9. Bố cục của luận văn
3.4. Nghệ thuật tổ chức truyện
Nguyễn Huy Thiệp có tài viết truyện hiện đại mà đọc như truyện cổ tích, ông khéo léo sử dụng lối diễn đạt cốt truyện và mạch truyện theo trình tư thời gian tuyến tính. Cái gì xảy ra trước thì nói trước, diễn ra sau thì kể sau. Cách ông kể về các nhân vật cũng rất giống dân gian vẫn thường dùng khi nói về các nhân vật trong truyện cổ tích. Những câu chuyện trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió
Hua Tát và truyện ngắn Muối của rừng là những ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật tổ
chức truyện của nhà văn tài năng này.
Với nhãn quan tinh tường cộng thêm vốn sống phong phú với hàng chục năm công tác ở miền núi, Nguyễn Huy Thiệp nhìn thế giới tự nhiên không bằng con mắt của những con người sinh ra và lớn lên ở rừng núi, ông nhìn các vấn đề ở chốn hoang dã với con mắt khách quan, nhìn nhận và đánh giá với quan điểm của một người yêu thiên nhiên, trân trọng các giá trị của tự nhiên bằng cách chỉ ra những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng, khai thác và chung sống cùng thế giới tự nhiên.
Các truyện ngắn viết bằng cảm quan sinh thái đậm đặc nhất đều mở đầu theo công thức truyền thống: Muối của rừng, Con thú lớn nhất, Sói trả thù nhưng kết thúc theo lối hiện đại. Nếu truyện cổ tích truyền thống có những cái kết giải quyết triệt để vấn đề đã nảy sinh trong truyện thì những câu chuyện cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp có những cái kết theo hướng mở, nó tạo một khoảng trống lớn để người đọc đắp thêm những suy ngẫm vào đó, làm đầy lên khoảng trống nghệ thuật mà tác giả cố tình tạo ra trong các tác phẩm của mình.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành những kết cấu không khép kín. Nói cách khác là ông kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo thực thụ với mình. Nếu trong văn xuôi truyền thống, người đọc đã rất quen với những kết thúc khép kín, nghĩa là ở đó người ta không chờ đợi một sự quay ngược hay thay đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nào nữa của câu chuyện thì ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Mở đầu theo công thức truyền thống, dẫn đắt người đọc đi từ lai lịch, xuất xứ nhân vật, sự kiện nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã phá bỏ những phán đoán tuân theo quy luật lôgic thông thường để tạo ra những cách kết thúc mới, buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở.
Gia đình lão thợ săn ngụ cư ở bản Hua Tát xuất hiện với chân dung đầy đủ về ngoại hình, lai lịch, điệu bộ bằng cách mở đầu như một câu chuyện cổ tích: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo”[45; tr.200]. Lai lịch và ngoại hình của nhân vật được nhắc đến ngay ở đầu truyện một cách khái quát và đầy đủ, những điều này không được nhắc lại trong những phần tiếp theo của truyện, hệt như những câu chuyện cổ tích.
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy ông đã sử dụng kiểu kết thúc không khép kín khá độc đáo. Có những truyện kết thúc bỏ lửng, có truyện lại kết thúc mở ra nhiều kiểu khác nhau trong việc giải quyết các xung đột và số phận nhân vật. Không hề giống các câu chuyện cổ tích, đọc truyện ngắn của ông khó đoán được kết thúc sẽ như thế nào. Ông kể chuyện đời và số phận của những kẻ đi săn hết sức tự nhiên. Người ta cứ nghĩ rằng chuyện đi săn chỉ là vấn đề phụ, để trang điểm cho một câu chuyện khác về cuộc đời nhân vật. Nhưng không, Nguyễn Huy Thiệp kể chuyện đi săn của các nhân vật để nói đến vấn đề mà hiện nay cả thế giới đang quan tâm: sự suy giảm tài nguyên, sự can thiệp một cách tàn nhẫn của con người vào giới tự nhiên. Kết thúc của các câu chuyện là bài học tự nhiên dành cho con người khi sức chịu đựng của nó đã vượt qua mức giới hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cách kết thúc mở cũng là một sự tính toán của tác giả. Nếu kết thúc theo cách truyền thống, mọi mâu thuẫn được giải quyết triệt để thì ý nghĩa của truyện được thể hiện một cách rành mạch, thẳng thắn như cách nói của dân gian. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp kết thúc khi sự việc đã xảy ra và để lại hậu quả của những mâu thuẫn chưa được giải quyết, không có lời phát biểu của tác giả trước vấn đề được nói trong truyện ngắn một cách tường minh. Tất cả đều được hàm ẩn, được chìm dưới nước. Việc của độc giả là khám phá phần chìm của tảng băng trôi, tự tìm cho mình cách hiểu về tác phẩm; tự đánh giá vấn đề sau khi câu chuyện dừng lại. Sự dừng lại về mặt ngôn ngữ của câu chuyện sinh thái trong mỗi tác phẩm không phải sự kết thúc hoàn toàn của chuyện nhà văn muốn nói. Cách kết thúc mở tạo ra lối đi mới cho ý đồ nghệ thuật chứa đựng trong một dung lượng ngắn của truyện.
