường thế giới tự nhiên đi vào văn học và ở đó đã có sự phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Đó là mối quan hệ hài hòa, thân thiết, tri âm tri kỷ, là thái độ hòa hợp khi
“chung sống” trong môi trường sinh thái
1.3.3 Con người và thiên nhiên trong văn học hiện đại
Nếu như cha ông ta đã sáng tạo nên những tác phẩm văn chương mang tầm văn hóa lớn khi phản ánh mối quan hệ hoài hòa giữa con người và tự nhiên một cách thành công thì ắt hẳn khi đó con người và tự nhiên thực sự hòa hợp Từ khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển hiện đại, từ khi nhận thức của con người vể giới
tự nhiên còn chưa tường tận, văn hóa ứng xử của con người với tự nhiên trong văn học đã được đề cao Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội hiện đại: tại sao khi con người càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, nhận thức của con người về thế giới tự nhiên càng tường tận thì con người lại ứng xử thiếu tôn trọng
tự nhiên? Đó là vấn đề mà văn học hiện đại cần chung tay với xã hội giải đáp bài toán văn hóa này
Trang 30Văn học hiện đại không hề thiếu những tác phẩm nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Vẫn dạt dào những áng thơ viết về những vẻ đẹp của tự nhiên, vẫn đầy ắp những trang viết trong các tác phẩm tự sự nói về tự nhiên và con người (dù hòa hợp hay đối nghịch) Đặc biệt, trong mảng sáng tác viết về đề tài miền núi, không thiếu những tác phẩm viết hay, xúc động và sâu sắc khi nói đến mối quan hệ của tự nhiên và con người Tiêu biểu phải kể đến thơ Mai Văn Phấn,
các tác phẩm của Cao Duy Sơn (Ngôi nhà xưa bên suối), Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi), Nguyễn Ngọc Tư, (Nước như nước mắt), Nguyễn Minh Châu (Sống
mãi với cây xanh), Nguyễn Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu), Sương Nguyệt
Minh (Chuyến đi săn cuối cùng), Vi Hồng (Đường về với mẹ chữ) và nhiều tác giả
tác phẩm khác của văn học hiện đại đã khai thác có hiệu quả các đề tài tự nhiên, nhưng không phải chỉ để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên mà còn thể hiện một niềm khắc khoải với những nguy cơ sinh thái, bày tỏ nỗi đau đớn vì những
vẻ đẹp tự nhiên ngày một biến mất nhằm thức tỉnh tinh thần sinh thái trong ý thức xã hội Đặc biệt trong mảng văn xuôi miền núi thì quan hệ giữa con người với tự nhiên càng được nói đến một cách đậm nét hơn cả Điều này được tác giả Phạm Duy Nghĩa nói đến rất cụ thể trong nghiên cứu của mình Chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh rằng văn học hiện đại vẫn không hề thiếu những tác phẩm nói đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nhưng mối quan hệ ấy không được phản ánh giống như trong văn học hiện đại nữa Nó có đặc điểm mới do tính thời đại mang lại Không phải riêng Nguyễn Huy Thiệp viết về vấn đề sinh thái mà có rất nhiều nhà văn khác cũng nói Nhưng ông nói sớm, nói trúng, nói hay, nói sâu và độc đáo dưới cái nhìn của một người miền xuôi có một quãng thời gian gắn bó với rừng; cái nhìn ấy khách quan và quyết liệt trước thực trạng rừng đang chảy máu Đó chính là điểm khác biệt với các nhà văn khác và cũng là giá trị đáng trân trọng của các tác phẩm viết về rừng của nhà văn đa tài này
* Tiểu kết
Trang 31Với những khái niệm công cụ đã đưa ra, chúng tôi sử dụng làm điểm tựa để khám phá các tầng nghĩa bên trong mỗi chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời cũng nhờ đó để làm sáng tỏ thêm quan điểm của mình khi đưa ra các kết quả nghiên cứu trong phạm vi luận văn
