Phản ứng của tự nhiên trước sự can thiệp của con người

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55 - 70)

9. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phản ứng của tự nhiên trước sự can thiệp của con người

Con người xuất hiện và tồn tại trên thế giới tự nhiên đã hình thành và phát triển từ rất lâu. Tự nhiên đã hào phóng dành tặng cho con người biết bao của cải mà nó đã tạo ra từ thủa ban đầu. Nguồn tài nguyên ấy vô cùng giàu có nhưng không phải là vô tận. Dựa vào trí tuệ và sự phát triển ngày càng tiến bộ của các công cụ lao động cũng như kỹ thuật hiện đại mà con người sở hữu để tác động vào tự nhiên nhằm khai thác các nguồn lợi từ đó để phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, con người ngày càng lạm dụng khoa học kỹ thuật hiện đại mình có được bóc lột tự nhiên vượt quá mức cho phép, đi quá xa khả năng chịu đựng của tự nhiên. Trong một chừng mực nào đó, tự nhiên đã có những phản ứng nhất định để đáp trả những hành động của con người. Những phản ứng của tự nhiên được miêu tả trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là tiếng nói của tự nhiên trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách ứng xử của con người. Đó là sự thức tỉnh ý thức của con người và trả thù con người khi sự can thiệp của họ trở nên quá thô bạo vào giới tự nhiên. Sự kháng cự của tự nhiên hoàn toàn phù hợp với quy luật vĩnh hằng của thế giới. Tự nhiên cũng là một thực thể tồn tại song song với sự phát triển của con người trong vũ trụ, nó hoàn toàn có quyền phát triển bình đẳng với con người. Sự đáp trả của tự nhiên với con người là phản ứng tự bảo vệ mình trước sự chà đạp của con người lên nó. Những bài học tự nhiên dạy cho con người thật đắt giá, thật thấm thía, khiến con người phải xem lại hành vi của mình, nhận thức được những hậu quả do mình đã gây ra cho tự nhiên để rồi chính bản thân họ phải nhận lại những rủi ro do tự nhiên mang lại. Hậu quả ấy là cái tất yếu sẽ xảy ra khi con người tác động một cách tiêu cực vào giới tự nhiên.

Muối của rừng là một câu chuyện có cái kết thật nhân ái. Một cuộc đi săn

được kể lại, đó là cuộc vật lộn giữa một con người và một gia đình khỉ. Con người (ông Diểu) với sự mạnh mẽ và khôn ngoan, lại có một khẩu súng săn hai nòng hiện đại mà anh con trai gửi từ nước ngoài về lại thua một gia đình khỉ với sự chung thủy và kiên trì đáng nể. Khi ông Diểu bắn bị thương con khỉ đực, khỉ cái với lòng thủy

chung và sự tận tụy của nó (bản năng tự nhiên) đã chạy đến dìu con khỉ đực rồi cả

hai con khỉ vừa chạy vừa dìu lấy nhau thì ông Diểu đã văng khẩu súng săn về phía

chúng, những mong con khỉ cái sợ hãi mà buông con khỉ đực đã bị ông ta bắn trúng. Đúng lúc ấy, con khỉ con xuất hiện và đoạt lấy súng của ông.

Chi tiết con khỉ con đoạt mất súng của ông Diểu gây ấn tượng mạnh cho độc giả. Nó không lao vào tấn công ông Diểu để trả thù cho bố mẹ nó, cũng không sợ hãi bỏ chạy, không làm gì khác mà chọn việc đoạt lấy súng của ông Diểu: “Từ mô đá, bỗng nhiên con khỉ con xuất hiện. Nó túm lấy dây súng của ông kéo lê trên mặt đất” [45; tr.63]. cho thấy tự nhiên muốn ngăn chặn bàn tay phá hoại của con người. Phương tiện đi săn của ông ta là khẩu súng. Nó là vũ khí đe dọa sự tồn tại của lũ khỉ. Khi nó tước đoạt sự sống của khỉ bố, khỉ con đã đoạt súng của ông Diểu để loại trừ khả năng ông ta có thể giết thêm con khỉ nào khác. Tự nhiên có ngăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chặn con người nhưng con người vẫn muốn đuổi theo lấy lại vũ khí của mình để tiếp tục thực hiện ý muốn của mình. Sự giằng co ấy cho thấy tự nhiên không còn được bình yên như nó vốn có mà luôn phải đấu tranh với con người để tồn tại. Trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người đang diễn ra hiện nay có sự bất bình đẳng bởi chỉ có con người khai thác đến kiệt quệ các nguồn lợi từ tụ nhiên mà bù đắp chẳng đáng là bao trong khi tự nhiên cứ gồng mình lên đáp ứng các nhu cầu của con người. Tự nhiên đang phải giành giật sự sống với bàn tay tàn sát của con người. Khẩu súng săn của ông Diểu là một biểu tượng đắt giá cho ý đồ nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp muốn diễn đạt.

