9. Bố cục của luận văn
2.2.1. Con người tận diệt tự nhiên
Khi khảo sát dung lượng trang viết về tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy phần viết về vẻ đẹp của tự nhiên, sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên chỉ bằng một phần nhỏ so với những trang viết về sự xung đột giữa con người với tự nhiên, trong đó có cả những xung đột có ý thức và xung đột vô ý thức. Điều này cho thấy vấn đề mà nhà văn muốn nói trong tác phẩm của ông chủ yếu là những xung đột giữa con người và tự nhiên. Nói như vậy không phải chúng tôi phủ nhận cảm quan của Nguyễn Huy Thiệp về vẻ đẹp và sự gắn bó giữa con người và tự nhiên. Số truyện ngắn tập trung thuần túy miêu tả tự nhiên không có. Không phải truyện ngắn nào cũng xuất hiện những bức tranh phong cảnh. Những đoạn viết về thiên nhiên chỉ nằm rải rác trong các truyện ngắn. Tuy chỉ tập trung trong một số truyện ngắn nhưng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua cảm quan sinh thái của nhà văn thể hiện rất rõ, nó làm nên một mảng nổi bật trong tập truyện ngắn của ông. Viết về những xung đột giữa con người với tự nhiên, đậm đặc nhất phải kể đến các truyện ngắn: Muối của rừng, Con thú lớn
nhất, Sói trả thù, Trái tim hổ.
Cách nói của Nguyễn Huy Thiệp cứ tự nhiên, điềm nhiên đến lạ! Ông viết một lối viết hiện đại về những điều người ta vẫn thấy trong đời sống. Tác giả nói về một tay thợ săn ở Hua Tát (Con thú lớn nhất) rất tài: kể thành tích của lão mà người đọc không thấy nể tài săn bắn, lại thấy sợ hãi, rùng mình:
“Người chồng là tay thợ săn cự phách: Khẩu súng kíp trong tay lão như có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đã vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy màu vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả. Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng. Chim chóc và thú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình với lão. Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình” [45; tr.200].
Nguyễn Huy Thiệp miêu tả quá chi tiết về đống lông chim, xương thú đằng sau nhà lão thợ săn ngụ cư ở Hua Tát. Tác giả ví lão ta như hiện thân thần Chết của rừng. Điều này hoàn toàn có dụng ý, chính bởi lão là tay thợ săn cự phách, ít
khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Sự tận diệt muông thú của lão đạt
đến trình độ cao khiến cánh thợ săn phải ghen tị. Đáng sợ hơn, Nguyễn Huy Thiệp còn kể rằng: Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình.
Tay thợ săn ấy hiện lên với hình dáng và khuôn mặt đúng như thần Chết của rừng: “cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo” [45; tr.200]. Đáng chú ý nhất là đôi mắt của lão, nó khiến người ra rờn rợn khi nhìn vào. Cộng với cái tài săn của lão, lão đúng là khắc tinh của muông thú trong rừng. Cái vẻ đáng sợ, dữ tợn của lão thợ săn khiến cái nghề của lão càng trở nên tàn nhẫn hơn. Người ta không còn xem việc lão ta đi săn là công việc kiếm sống bình thường nữa. Lão trở thành kẻ hủy hoại, tước đoạt sự sống của biết bao nhiêu con chim, con thú trong rừng. Bằng chứng của sự giết chóc ấy chính là những đống lông chim, xương thú chất thành đống to như cái mả ở sau nhà lão. Cái đống ấy chôn vùi bao nhiêu sinh vật bé nhỏ của tự nhiên. Không có con số cụ thể về số chim chóc và thú rừng đã chết dưới tay lão, chỉ cần nhìn cái đống ấy là đủ hiểu. Tác giả không nói bằng giọng văn ca ngợi tài săn bắn của lão mà chỉ kể một cách thản nhiên về bằng chứng của những lần đi săn mà lão đã gom về sau nhà mình.