Có thể nói văn học Việt Nam từ Dân gian đến Trung đại đều đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Trong chừng mực nhất định của sự nhận thức cũng như quan niệm đương thời, mối quan hệ đó được xây dựng và tồn tại trong sự hòa hợp và được điều hòa theo hướng tích cực Điều đó tuy không cạn kiệt trong văn học hiện đại nhưng xã hội hiện đại đang đòi hỏi văn học phản ánh chân thực sự mâu thuẫn và xung đột đang nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đồng thời góp phần tích cực vào việc điều hòa mối quan hệ
đó, góp phần tạo dựng một môi trường sinh thái ổn định và bền vững
Trang 32Chương 2 QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI
VÀ THIÊN NHIÊN TRONG CẢM QUAN SINH THÁI
QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Marx khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người Đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con người là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên [15] Như vậy có thể thấy giữa con người với tự nhiên cần có sự bình đẳng trong mối quan hệ hai chiều Vấn đề này không phải bây giờ mới được các nhà văn nói đến mà từ lâu đã xuất hiện trong văn học dân gian cũng như văn học trung đại Tuy nhiên, với mỗi thời đại, cách phản ánh và nôi dung phản ánh của vấn đề này
có sự khác biệt rõ rệt
Dưới cảm quan nhạy bén và tinh tế, Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận một cách mới mẻ và thẳng thắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay Ông đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình thông qua những hình tượng nghệ thuật để chuyển những vấn đề ấy vào tác phẩm một cách khéo léo và hiệu quả
2.1 Con người và thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó yêu thương
Nếu như văn học dân gian và văn học trung đại xem các đối tượng tự nhiên
là nguồn cảm hứng sáng tác, là chiếc gương soi chiếu tâm trạng, là mẫu mực để nói đến vẻ đẹp và phẩm tiết của con người thì văn học hiện đại cũng sử dụng các đối tượng tự nhiên vào các mục đích sáng tác như vậy Trong văn học thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thiên nhiên là người bạn trên đường hành quân của người lính, là nơi trút bầu tâm sự của anh lính trẻ trong
những đêm đứng gác: Đầu súng trăng treo; là ánh trăng non đầu tháng lung linh huyền ảo trong mắt người lính lái xe Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng của
Nguyễn Minh Châu; là người mẹ hiền vĩ đại chở che bộ đội Cụ Hồ trước mưa
Trang 33bom bão đạn của kẻ thù: rừng che bộ đội, rừng vây quân thù; là cánh rừng U
Minh giàu có và anh hùng; là rừng cây xà nu bạt ngàn ngút tầm mắt bao bọc dân
làng Xô Man anh dũng… Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ Nhớ con sông quê
hương cũng đã miêu tả thiên nhiên của quê hương với hình ảnh con sông đẹp và
gắn bó cùng những kỉ niệm tuổi thơ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…
Nhà văn Vi Hồng cũng dành tình cảm cho thiên nhiên miền núi rất sâu
đậm Hình ảnh con thác Chín Thoong được miêu tả trong Tháng năm biết nói mới
đẹp làm sao! Nhất là cảnh hai bên bờ khiến cho ta không thể không bị mê hoặc:
“Dòng Chín Thoong nước đang kéo màu chàm, con nước còn mạnh nhưng nó đã trong văn vắt, màu nước xanh biếc như tàu lá dong độ con gái… Nắng rực rỡ Trăm con sóng bắt lấy ánh nắng làm thành nghìn chiếc gương nhoang nhoáng chảy xuống thác ào ạt Nắng nằm sõng soài trên các sườn núi đá quanh co Nắng nằm ưỡn trên mặt vực Chín Thoong như chiếc chiếu màu vàng khổng lồ trời thả xuống cho cặp tân hôn thuồng luồng” [17; tr.18]
Tiếp nguồn cảm hứng muôn thủa của văn học tự cổ chí kim, Nguyễn Huy Thiệp cũng dành những trang viết của mình cho thiên nhiên với tình cảm tha thiết, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp và rung động trước những vẻ đẹp của thế giới tự nhiên Ông viết trong những truyện ngắn của mình những câu chuyện khác nhau nhưng trong đó luôn có những đoạn dành để ông thả vào cái say đắm của mình trước thiên nhiên Tình yêu cuộc sống không chỉ yêu con người mà còn là tình yêu