Khi bị khỉ con đoạt mất súng, ông Diểu đuổi theo con khỉ nhỏ để lấy lại nhưng không ngờ ông đã dồn nó đến bờ miệng vực khiến nó rớt xuống: “Việc ông Diểu dồn con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực đưa đến hậu quả khôn lường. Giữ chặt dây súng, nó lăn xuống miệng vực không chút chần chừ”[45; tr.63]. Con khỉ rơi xuống vực vẫn giữ chặt dây súng của ông Diểu, nó thà chịu rơi xuống vực chứ nhất định không chịu buông bỏ khẩu súng săn trả cho ông Diểu. Có lẽ sự lựa chọn mang theo khẩu súng cùng rơi xuống vực của nó là muốn lấy đi phương tiện trợ giúp con người trong việc tàn sát đồng loại của nó. Khỉ con tha khẩu súng rồi rơi xuống vực là một dụng ý của nhà văn. Súng biểu tượng cho sự huỷ diệt. Khỉ con là biểu tượng cho tương lai của những sinh linh ở chốn rừng núi. Hình ảnh “Giữ chặt dây súng, nó lăn xuống miệng vực không một chút chần chừ” không chỉ là hành động của một con khỉ nữa mà là lời lên án của thiên nhiên dành cho con người, là sự phản đối của thiên nhiên trước hành động của con người. Sự hi sinh “không chút chần chừ” cùng với tiếng “rú thê thảm của con khỉ nhỏ” là lời cảnh báo. Là phản ứng của thiên nhiên không chỉ với ông Diểu mà còn cho cả loài người. Khi chứng kiến cảnh tượng con khỉ con rơi xuống vực, ông Diểu sợ hãi:

“Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm. Ông đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. Từ dưới sâu hun hút vang lên một tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong ký ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Diểu lùi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại kinh hoàng. Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật. Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy như ma đuổi thế này”[45; tr.63].

Khi đã phá vỡ sự tĩnh lặng và không gian sống của bầy khỉ, nhất là khi chứng kiến con khỉ con nhào xuống vực, ông Diểu sợ hãi trước thiên nhiên. Màn sương dâng lên đầy tử khí như muốn nói cái chết của tự nhiên bùng lên oán giận. Trước phản ứng của tự nhiên, con người trở nên yếu đuối và nhỏ bé, không đủ dũng khí đối diện với vẻ mặt đáng sợ của tự nhiên. Sự sợ hãi, hoảng hốt khiến con người không còn làm chủ được trạng thái của minh. Họ chỉ còn biết bỏ chạy để tránh phải đối diện với tự nhiên đầy vẻ kinh dị và tử khí. Niềm vui khi bắn hạ đươc con khỉ đực không tồn tại lâu trong tâm trạng của ông Diểu, thay vào đó là sự run sợ khi làm điều ác.

Tại sao tác giả lại chọn con khỉ con là con bị rơi xuống vực thẳm mà không phải là con khỉ bố hay khỉ mẹ? Đó là ngụ ý của tác giả khi muốn nói đến sự hủy diệt những tương lai của tự nhiên mà con người đã thực hiện, những mầm sống non nớt của tự nhiên cũng đang trên bờ vực thẳm bởi nguy cơ hủy diệt do bàn tay con người gây ra. Con khỉ con là một biểu tượng của tự nhiên trong tương lai. Nó không phải đang đứng trên bờ vực thẳm mà đã bị rớt xuống vực. Cũng không phải vô tình nó bị rơi xuống vực mà do ông Diểu dồn nó đến miệng bờ vực. Những thế hệ tương lai của những loài động vật quý hiếm trong rừng đã bị đẩy xuống cái vực đầy tử khí. Cái chết đáng thương sẽ đợi chờ chúng, nguy cơ tuyệt chủng của biết bao nhiêu loài động vật hoang dã sẽ xảy ra bởi nòng súng săn mà con người đang chĩa vào chúng.