Sự tàn nhẫn của lão thợ săn không chỉ thể hiện qua hình ảnh đống xương thú và lông chim sau nhà lão mà còn được miêu tả qua hành động của lão ta: “Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé: cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xơè nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hắt ảnh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lượn vòng. Chỉ có tình yêu thì mới lượn vòng tinh tế như thế. Con công đang múa, thế mà - “Đùng” - khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhóe máu. Vợ lão già đến, khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp sau lưng”[45; tr.201].
Con người tận diệt vẻ đẹp của tự nhiên, đó là điều mà Nguyễn Huy Thiệp muốn chỉ ra trong câu chuyện về một lần lão thợ săn này bắn chết con công đang múa. Tác giả sâu sắc ở chỗ đó. Không phải là con vật nào khác, không phải là lúc khác mà lại là con công lúc đang múa. Nhà văn nhấn mạnh tới hai lần hành động của con công: “lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé”. Câu văn thì không có một từ ngữ nào nói đến sự thương xót con công mà đọc lên thấy xót xa. Con công vốn được mệnh danh là công chúa của rừng, khi nó đang múa là lúc vẻ đẹp của nó tỏa sáng nhất, thu hút nhất, quyến rũ nhất, vậy mà khẩu súng của lão thợ săn không nhìn thấy vẻ đẹp ấy. Suy cho cùng khẩu súng ấy chỉ là phương tiện trong bàn tay con người, là công cụ hỗ trợ cho con người trong việc săn bắn. Nó nổ và tiêu diệt con thú là do sự điều khiển của bàn tay con người. Nó không có ý thức, ý thức của sự hủy diệt nằm nơi con người. Chính con người đã sáng tạo ra những phương tiện hiện đại phục vụ cho cuộc sống của mình nhưng lại hủy diệt cuộc sống, phá hủy vẻ đẹp của tự nhiên một cách thô bạo và tàn nhẫn.
Hành động của mụ vợ lão thợ săn mới lạnh lùng, bình thản và chuyên nghiệp làm sao! Đơn giản vì đó là hành động thường xuyên của bà ta mỗi khi theo chồng vào rừng. Thái độ và hành động của mụ khiến ý nghĩa của vấn đề mà nhà văn đang bàn tới càng trở nên sâu sắc. Con người đang vô tư nghĩ và hành động theo ý mình khi tác động vào tự nhiên. Họ khai thác tự nhiên như một điều hiển nhiên, họ cho rằng tự nhiên là thứ thuộc về họ, họ tùy ý sử dụng và khai thác mà không cần phải đắn đo. Họ tận diệt các sinh vật của tự nhiên như một điều tất yếu và không quan tâm đến thực trạng của tự nhiên đang ra sao. Họ cũng không trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên, không gìn giữ, không bảo vệ. Sự thiếu tôn trọng và chưa quý trọng các giá trị của tự nhiên đang ngày càng trở thành căn bệnh trầm kha trong ý thức của con người trong xã hội ngày nay. Con người ngày càng tàn nhẫn, lạnh lùng và vô cảm trước sự đau đớn của tự nhiên khi sự sống của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thái độ thờ ơ và vô cảm của con người trước sự mất ổn định của thế giới tự nhiên khiến tự nhiên đang bị tổn thương nặng nề.