dành cho vạn vật trong thế giới tự nhiên Chảy đi sông ơi không phải là một thiên
truyện ngắn chỉ dành để nói về con sông mà ẩn sau đó một ý nghĩa khác Dưới cái nhìn tinh tế của Nguyễn Huy Thiệp, dòng sông hiện lên trong một không gian tươi sáng Quang cảnh thiên nhiên nơi bến Cốc đẹp và tràn trề nhựa sống
Trang 34“Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả ánh hào quang rực rỡ của mình Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền xoáy thành lốc nhỏ”… “Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám” [45; tr.11]
Sông gắn bó với những kỉ niệm thủa ấu thơ, nơi chốn bình yên con người tìm về và nhung nhớ mỗi khi đi xa Thiên nhiên là những gì thân thuộc, như máu chảy trong huyết quản của con người nơi bến sông ấy Một bến đò mơ màng và cô liêu hiện diện trong tâm trí của người con bến Cốc: “Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía Tây Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng
có một điểm đen tựa như mũi giáo Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợ thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía bên kia sông Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy thao thiết líu ra líu ríu” Vẻ đẹp của dòng sông mang nét bình dị và yên bình đến dịu dàng, tha thiết tựa hồ như một bản nhạc du dương làm say đắm lòng người Đó là một bức tranh thiên nhiên mộc mạc nhưng đẹp mê hồn bởi chính sự tự nhiên thuần phác và hiền hậu vốn có của
nó Nó giống như một người bạn tâm giao, tri kỉ của “tôi” bởi “ngoài giờ đi học, thỉnh thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi” Nhân vật “tôi” mê mải với con sông và những lao động trên sông, cảm nhận được những vẻ đẹp riêng có của con sông: “Ở trên mặt sông ánh sao mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng” Nguyễn Huy Thiệp đã đặt nhân vật của mình trước thiên nhiên, trước
vẻ bình yên của dòng sông để họ nhận ra chính mình, tìm lại khoảng lắng đọng nhẹ nhàng cho tâm hồn mình, tìm lại chính con người thật của mình, bảo tồn phần nhân tính thuần phác của bản thân họ trước những xô bồ ồn ã, trước những toan
Trang 35tính bon chen cuồn cuộn của dòng sông cuộc đời đang xối xả như nước mùa lũ, đục ngầu và dữ dội
Cũng miêu tả về sông nhưng khác với dòng Cốc, có một con sông quê khác lại thẹn thùng, e ấp như người thôn nữ vào mỗi buổi tinh sương thức dậy Con sông có linh hồn, tâm trạng cứ sống mãi trong miền kí ức thiêng liêng của nhà văn: “Sương mù giăng giăng trên mặt sông Khi ánh nắng lên, sương tan ra, sương
tan ra rồi bay lên như khói như mây Mặt sông lộ rõ, ngái ngủ và thẹn thùng” (Con
gái thuỷ thần) Phải là một người gắn bó với những con sông lắm, phải hiểu về
sông mỗi mùa lắm thì nhà văn mới viết được những lời hay đến vậy về sông Cùng viết về dòng sông nhưng không dòng sông nào giống dòng sông nào, chúng đẹp và có nét riêng biệt không thể lẫn vào nhau Sự giao cảm giữa lòng người và dòng sông sao mà tha thiết đến thế Dường như trong truyện ngắn này, sông còn mang vẻ đẹp trong thế giới cổ tích bởi màn sương mù giăng trên sông Nguyễn Huy Thiệp dành tình cảm nhiều cho thiên nhiên nhưng ông không vẽ lên một bức họa mĩ miều, sặc sỡ mà đưa những nét chì mềm mại để các đối tượng ấy hiện lên thật mộc mạc nhưng có khả năng khắc chạm vào ánh mắt và tâm trí người xem
Khi viết về rừng, tác giả phóng bút bởi ông có thời gian dài hơn chục năm sống và làm việc ở Tây Bắc nên ông hiểu về rừng lắm Chẳng thế mà rất nhiều truyện ngắn ông viết về con người và thiên nhiên nơi núi rừng Trong truyện ngắn
