Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 95 - 106)

9. Bố cục của luận văn

3.5.2.Thời gian nghệ thuật

Có nhiều định nghĩa về thời gian nghệ thuật nhưng chúng tôi chọn cách hiểu của tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học:“Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật để thể hiện tính chỉnh thể của nó”[10; tr.322].

Nguyễn Huy Thiệp đã định vị nhân vật của ông trong những mốc thời gian gắn liền với những biến cố quan trọng, có những khoảng thời gian được tính chính xác đến từng phút. Đấy cũng là những thời khắc mà nhân vật bộc lộ mình rõ nhất. Tác giả nói đến thời gian nhân vật hành động một cách cụ thể: “Ông Diểu ngồi im dễ đến nửa giờ”Khoảng thời gian này, nhà văn để cho nhân vật hòa mình vào tự nhiên, đắm chìm trong không khí thoáng đãng của môi trường trong khu rừng, để con người gần gũi với tự nhiên hơn. Thời gian diễn ra các hành động của các nhân vật và sự kiện trong truyện ngắn đều được miêu tả kĩ lưỡng, có ước chừng thời gian cụ thể: “Sau tiếng động vài phút thì con khỉ đầu đàn biến mất”, “Ông Diểu lần mò hơn hai tiếng đồng hồ mới xuống được đến chân núi. Là thời gian lão thợ săn ngụ cư (Con thú lớn nhất) đối diện với sự trừng phạt của Then, đối diện với những ngày tháng Hua Tát động rừng, chim chóc bay đi đâu hết, còn trơ lại những con người đói khát đi tìm săn muông thú trong vô vọng: “Ba tuần trăng, khẩu súng của lão không hề được nổ. Lão già dậy từ canh ba vác súng đi đến tối mịt”… Cách tác giả sử dụng thời gian cụ thể nhằm tăng tính thuyết phục cho sự việc được nói đến và thể hiện diễn biến hành động của nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Huy Thiệp cũng thể hiện thời gian tâm lý - thời gian trong cảm nhận của nhân vật. Đó là khoảng thời gian ông Diểu đối mặt với cảnh con khỉ con ôm súng của ông lăn xuống vực. Ấy là khi ông cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng trước sự phản ứng của tự nhiên khi nó chống lại con người; là khoảng thời gian ông Diểu vác con khỉ đực xuống núi và khỉ cái lẽo đẽo theo sau. Khi ấy, tác giả dành thời gian cho nhân vật ông Diểu đối diện với sức mạnh từ lòng thủy chung của con vật, của tự nhiên, để ông kiểm điểm lại hành động của mình, để nhân vật suy nghĩ thấu đáo vấn đề, đi đến quyết định phóng sinh cho con vật tội nghiệp.

Thời gian tâm lý ít được sử dụng trong các truyện ngắn viết với cảm quan sinh thái của Nguyễn Huy Thiệp. Hầu hết các câu chuyện tác giả kể lại để chạy rất nhanh và liên tục. Khoảng thời gian trống rất ít bởi các sự kiện cứ tuần tự diễn ra và câu chuyện kết thúc nhanh, không miên man, diễn giải dàn trải. Tuy là những câu chuyện kể về cuộc sống và một số con người trong một bản nhỏ nhưng lại là những câu chuyện của toàn xã hội, toàn nhân loại. Ở đó có sự xung đột giữa Thiện - Ác, Tốt - Xấu, mà ẩn sau đó là những quan niệm nhân sinh hết sức phong phú và hiện đại của tác giả.

Thời gian hiện tại - tương lai trong những truyện ngắn này cũng được Nguyễn Huy Thiệp xử lý rất linh hoạt. Hiện tại là những câu chuyện săn bắn, dạo chơi của con người chốn thiên nhiên hoang sơ; những biến cố xảy ra trong cuộc săn bắn, những tổn thương con người gây ra cho rừng xanh và muông thú, những sự đáp trả dữ dội của tự nhiên vào còn người. Còn tương lai cũng là một thứ tương lai gần, khi tràn trề hi vọng (Muối của rừng), khi thì đau đớn bởi sự trả giá quá đắt