“Trong các sáng tác của những nhà văn miền núi khác, mối quan hệ con người - tự nhiên cũng được nhắc đến khác nhiều nhưng mối quan hệ ấy không phải bao giờ cũng diễn ra theo hướng tốt đẹp, xuôi chiều. Mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu sinh tồn của con người với nhu cầu sinh tồn của tự nhiên, hiểm hoạ của rừng già cùng những hận thù khủng khiếp giữa người và ác thú đã được đề cập trong nhiều sáng tác của Vũ Hạnh, Cao Duy Sơn. Chính ở đây, tính văn hoá trong phương cách ứng xử với tự nhiên của con người được bộc lộ. Con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà là một “thực thể tự nhiên có tính chất người” (Marx), do vậy sự tác động của con người vào tự nhiên phải là sự tác động mang tính người, mang bản chất người. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một thứ kẻ thù “hung tợn độc ác khét tiếng với 73 cái thác hiểm nghèo”, nhưng ông tin rằng việc trị thủy khiến “sông Đà dì ghẻ rồi sẽ hiền lành, trở thành người mẹ nhân từ của tất cả người Thái, người Mường, người Kinh” (Người lái đò sông Đà). Cũng như vậy, những con người “khổng lồ” trong Sông gọi (Hoàng Hạc) đã ra tay trị cái tính nết hung dữ của sông Chảy, làm cho sông và người trở thành một đôi bạn nuôi nhau, làm giàu cho nhau. Đó là việc tạo ra một “giới tự nhiên thứ hai” (Marx) - giới tự nhiên được nhân hoá, theo quy luật của cái đẹp và sự hài hoà trong mối quan hệ con người - tự nhiên. Thiên nhiên được cải tạo bởi con người, từ một quan hệ đối nghịch đến quan hệ thân quen bè bạn. Biểu hiện của văn hoá trong mối quan hệ con người - tự nhiên là ở chỗ con người điều chỉnh tự nhiên, tái tạo tự nhiên theo nhu cầu và khả năng của mình”. [27].
Đó là cách nói của các nhà văn khác. Còn Nguyễn Huy Thiệp, ông nhìn nhận vấn đề và thể hiện thái độ, quan điểm của mình về điều này theo cách riêng của mình. Câu chuyện của ông không phải là việc con người đang cải tạo tự nhiên, biến sự hung dữ của tự nhiên thành hiền lành và dịu dàng với con người như các nhà văn khác đã nói. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấu được bản chất của vấn đề khi đặt tự nhiên và con người đối diện nhau. Cái nhìn của con người và tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dành cho nhau hiện nay đã kèm theo thái độ, sự mâu thuẫn, sự xung đột. Con người đang ăn lẹm vào tự nhiên chứ không còn đơn thuần là việc chinh phục, cải tạo tự nhiên. Tự nhiên cũng đã có những phản ứng và biểu hiện nhất định để đáp trả sự can thiệp thô bạo của con người đối với nhiên giới.
Vũ Hạnh là nhà văn hay đặt thế giới tự nhiên trong sự so sánh với xã hội loài người. Trong cái nhìn về cơ bản mang tính biện chứng, Vũ Hạnh vẫn có thiên hướng đề cao thế giới tự nhiên thanh thản, trong sạch mà khinh thường mặt thấp hèn của xã hội con người [27]. Điều này Nguyễn Huy Thiệp không làm, ông giống như một người kể chuyện, cứ vô tư kể những cái gì ông nhìn thấy. Không đề cao, không khinh thường đối tượng nào, để người đọc tự cảm nhận và phán xét. Cái tài, cái riêng của Nguyễn Huy Thiệp là ở đó.