Tự nhiên đang đòi lại những gì thuộc về tự nhiên. Điều này được thể hiện ở chi tiết con khỉ cái lẽo đẽo đi theo ông Diểu khi ông ta vác con khỉ đực bị thương xuống núi. Khỉ cái muốn giành giật với ông Diểu con khỉ chồng của nó, giành lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống tự nhiên cho con thú bị con người cướp khỏi rừng và có nguy cơ mất đi mạng sống của mình:

“Đi được một quãng, ông Diểu quay lại thì vẫn thấy nó lẽo đẽo đằng sau. Thật khốn nạn quá! Ông Diểu đặt con khỉ đực xuống đất rồi nhặt đất đá đuổi con khỉ cái. Nó kêu the thé rồi chạy biến đi. Chỉ được một lúc, ông Diểu ngó lại thì vẫn thấy nó lẵng nhẵng bám theo. Cái bộ ba ấy cứ thế lầm lũi xuyên rừng. Con khỉ cái cũng thật kiên trì. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo dõi. Bị đòi ăn vạ”[45; tr.66]. Sự đeo bám tìm cách giành giật lại sự tự do cho đồng loại từ tay con người của con khỉ cái khiến ta phải suy ngẫm. Ông Diểu đã tách con khỉ đực ra khỏi cuộc sống bầy đàn của nó khiến sự ổn định và đầy đủ của đàn bị xáo trộn và thiếu hụt, lẽ tất nhiên chúng sẽ tìm cách lấy lại sự cân bằng cho chúng nên chúng không bỏ cuộc. Tự nhiên có quy luật tồn tại của tự nhiên. Con người đã lợi dụng sức mạnh của khoa học kĩ thuật làm tổn thương tự nhiên, xáo trộn sự bình yên và ổn định của tự nhiên. Đòi quyền bình đẳng, đòi ăn vạ khi bị tổn thương là điều chắc chắn tự nhiên sẽ làm.Với kỹ năng viết bậc thầy, qua Muối

của rừng, tác giả đã khơi dậy trong lòng người đọc lòng trắc ẩn và tính nhân văn

sâu sắc. Đọc xong Muối của rừng người ta mới thấy động vật cũng còn biết yêu thương nhau huống chi là con người. Nó cũng có cuộc sống gia đình với vợ, chồng, con cái. Tại sao con người lại nhẫn tâm vì muốn tìm nguồn vui cho mình mà làm tổn hại đến những con thú vô tội. Con người vẫn không bị tổn thất gì nếu không giết hại chúng, tại sao giết hại động vật hoang dã như vậy?

Tự nhiên không hét lên nhưng tìm cách lột truồng ông Diểu, cướp đi cái thể hiện sự văn minh ở con người, đưa con người về hình hài nguyên thủy của họ khi đối diện với tự nhiên. Chi tiết tổ mối dùn lên cuốn hết quần áo của ông Diểu cho thấy tự nhiên cũng khéo biết cách trêu chọc con người: “Đến chỗ lùm cây dây leo nấp chờ ban sáng, ông Diểu dừng lại để tìm mũ áo và nắm xôi nếp. Ở đấy đùn lên một đống mối to gần bằng cây rạ. Đống mối nhớp nháp một thứ đất đỏ au, trên đấy đầy những cánh mối ướt rụi. Khốn nạn, dây vào tổ mối thì những đồ vật của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ông thành cám” [45; tr.65]. Đống mối đùn lên nuốt chửng bộ quần áo, mũ và cả nắm xôi nếp mà ông Diểu đã để ở đó. Phản ứng của tự nhiên thật khéo qua cách thể hiện rất ẩn ý mà Nguyễn Huy Thiệp đã lựa chọn. Đống mối vùi lấp đi bộ quần áo vốn được coi như một trong những biểu tượng của sự văn minh nơi con người. Xưa nay, quần áo bên cạnh giá trị thẩm mĩ thì trước hết nó được xem như một cách con người ứng phó với tự nhiên, với những lúc nóng, lạnh mà họ đối diện. Nay bị cuốn vùi, không còn gì để thể hiện sự văn minh, cũng không còn gì để ứng phó với thời tiết, với tự nhiên nữa, ông Diểu chẳng khác nào bị đẩy lùi về tiền sử.

