9. Bố cục của luận văn
3.5.1. Không gian nghệ thuật
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa về không gian nghệ thuật là: “Hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [10; tr.160]. Như vậy, thông qua không gian nghệ thuật của tác phẩm, chúng ta có thể hiểu được, đánh giá được quan niệm thẩm mĩ và ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Không gian miền núi và dòng sông bến nước là không gian chủ đạo trong những truyện ngắn viết về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Nó là nơi nuôi dưỡng, giữ cho kí ức sự trong suốt tinh khiết bên cạnh cái bộn bề ngổn ngang của hiện thực. Đắm mình trong không gian thoáng đãng và dịu ngọt của tự nhiên, con người cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản. Sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không hung tợn, dữ dằn, thác lũ. Nó đầy nữ tính, mang vẻ đẹp thật mượt mà. Đó bến Cốc trữ tình thơ mộng với vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư lự, mang mang vô tận như cuộc sống được thức ngộ: Chảy đi sông ơi - băn khoăn làm gì… (Chảy đi
sông ơi). Dòng sông thao thiết đầy tâm trạng trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp là
một không gian động. Đó là nơi nhân vật thức nhận chân lý, lẽ sống, là nơi con người nhận ra vẻ đẹp tự nhiên đằng sau những súng sính áo quần đầy giả tạo.
Không gian rừng núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng thật đặc biệt. Nó bao bọc cả chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ,
Muối của rừng, Chuyện tình kể trong đêm mưa... Trong không gian núi rừng, con
người không nguôi khát vọng muốn làm chủ nó theo cách này hay cách khác nhưng luôn thất bại. Đó là sự thất bại của ông Diểu khi ông muốn chế ngự thiên nhiên, làm điều ác (Muối của rừng). Đó là sự thất bại của tay Bường trong ý nghĩ mưu sinh giành giật kéo cưa lừa xẻ nơi rừng hoang (Những người thợ xẻ), là nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chứng kiến sự nhu nhược của người anh hùng Hùm xám Yên Thế trước bổn phận trách nhiệm (Mưa Nhã Nam)…Nhưng quả thực đây là một không gian thân thiện nếu con người “vô sự với tạo hoá”. Nàng Bua đã đào được rất nhiều củ mài và cả một hũ vàng nơi rừng sâu (Nàng Bua)…Đặc biệt hơn, đây là chỗ con người dường như nhận thức ra bao điều, trở nên có nhân nghĩa hơn, sống có tình hơn. Ông Diểu đi giữa cánh rừng kết muối trần truồng nguyên thuỷ trong sự bừng ngộ về một tương lai tràn trề hi vọng: “Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. Với Ngọc, giữa rừng bạt ngàn anh đã được thanh lọc tâm hồn. Một giấc mơ tuyệt đẹp đã đến với anh: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Tôi biết chắc chắn ở trước mặt tôi đấy là cổng Trời, là cổng Thiên đường…”. Thiên nhiên tươi đẹp và thanh thản làm con người tràn trề niềm tin cuộc sống bởi một lẽ: “Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó” (Mưa Nhã Nam).
Mỗi nhân vật gắn bó với một không gian nhất định, đó là môi trường sống quen thuộc của họ. Ra khỏi không gian đó họ sẽ lạ lẫm, ngơ ngác và luôn khao khát quay trở lại không gian sống quen thuộc của mình. Con người và tự nhiên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có không gian sống riêng, đôi khi con người còn tìm đến không gian tự nhiên để tận hưởng bầu không khí trong lọc của nó, để quên đi cái không gian ngột ngạt của xã hội hiện đại. Nhưng cũng chính con người đã xâm phạm và làm xáo trộn không gian của tự nhiên, khiến các sinh vật trong thế giới hoang dã mất quyền kiểm soát môi trướng sống của nó. Sự xâm phạm môi trường sống của nhau đẩy con người và tự nhiên đến những mâu thuẫn không thể điều hòa, cả hai bên đều trả giá, nhưng con người là đối tượng nhận lấy hậu quả nặng nề nhất bởi con người chủ động phá vỡ không gian của tự nhiên khiến môi trường và cuộc sống của các loài động vật hoang dã bị đảo lộn.
Kiểu không gian thường được sử dụng để con người có cơ hội đối diện với bản thân mình, với cái tôi nhỏ bé giữa rộng lớn không gian, đó là không gian xa lạ. Ở đó, con người không còn cảm thấy an nhiên tự tại, hoà mình vào vũ trụ theo kiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thiên - Nhân hợp nhất nữa mà là sự nhỏ bé trước sự hùng vỹ, vô biên của tạo hoá. Con người trong không gian xa lạ ấy mới cảm thấy hết được sự hữu hạn của cuộc sống, sự cô đơn của kiếp người. Trong Muối của rừng, không gian núi rừng hiểm trở trong cuộc đi săn đã làm cho ông Diểu hiểu ra sự hiểm nguy của cuộc sống và sự mỏng manh của kiếp người. Một mình trong rừng sâu núi thẳm, cũng là cơ hội để ông đối diện với chính mình, với vực thẳm tội ác trong tâm hồn mình, nó cũng hiểm ác chẳng kém gì vực sâu trước mặt ông: “từ dưới sâu hun hút… sương mù dâng lên cuồn cuộn trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí”. Rồi trong khoảnh khắc, ông chợt nhận ra rằng, mọi ham muốn, dục vọng, những nhỏ nhen, ích kỷ đều vô nghĩa trước cuộc sống chông chênh, hữu hạn này. Ông tự tay băng bó lại cho con khỉ mà chính ông vừa bắn rồi thả về rừng cũng là giải thoát cho tâm hồn đang trĩu nặng bởi những toan tính tội lỗi. Thiên nhiên chợt trở nên hiền hoà, “mưa xuân dịu dàng trên cánh đồng”, và “ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi”. Như vậy, không gian có tác động sâu sắc đến tâm trạng của con người và con người cũng tạo nên sự thay đổi cảm nhận về không gian.
Vận động của nhân vật trong không gian cũng thường rất chông chênh. Hình như nhân vật vừa khi vừa dò dẫm lối đi, thường phải đi men, đi mé: “Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa” (Những người thợ xẻ), “Ông đi men theo suối cạn” (Muối của rừng). Con người trở nên nhỏ bé trước không gian thiên nhiên bao la rộng lớn. Điều này muốn nói đến sự vĩ đại và sức mạnh của tự nhiên. Thông qua đó, Nguyễn Huy Thiệp muốn con người nhận thức lại một cách đúng đắn hơn về tầm vóc cũng như sự quan trọng của việc con người nên đối đãi ra sao với thế giới tự nhiên. Không phải vì không gian của tự nhiên bao la, rộng lớn mà con người nhu nhược, mất lý trí, cũng không phải vì thế mà con người chinh phục tự nhiên bằng những cách tiêu cực. Con người vẫn có quyền làm chủ tự nhiên, làm chủ không gian sống của mình, tận dụng không gian của tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, đồng thời, con người cần tôn trọng không gian hoang dã của các sinh vật tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiên, trả lại cuộc sống thuần túy cho chúng, chỉ có như vậy tự nhiên và con người mới thực sự bình đẳng.
Nguyễn Huy Thiệp lựa chọn không gian hết sức phù hợp với hành động của nhân vật. Không gian ấy góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho những hình dung của người đọc về thái độ của các đối tượng xuất hiện trong không gian ấy. Tất cả đều như một phông nền có khả năng trợ giúp đắc lực cho ý đồ nghệ thuật của tác giả.