(Sói trả thù, Con thú lớn nhất). Tương lai ở đây không đơn thuần là tương lai của

nhân vật trong truyện. Nó còn là tương lai vượt qua giới hạn của những trang sách, một tương lai được tác giả dùng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ dự cảm được. Đó là một tương lai với nhiều hiểm họa và đau khổ của con người nếu còn tiếp tục chọc giận tự nhiên; là một tương lai đẹp đẽ và hạnh phúc nếu con người biết nhận thức đúng đắn và dừng lại tất cả những hành vi có hại cho tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát - những truyện giả cổ tích, thời gian được mơ hồ hoá, quá khứ hoá, kéo lùi mãi vào dĩ vãng, tạo ra cảm giác xa xưa huyền thoại: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến”; “năm ấy, Hua tát sống trong một mùa đông khủng khiếp”, “cuối năm ấy, ở Hua tát động rừng…”, Thời gian ở đây không xác định một cách cụ thể. Người đọc được hình dung về một quá khứ xa xưa, mơ hồ, đầy màu sắc huyền thoại. Cách làm này của tác giả khiến người ta thấy đây đích thị là những câu chuyện của quá khứ, nhưng lại không phải là quá khứ theo cái nghĩa là cần phải khép nó lại, lãng quên nó đi, mà Nguyễn Huy Thiệp luôn có ý thức hiện tại hoá nó. Ông hiện tại hóa nó bằng những kết thúc của các truyện ngắn theo hướng mở. Câu chuyện của hiện tại được nói bằng giọng điệu và hoàn cảnh nhân vật như cổ tích. Đó cũng là một thành công của Nguyễn Huy Thiệp khi sử dụng biện pháp nghệ thuật này để bày tỏ cái nhìn của mình về một vấn đề mang tính thời sự như vấn đề sinh thái. Ông còn hiện tại hoá nó bằng những câu hỏi day dứt, bằng những nghi vấn không nguôi trong lòng bạn đọc: “Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế không?”

Những khảo sát trên chúng tôi có thể khẳng định rằng Nguyễn Huy Thiệp rất truyền thống trong cách xử lý thời gian sự kiện. Ta thấy trong nhiều truyện ngắn của ông mang dáng dấp của cổ tích, với tính tuần tự thời gian, việc gì trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau. Cái thực sự là cách tân trong nghệ thuật thời gian của Nguyễn Huy Thiệp là ông di chuyển nhanh các mốc thời gian thành nhịp điệu kể chuyện dồn dập, đầy kịch tính. Ông bộc lộ tài năng của mình bằng khả năng sai khiến tất cả các sự kiện thời gian linh hoạt như một quân cờ trên bàn cờ. Người đọc vừa cảm nhận được những lát cắt của hiện thực, những khoảnh khắc của thân phận con người. Với cách xử lý thời gian như trên có cảm giác như ta đã nắm bắt trọn vẹn nhịp sống của các nhân vật và tính nhân quả muôn thuở của các sự kiện..

Thông qua những câu chuyện được kể một cách liền mạch và dễ nhớ, dễ hiểu là một vấn đề rộng lớn mang tính thời đại. Nguy cơ sinh thái bắt nguồn từ hành vi và nhận thức của con người trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tác giả không nói rõ hơn trong phần kết của các câu chuyện cách giải quyết những nguy cơ đó bởi để giải quyết tốt được nó, trong phạm vi chỉ vài trang giấy không thể đưa ra được những biện pháp cụ thể đầy đủ. Tác giả cũng không làm thay nhiệm vụ của các nhà sinh thái học, ông làm nhiệm vụ của người cầm bút khi nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Ở đây tác giả chỉ đưa ra những định hướng cơ bản bước đầu, những cảnh báo mang tính tiên cảm và cũng phù hợp với quy luật tất yếu của tồn tại, góp phần vào nhiệm vụ chung của mọi người là gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, tìm kiếm mối quan hệ hòa hợp giữa con người và tự nhiên trong hình thể sinh thái. Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức - xây dựng ý thức sinh thái. Tức là làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. Thông qua quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ con người dân dần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát triển xã hội. Các nhân tố kinh tế, con người, môi trường, công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các nhân tố đó mới tạo ra được sự tiến bộ thật sự của xã hội. Ở đây, con người với tư cách là chủ thể của lao động và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền.

* Tiểu kết

Thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận vấn đề sinh thái trong văn học một cách hiệu quả. Thành công của ông trong những truyện ngắn ấy không phải là những trang văn chữ nghĩa bay bổng, sự thăng hoa trong ngôn từ nghệ thuật của ông nằm ở khả năng tập hợp những từ ngữ giản dị ấy thành những câu, những đoạn của một câu chuyện đầy ý nghĩa, giàu tính nhân văn hiện đại. Các biện pháp này không sử dụng một cách tách biệt mà kết hợp với nhau tạo hiệu ứng tốt trong việc bộc lộ nội dung và tư tưởng của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với dung lượng các truyện ngắn không nhiều, không dày đặc các nhân vật, không phức tạp với các sự kiện chồng chất, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một lời phát biểu ngắn gọn nhưng súc tích, có sức lay động lớn, tác động mạnh đến ý thức của xã hội trước vấn đề mang tính toàn cầu nhằm đánh thức nhận thức và ý thức trách nhiệm của con người, đồng thời cũng mang đến những bài học kịp thời cho con người trong việc thay đổi cách ứng xử với tự nhiên sao cho phù hợp và bình đẳng.