Khi tìm đến với khu rừng và bắt đầu cuộc săn đuổi con mồi ưng ý, ông Diểu đã tự mình trút bỏ dần từng lớp văn minh trên người, đến cuối cùng, tổ mối nuốt chửng đống quần áo của ông, đến cái quần cuối cùng mặc trên người ông ta đành phải dùng để băng vết thương cho chính con khỉ bị ông bắn bị thương. Hành động này có phần nào đền bù được tổn thương mà ông Diểu gây ra cho con khỉ. Cuối cùng, ông Diểu trở về sau cuộc săn với hình hài trần truồng, súng cũng bị mất, con mồi săn được và mất bao công sức vác xuống núi cũng đã phóng sinh. Một người đi săn được trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại nhưng khi bước vào rừng đã trút bỏ mọi thứ vướng víu, màu mè, phục trang của xã hội để quay về đúng với cái bản thể của mình. Với hình hài nguyên thủy ấy, bóng của ông Diểu nhòa vào màn mưa. Thiên nhiên đã xóa nhòa hình ảnh của ông. Con người khi ấy trở nên bé nhỏ trước tự nhiên, cái hình ảnh oai phong khi ông Diểu nổ súng bắn con khỉ đực không còn nữa, điều còn lại lúc ấy chỉ là một con người cô đơn, lầm lũi đi trong màn mưa xuân.

Con người hiện đại đã ăn lẹm vào tự nhiên, điều này gây nên những xung đột. Đây là xung đột hình thành vừa có ý thức vừa vô ý thức của con người. Ông Diểu đi săn chỉ để thỏa cái thú vui và thử cái khẩu súng săn anh con trai mới gửi về cho. Nhưng chính cái thú vui ấy của ông ta đã phá vỡ sự bình yên của một gia đình khỉ. Tất cả các thành viên trong gia đình con khỉ đều bám theo từng hành vi của ông khiến cho ông ta lúc nào cũng toát mồ hôi. Sự cố ý của ông ta là muốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

săn con mồi nào xứng tầm với khẩu súng, ông ta cố ý nhắm vào đàn khỉ chứ không hề vô tình sát thương con khỉ đực. Chính cái cuộc sống hoang dã rất đỗi bình yên, giản dị ấy đã và đang bị tước đoạt từng ngày bởi chính bàn tay của con người cho những thú vui tiêu khiển và mục đích kinh tế. Sự sợ hãi đến toát mồ hôi của ông Diểu cho thấy ông ta không thể ngờ rằng hành vi tưởng như mang tính chất tiêu khiển của mình lại gây nên hậu quả đáng sợ như vậy. Điều này cũng nói lên rằng con người với những hành vi có lúc là vô ý thức của mình đã làm tổn hại đến tự nhiên, làm đau và gây nên những vết thương cho tự nhiên. Con người cần điều chỉnh lại hành vi của mình, cần nhận thức rõ hơn về hậu quả sẽ xảy ra khi mình tác động một cách có hại vào tự nhiên.

Tự nhiên trong truyện ngắn Muối của rừng với biểu tượng là con khỉ đực dù đã bị ông Diểu làm tổn thương nhưng chưa bị tước đoạt mạng sống. Khi chứng kiến con khỉ đau đớn vì vết thương do mình gây nên, ông Diểu đã động lòng trắc ẩn, đã cảm thấy có lỗi, nhất là khi con khỉ cái cứ lẽo đẽo bám theo ông khi ông vác con khỉ đực xuống núi. Với cảm giác hối hận của một kẻ đã toan làm điều ác nhưng đã kịp dừng tay: “Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay nơi sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. - “Thôi tao phóng sinh cho mày”. Quyết định phóng sinh cho con khỉ là hành động thể hiện rõ nhất sự hối hận của con người khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55 - 70)