Mưa Nhã Nam ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên huyền bí của rừng đêm:
“Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm Tiếng côn trùng rỉ rắc Mùi hương rừng nồng nàn” Ông yêu rừng, say rừng và huy động toàn bộ các giác quan để cảm nhận hết cái tuyệt diệu của rừng nên đã thấy cái nồng nàn của hương rừng Cái nhìn của tác giả đối với thiên nhiên luôn say sưa, trân trọng những biểu hiện
dù là bé nhỏ của tự nhiên
Và đây là vẻ huyền ảo bảng lảng không khí cổ tích của một không gian sống động, gợi cảm dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của tác giả: “Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có
Trang 36hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa
cúc dại nở vàng đến nhức mắt” (Những ngọn gió Hua Tát)…Vẻ đẹp khỏe khoắn
mà tấm áo rực rỡ của thiên nhiên mang lại làm say đắm lòng người Đó là một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thi vị, ngập màu sắc, thật thơ mộng
Vẻ đẹp của thiên nhiên dưới con mắt của Nguyễn Huy Thiệp còn là cái bình dị mộc mạc của làng quê thanh bình trải dài những cánh đồng, thửa ruộng Khi là một cánh đồng lúa đang thì con gái: “Lúa lên đòng nên có mùi thơm ngào
ngạt Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô mà dịu” (Chăn trâu cắt cỏ), khi
là cảnh trí sau vụ gặt của nhà nông: “Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa Mặt ruộng nứt nẻ Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn”
(Những bài học nông thôn) Là cảnh vật về đêm nơi thôn dã trông như một bức
tranh thủy mặc dưới ánh trăng: “Ánh trăng soi rõ mồn một, trông thấy cả những rễ mía trông hơi giống đầu rẽ si đâm tua tủa ở các đốt cây Rặng mía hắt bóng thẫm đen chạy dài trên mặt cát đã bị gió làm cho khô se đi nên rất mịn Thỉnh thoảng
gió đùa rào rào trong các bãi mía nghe lạnh cả người” (Con gái thủy thần) Vi Hồng cũng có một khung cảnh lãng mạn với ánh trăng quyến rũ trong Tháng năm
biết nói: “Trăng sáng, cái vực trở nên mênh mông, sóng rập rình bắc nghìn vòng
vàng trên vực Những con cá sộp to đớp trăng ồm ộp, những đàn cá mương đi dạo
trăng, tạo nên những tấm thảm hoa văn” [17; tr.53] Hay trong Chồng thật vợ giả,
Vi Hồng có một vầng trăng cũng đẹp và huyền diệu: “Trăng xanh rười rượi đổ tràn lênh láng xuống thác Trăng dát vàng trên sóng Sóng réo rắt ôm lấy những vầng trăng vàng uột” [18; tr.48]
Bác Hồ cũng viết rất nhiều về trăng Trăng là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên: vừa mơ mộng, vừa bay bổng, nó đi vào thơ Bác một cách tự nhiên và có
mối giao cảm thân thiện và tinh tế với con người Trong bài Vọng nguyệt (Ngắm
trăng) Bác viết:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trang 37Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Không trùng lặp với bất cứ tác giả nào, Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn cho mình hướng đi riêng, một nhãn quan riêng khi quan sát và miêu tả thiên nhiên Cảm quan của ông khiến người đọc nhận thấy ngay sự độc đáo và khác biệt: không dùng nhiều mĩ từ, không phô bày chữ nghĩa mà chắt lọc, giản dị, trong sáng
và tươi mới
Trong truyện ngắn Muối của rừng, tác giả đã vẻ nên một khung cảnh thiên
nhiên với vẻ đẹp tươi mới của mùa xuân trong khu rừng: “Sau tết Nguyên Đán khoảng một tháng là thời gian thích nhất ở rừng Cây cối đều nhú lộc non Rừng xanh ngắt và ẩm ướt Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm Điều ấy một phần là do mưa xuân Khoảng thời gian này mà đi trong rùng, chân dẫm lên lớp lá
ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của một con sóc nhỏ trên cành dâu da” [45; tr.59] Đó là tâm trạng của ông Diểu hay chính là của tác giả gửi vào đó Rừng là nơi chốn bình yên cho ai đó tìm đến để hít hà cái không khí trong lành, để quên đi những toan tính, những xô bồ, giả dối của cuộc
sống thường nhật Cái hoang sơ, cái tự nhiên, cái trong lọc của rừng khiến cho
lòng người ta tĩnh lại, được gột rửa Chỉ cần cú nhảy của một chú sóc thôi cũng khiến cho người ta có thể rũ bỏ những nhố nhăng, ti tiện vấp phải hàng ngày Quả thực, rừng mang đến cho con người những điều con người không tìm thấy trong
xã hội của mình Khi được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, con người như tìm lại được chính mình Đó cũng là điều nhà văn muốn nói khi hiện nay con người quá hối hả trước tốc độ phát triển của xã hội, không còn thì giờ để dành cho thiên nhiên Thật thú vị khi được trải nghiệm cảm giác như của ông Diểu: “Ông Diểu ngồi im dễ đến nửa giờ Mưa xuân mỏng và mịn Thời tiết ấm Dễ đến rất lâu ông Diểu mới lại có dịp ngồi yên đến thế này, không nghĩ gì, không buồn không vui,
Trang 38không lo lắng, cũng không tính toán Sự tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suốt
qua ông” [45; tr.60]
Có thể thấy rằng cách ông Diểu tận hưởng rừng, tận hưởng tự nhiên khiến người ta ao ước được như ông Chính bản thân ông Diểu cũng đã ngồi im đến nửa giờ mà cảm nhận sự ôm ấp của rừng, nương tựa vào sự dịu dàng của rừng mùa
xuân mà xua đi sự mệt mỏi trong con người mình đến độ sự tĩnh lặng bình thản
của rừng xuyên suốt qua ông Nguyễn Huy Thiệp có cách nói rất thú vị khi đặt
con người vào lòng của tự nhiên Để mặc tự nhiên phô bày vẻ đẹp và sức quyến rũ của nó, để mặc con người chìm đắm trong bầu không khí tuyệt diệu của tự nhiên,
để mặc cho người đọc nhận ra tự nhiên đẹp đẽ biết nhường nào Nhà văn không thốt lên, không reo lên mà cứ nhẹ nhàng với những con chữ khiến ta thấy như muốn lao đến cái nơi như nhà văn đang nói, muốn được như nhân vật của ông đang bước chân trên lớp lá mục trong rừng, muốn được tìm về với tự nhiên hoang
sơ, muốn chạy trốn khỏi thành phố với ồn ào xe cộ và khói bụi Đó là cái tài của nhà văn khi viết về tự nhiên
Truyện ngắn Những người thợ xẻ lại mang đến ấn tượng mới về thiên nhiên
trong mắt của những người đi rừng: “Hai bên bạt ngàn ngô và bông Những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa
cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa Bạt ngàn là hoa ban trắng,
màu trắng đến khắc khoải, nao lòng” [45; tr.99] Nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp được đặt vào thế đối diện với thiên nhiên bao la, vĩnh hằng để nhận ra thân phận bé nhỏ, cô đơn, mong manh và phù du của mình trước dòng chảy tự nhiên vĩnh cửu
Vẻ đẹp của núi rừng dưới ngồi bút tinh tế và rung cảm nhạy bén của nhà
văn hiện lên như một thước phim điện ảnh trong truyện ngắn Truyện tình kể trong
đêm mưa: “Rặng cây sau nhà Muôn từ màu xanh chuyển sang màu đỏ như mận và
màu đỏ của máu Hoa linh lăng là thứ hoa đơn ở rừng có màu vàng như hoa tai vàng nở rất nhiều ở hàng rào đầy những dây tơ hồng cũng màu vàng như màu nhẫn vàng” [45; tr.406]
Trang 39Vi Hồng cũng viết nhiều về miền núi, trong Tháng năm biết nói, nhà văn miêu
tả vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trong những ngày xuân với màu sắc của hoa mận, hoa đào: “Từng vạt rừng đào đang đổ hồng như khoác lên những cánh rừng, những mảnh đất, những vạt sườn những tấm vóc đại hồng Những cây mận, rùng mận cũng
đổ hết màu trắng nõn nà, trắng lóa cả ánh nắng mùa xuân” [17; tr.134] Cùng viết về
thiên nhiên của vùng rừng núi nhưng cách viết của mỗi nhà văn lại khác nhau Vi Hồng tìm đến cái màu đặc trưng của núi rừng Việt Bắc còn Nguyễn Huy Thiệp là mầy mò tìm kiếm những thứ hoa dại, tìm đến cái màu sắc hoang sơ với cách so sánh