Trong số các biện pháp nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng để tiếp cận vấn đề sinh thái, nhất là khi nói về sự xung đột giữa con người và tự nhiên, chúng tôi không phủ nhận hiệu quả nghệ thuật của bất cứ biện pháp nghệ thuật nào. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng việc tác giả lựa chọn tình huống và chi tiết là những biện pháp hiệu quả nhất. Những tình huống và chi tiết ấy dường như được kể ra hết sức dửng dưng nhưng lại có sức chứa đựng một lượng ý nghĩa lớn bên trong nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Có thể nói, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng nghệ thuật thiên bẩm với khát vọng dân chủ và đổi mới của văn nghệ sĩ mà sự vận động của ý thức xã hội cũng như ý thức văn học sau 1975 (đặc biệt là sau 1986) mang lại. Truyện ngắn là một thành tựu nổi bật nhất trong văn nghiệp của ông. Không chỉ vậy, nó còn là một thể loại đã tạo nên sức ám ảnh ghê gớm, làm trĩu nặng tâm tư mọi độc giả. Là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật riêng không thể nhầm lẫn. Có thể nói, với những tìm tòi, sáng tạo trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã dấn thân vào một cuộc thử nghiệm đầy sóng gió. Từ đó, ông đã thực sự mang đến cho người đọc những day dứt, trăn trở khôn nguôi trước những vấn đề thực tế của cuộc sống. Qua nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hình thành từ tình yêu thiên nhiên, trong ý thức tính nhân văn và đời sống xã hội, từ nhu cầu sống của con người. Nó đi vào văn học như là sự tự ý thức của nhà văn. Cảm quan sinh thái thể hiện trên cả hai phương diện: miêu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ của tự nhiên và lên án những hành vi của con người khi can thiệp thô bạo vào tự nhiên; đồng thời tác giả cũng cảnh báo nguy cơ về những tai biến của thiên nhiên như một sự báo thù con người. Đây là một trong những điểm đặc sắc chưa được nhiều người nói đến khi nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn đã nắm bắt được vấn đề mang tính thời sự của nhân loại và đưa vào trang văn một cách khéo léo nhưng hết sức quyết liệt. Sức ảnh hưởng của ý nghĩa nhân văn hiện đại nằm trong mỗi câu chuyện, mỗi chi tiết viết về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên rất sâu sắc. Nó chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của vấn đề, đánh thức ý thức và trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Những thông điệp mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Huy Thiệp gửi tới con người và xã hội qua các hình tượng nghệ thuật có giá trị cảnh tỉnh, cảnh báo toàn xã hội, thức tỉnh con người sống có tính nhân văn hơn với môi trường.

2.Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra được một trong những hướng đi hiệu quả khi viết về đề tài bảo vệ môi trường đó là sử dụng những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã lựa chọn. Tiêu biểu nhất là việc tác giả đã dùng nghệ thuật xây dựng và khai thác tình huống một cách khéo léo. Qua biện pháp nghệ thuật này, tác giả đã tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích, mời gọi sự theo dõi của độc giả rồi tạo bất ngờ ở những tình huống ít ai ngờ tới. Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò của các biện pháp nghệ thuật khác cũng như việc kết hợp chúng để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến kinh nghiệm nghệ thuật mà tác giả đã mang lại khi viết về đề tài môi trường – một trong những vấn đề đang cần được người cầm bút hiện nay quan tâm nhiều hơn.

3. Đề tài môi trường, cụ thể hơn là mối quan hệ giữa con người và môi trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn học nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bời vì văn học phản ánh đời sống xã hội qua lăng kính của nhà văn nhưng đồng thời cũng có vai trò định hướng thẩm mĩ cho ý thức thẩm mĩ của xã hội. Thông qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy cần có nhiều hơn nữa những tác phẩm viết về đề tài môi trường nhằm tạo ra một làn gió mới có sức lan tỏa rộng khắp để tác động sâu hơn, hiệu quả hơn đến ý thức của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường sống của chính con người.

Ngăn chặn bàn tay của con người khi can thiệp thô bạo vào môi trường và động viên bàn tay con người bảo vệ tự nhiên là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm cũng như kêu gọi các bạn văn chung bút đóng góp cho đề tài này. Nghiên cứu và sáng tác về đề tài môi trường cũng như mối quan hệ của con người với tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với ý thức của nhân loại. Đây là một trong những hướng nghiên cứu mới và hấp dẫn, còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy. Kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả nghiên cứu của luận văn chủ yếu nghiên cứu trên sáng tác của một tác giả và có so sánh với một số tác giả khác nhưng chưa nhiều, chưa khái quát được vấn đề này trong toàn bộ các sáng tác sau 1975 nên đây là một trong những triển vọng

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 95 - 106)