Cũng nói về một tay thợ săn giỏi ở Hua Tát, truyện ngắn Sói trả thù cũng kể về Hoàng Văn Nhân, một người có tài săn bắn: “Ở Hua Tát có gia đình thợ săn họ Hoàng. Đến đời Hoàng Văn Nhân thì tiếng tăm của gia đình này đã vang dội khắp các bản mường. Nhân bắn rất giỏi, ông luôn là người cầm trịch trong các mùa săn. Ông không biết sợ là gì. Điều này giống như cha ông, ông nội ông và cụ nội ông”[45; tr.209]. Gia đình ông Nhân có nhiều đời sống bằng nghề săn bắn, họ là những tay súng có tài và là những thợ săn gan dạ. Cũng giống như lão thợ săn ngụ cư trong truyện ngắn Con thú lớn nhất, Hoàng Văn Nhân cũng nổi tiếng trong giới thợ săn. Dường như Nguyễn Huy Thiệp chú trọng khai thác biến cố trong cuộc đời của những tay thợ săn, đặc biệt hơn, họ đều là những gã thợ săn tài giỏi. Điều này có ẩn ý: những kẻ đi săn có tài như ông Nhân, ông Diểu, lão thợ săn ngụ cư thì chắc hẳn có rất nhiều con thú đã chết dưới tay họ. Họ đã giết biết bao con vật trong rừng, họ trở thành những kẻ thù của chúng, nhìn thấy họ chẳng khác nào gặp thần Chết. Cuộc đời của những kẻ mang cái chết đến cho những con thú ấy được tác giả kể lại nếu không gặp hoàn cảnh thảm hại thì cũng kết thúc cuộc đời với cái chết đau đớn. Điều này nói lên hậu quả tất yếu nếu con người quay lưng lại với tự nhiên, tàn phá, sát hại tự nhiên sẽ nhận lấy những kết cục tương tự những gì họ đã gây ra cho tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ông Nhân đã bỏ qua lời cảnh tỉnh của những người già trong bản khi đưa thằng con trai duy nhất của mình vào rừng để dạy săn bắn từ lúc nhỏ:
“Từ năm tuổi, San đã theo cha vào rừng. Ông Nhân quyết chí rèn cặp cho con cũng thành một chàng thợ săn lão luyện. Các bô lão trong bản khuyên ông:
- Hãy để thằng San qua tuổi mười ba là tuổi ma bắt. Hãy biết sợ rừng, cho nó vào rừng sớm quá là không tốt đâu”[45; tr.209].Trước lời khuyên của những người già, ông Nhân không để ý đến, ông ta có cái lý của mình khi làm như vậy: “Ông Nhân cười khẩy. Bọn trẻ chúng ta cũng hay cười khẩy với người già như thế. Ta không biết rằng lời nói của những người già đôi khi giống như những lời tiên tri. Người già biết sợ, có điều sợ không phải là điều đáng thích thú gì…”[45; tr.209].
Những lời dự cảm của người già trong bản chắc hẳn có nguyên nhân, họ sống lâu, trải nghiệm nhiều, nhìn những hành vi trước mắt có thể đoán biết được tương lai điều gì sẽ xảy ra. Đây là lời của người già hay lời của tác giả? Lời của tinh thần nhân văn hiện đại khi không muốn con người hết thế hệ này đến thế hệ khác hướng khẩu súng săn vào rừng để duy trì cuộc sống?
Trong một lần theo cha đi săn cùng phường săn của bản, San đã được tận mắt quan sát bố săn thú và được ông dạy cho những kinh nghiệm khi đi săn. Cuối ngày hôm ấy, với sự thiện xạ và dày dạn của mình, ông Nhân đã cùng phường săn tiêu diệt gần hết đàn sói, chỉ còn con đầu đàn là họ đang dồn đuổi. Sự tàn nhẫn của con người thể hiện mạnh nhất trong đoạn tác giả miêu tả cảnh phường săn dồn đuổi con sói đầu đàn và bắn chết nó: “Phường săn dồn con sói cái đầu đàn vào hang của nó, cái hang sâu, ở đó có những cột nhũ đá rêu bám xanh rì. Con chó sói đã già, từng túm lông lưng đã chuyển sang lốm đốm bạc. Bị dồn vào hang, nó chống cự ác liệt, mắt đỏ ngầu. Không hiểu lúc đó nó đã nghĩ gì. Một thoáng, nó nhìn chăm chú ông Nhân như để nhận dạng rồi nó lao vào góc sâu nhất nơi có đàn con đang chụm vào nhau. Nó cố ngoạm được một con sói con thì phát súng nổ. Ông Nhân đã lia cả vào lưng con sói một chùm đạn ghém. Con sói đầu đàn đè lên con sói bé xíu mà nó cắn răng vào giữa đỉnh đầu. Phường săn ào vào, lôi xác con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sói đầu đàn và bắt những con sói con. Thằng San gỡ con sói con trong miệng con sói mẹ mang về. Đây là con sói đẹp nhất trong đàn sói nhỏ”[45; tr.210].
Phường săn và ông Nhân đã truy đuổi để giết hại những con sói cuối cùng