rất lạ: những dây tơ hồng cũng màu vàng như màu nhẫn vàng
Cách tác giả miêu tả về màn sương của rừng cũng hết sức tỉ mỉ và tinh tế:
“Sương mù ở vùng núi cao khác với sương mù ở vùng đồng bằng: nó dày đặc, nó như màn sữa loãng, mênh mông bí ẩn, không hoang tưởng, không làm hại ai, nó là khí núi tan ra rồi tụ lại; nó không phải hơi nước, hơi bụi và mưa nhỏ mà ta vẫn gọi là
sương ở dưới đồng bằng” [45; tr.396] Khả năng quan sát của Nguyễn Huy Thiệp rất
tài, khả năng diễn tả những gì quan sát được cũng rất chính xác và độc đáo
Có khi thiên nhiên hiện lên trong hình ảnh của những cơn mưa nhiệt đới khi thì dai dẳng thấm vào vách, vào lòng người, khi thì ào ạt nuốt vào đêm rừng mênh
mang, sâu thẳm trong Mưa Nhã Nam Cũng trong Tháng năm biết nói, Vi Hồng
cũng một lần nữa thể hiện lối viết về những đặc trưng của thiên nhiên vùng miền núi phía Bắc qua việc tả cảnh mưa bụi mùa xuân: “Mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi len khắp ngách nhỏ, lói mòn, ken sươn sướt quanh những gốc lê già trổ bông như tuyết”
Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có khi hiện lên như là bà
mẹ vĩ đại nuôi sống con người: “Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể Người ta đào được những củ mài to tướng dễ như bỡn Những củ mài xốp, thơm hanh hanh và ngậy, ninh lên bở tơi, ăn hơi tê rát vòm miệng rất thú Nàng Bua và lũ con cũng kéo nhau đi đào Rừng hào phóng bao dung với tất cả
mọi người” [45; tr.204]
Trang 40Cao Duy Sơn cũng viết về thiên nhiên và những con người sống giữa chốn đại ngàn nhưng với con mắt của một người con của núi rừng nên môi trường tự nhiên tồn tại như một người bạn tri giao của đồng bào Nơi ấy rừng như người mẹ hiền, như Then, luôn đẹp, vĩ đại và bao dung với con người Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn không thấy ở đó sự đối đầu, sự bất hòa, sự tàn phá mà chỉ thấy vẻ đẹp và sự hài hòa
Nguyễn Huy Thiệp đã cảm nhận thiên nhiên bằng những suy tư chiêm nghiệm, bằng những rung động từ chiều sâu tâm thức Điều này có căn nguyên của nó Bởi trong tâm thức văn hóa phương Đông, thiên nhiên đã trở thành một bộ phận hữu cơ gắn bó mật thiết với con người Nó thể hiện tần số rung động của tâm hồn con người trong sự chan hòa linh diệu giữa con người - thiên nhiên - vũ trụ
Đó là thế giới siêu việt, vùng tâm linh vĩnh hằng để tâm hồn con người có thể nương náu mà vượt lên trên cõi tầm thường Vận dụng triết lý “nhân dữ thiên địa tương tham” (người và trời đất chen dự vào nhau), trong suốt hành trình sống của mình, người Việt Nam đã nỗ lực tìm cách tổ chức lại thiên nhiên thành một giá trị văn hóa để cùng tham dự vào cuộc sống nhân văn thay vì thô bạo chế ngự nó Đây cũng là điều mà thông qua tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp muốn nói với người đọc
Trong chiều sâu tâm thức của người Việt, núi, sông gắn bó với nhau như hai mặt tồn tại của vũ trụ, biểu hiện mối quan hệ âm - dương trong trời đất Người Việt đã tìm thấy ở những ngọn núi vẻ uy linh của trời đất, sự minh triết của trí tuệ
và nét thâm trầm cao khiết của tâm hồn Trong tâm thức của cộng đồng, những giá trị tâm linh dường như bao giờ cũng được hun đúc trên những ngọn núi cao Phải chăng vì thế mà trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện nhiều hình ảnh về con sông và núi rừng?
Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, chất văn hóa truyền thống đậm như một dòng chảy ẩn ngầm, trở thành hạt nhân chi phối, quyết định cái nhìn của ông
về thiên nhiên Điều này thể hiện quá trình thức nhận thiên nhiên, ông miêu tả nó