Muối của rừng có một kết thúc bất ngờ. Những tưởng ông Diểu sẽ vác con
khỉ về hãnh diện khoe với mọi người kết quả của chuyến đi săn. Nhưng thật ngạc nhiên, ông Diểu lại phóng sinh cho con vật tội nghiệp ấy, để nó được về với đại ngàn, với bầy đàn của mình. Còn ông, ông nhòa vào màn mưa xuân với thân hình trụi không một mảnh vải che thân, cũng không còn khẩu súng săn nữa. Ông Diểu trở về với hình hài nguyên thủy của loài người, nhập vào lòng tự nhiên như thời tiền cổ con người đã sống chan hòa với tự nhiên như vậy. Đặc biệt, cuối truyện, tác giả còn để ông Diểu gặp được hoa tử huyền, được thấy muối của rừng ba mươi năm mới xuất hiện một lần. Cái kết của truyện ngắn này mở ra biết bao suy ngẫm: về lòng nhân, về sức cảm hóa con người của tự nhiên, về quy luật nhân - quả, về sự đền bù cho kẻ biết quay đầu lại bờ khi chưa đi quá xa giới hạn của cái Thiện, về tấm lòng bao dung của tự nhiên, về lời cảnh tỉnh con người khi không tôn trọng tự nhiên…
Sói trả thù và Con thú lớn nhất lại lựa chọn cách kết thúc không hề nhẹ
nhàng như Muối của rừng. Cái chết đã xuất hiện khi mâu thuẫn lên cao tới mức không thể điều hòa. Cái chết đau đớn, bi thảm của thằng con trai ông Nhân, cái chết lạnh lẽo của vợ chồng lão thợ săn ngụ cư là kết cục của những kẻ tận diệt tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiên. Cái chết của mụ vợ lão thợ săn (Con thú lớn nhất) và thằng San (Sói trả thù) xảy ra không phải vì bản thân họ trực tiếp làm điều ác, họ gánh hậu quả mà những người chồng, người cha của mình gây nên. Kết thúc hai truyện ngắn này có sức ảnh hưởng mạnh và nhanh, đi thẳng vào nhận thức của độc giả. Những câu chuyện với cái kết không có hậu. Thông thường, trong những truyện cổ tích kết thúc không có hậu, sự trừng phạt sẽ dành cho những kẻ trực tiếp gây nên cái ác. Nhưng trong hai truyện ngắn này, bên cạnh cái kết đau khổ cho những kẻ gây tội ác, những người thân của họ cũng phải hứng chịu cái chết đau đớn. Có phải có sự quả báo nhầm đối tượng? Nếu trong các truyện cổ tích truyền thống, cái chết oan uổng của vợ lão thợ săn và thằng San sẽ không phù hợp với quan niệm của dân gian. Nhưng bằng cảm quan sinh thái của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận thấy những vấn đề suy thoái của tự nhiên không giáng xuống đầu của riêng ai. Thông qua các câu chuyện với kết thúc nhiều bất ngờ ấy, ông muốn chỉ ra rằng sự trả thù của tự nhiên hết sức ghê gớm. Nó sẽ gây tai họa cho tất cả mọi người, nhất là các thế hệ tương lai của chúng ta, nếu như con người khiến tự nhiên nổi giận.
Trong những câu chuyện được bao phủ bởi một không khí cổ tích - chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, cách kết thúc tác phẩm của tác giả cũng rất hiện đại. hầu như các nhân vật đều đi đến cái chết hoặc bất hạnh. Lão thợ săn (Con thú
lớn nhất) đã tự tay nã súng vào vợ mình vì nhầm tưởng vợ là một con công và rồi
cuối cùng lão cũng đau đớn kết liễu đời mình bằng một đạn xuyên qua trán. Lão thợ săn Hoàng Văn Nhân (Sói trả thù), tuy không chết nhưng lại mất đi đứa con trai duy nhất “đẹp như tiên đồng”… Với cách xây dựng kết thúc như vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngược lại quy luật cổ tích. Ông không ru ngủ người đọc trong cảm giác ngọt ngào, ông giúp người đọc sực tỉnh sau những huyền thoại để nhận ra mặt trái của cuộc sống, để gấp trang sách lại rồi mà lòng người đọc chẳng thể nào yên. Mở đầu theo công thức truyền thống, kết thúc theo lối hiện đại, rất riêng rất độc đáo, đây hẳn là một trong những nét ấn tượng của nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/