9. Bố cục của luận văn
1.3.2. Con người và thiên nhiên trong văn học trung đại
Tiếp mạch cảm xúc từ văn học dân gian, các tác giả văn học trung đại cũng đến với thiên nhiên để tìm cảm hứng sáng tạo, hòa mình vào thiên nhiên và tìm hình ảnh của mình trong đó, đồng thời cũng mượn các đối tượng của tự nhiên để bày tỏ cái tôi của mình, bộc bạch tâm sự và thể hiện khí chất của đấng quân tử trong thiên hạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện thực, vừa bình dị vừa nên thơ lại gần gũi với cuộc sống con người. Thiên nhiên ấy cứ đi vào thơ văn một cách tự nhiên và mộc mạc nhưng cũng không kém phần tinh tế. Một trong những tác gia văn học trung đại tiêu biểu là Nguyễn Trãi. Ông đã dành phần nhiều các sáng tác của mình cho thơ về thiên nhiên. Trong thơ ông, thiên nhiên hiện lên với sức sống riêng và vô cùng sinh động với đầy đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương hoa. Cảnh vật thiên nhiên nhờ ông trở nên có tình, có ý, có cá tính, có tâm tư và trong trắng, cao khiết, trung hậu, hiền hòa. Cảnh vật thiên nhiên với nhà thơ là bạn bè, là thầy trò, có khi là con cái:
Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động,
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về. [44]
Trong thơ Nguyễn Trãi ta thấy trúc, mai, mây, gió, chim, bướm, suối, thông, hoa, trăng, hồ, đá là những người bạn nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây, quấn quýt lấy nhà thơ. Đây cũng là nét cơ bản trong văn học trung đại khi viết về thiên nhiên. Ta cũng bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên đậm chất Việt, hình ảnh chắt lọc mang đặc trưng riêng có của mùa xuân:
Trong tiếng cuốc kêu xuân đó muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.
Do thời phong kiến, đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác, chủ trương vô vi, sống hoà vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm thức người trung đại một ý thức rất coi trọng thiên nhiên. Do vậy, điều dễ thấy nhất trong thơ ca trung đại là sự xuất hiện rất thường xuyên của hình ảnh vũ trụ và thiên nhiên. Hầu như trong tác phẩm của các nhà thơ lớn, thiên nhiên và không gian bao la khoáng đạt của nó có một vị trí hết sức quan trọng. Thiên nhiên còn là một nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời trung đại. Chốn quan trường lao xao, nhiều tranh chấp, không thích hợp cho những bậc quân tử nên họ thường tìm về thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã, vui thú điền viên để giữ tinh thần luôn được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thanh tịnh. Thiên nhiên lúc này không còn mang cái vẻ bao la, huyền bí nữa mà nó đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỷ của thi sĩ. Trong Ngôn chí - bài 20, Nguyễn Trãi viết :
Cây rợp, tán che am mát,
Hồ thanh, nguyệt hiện bóng tròn Cò nằm, hạc lặn nên bầy bạn
Ấp ủ cùng ta làm cái con [39; tr.650].
Thiên nhiên tượng trưng cho lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người trong văn học trung đại. Tùng, cúc, trúc mai là biểu thị hình ảnh con người thanh cao, cứng cỏi (nên Nguyễn Trãi mới ví mình như cây tùng, cây bách sương giá đó quen); lâm, tuyền (rừng, suối) hay chốn làng quê, ruộng đồng là thú ẩn đật, tránh xa thế sự nhiều tục lụy, nhiễu nhương như trong bức tranh thu tuyệt vời của cụ nghè Tam Nguyên Yên Đỗ mang đến một cảm giác thoát tục, bay bổng:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo …
Người ta nhìn thấy một phẩm chất nhất định và tốt đẹp ở sự vật và bản thân mình cũng có phẩm chất ấy nên thường thấy văn thơ trung đại có sự gán luôn cho cảnh vật phẩm chất kiên cường, bất chấp gian nan, thử thách ở cây tùng cây bách “tuế hàn nhi tri rùng bách chi hậu điêu”. Với thi pháp ước lệ, tượng trưng, thiên nhiên còn được dùng là thước đo, làm chuẩn mực để đánh giá, so sánh với vẻ đẹp của con người, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ và khí chất của người quân tử. Chính vì thế mà ta bắt gặp những câu thơ trong Truyện Kiều đã lấy trăng, hoa, tuyết, liễu, mây, làn nước mùa thu hay dãy núi mùa xuân để làm chuẩn mực so sánh với nét đẹp của Kiều và Vân:
... Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da ... Làn thu thủy, nét xuân sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Như vậy, có thể thấy rằng văn học trung đại viết rất nhiều về thiên nhiên. Các tác giả trung đại vốn chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho học thường gửi gắm ý chí vào thiên nhiên, xem thiên nhiên là một đối tượng để nhận biết về mình hoặc đứng trước vẻ đẹp của tự nhiên thì tức cảnh sinh tình. Nhưng điểm chung lại là, dù thiên nhiên nào thì đó cũng là tình yêu đất nước hoặc thể hiện sự tương thông giữa người và cảnh - về với tự nhiên để giữ khí tiết phẩm giá con người.
Trong các tác phẩm văn học trung đại, thiên nhiên không hiện lên trong thế đối trọi với con người, không có thái độ đe dọa, không có sự lo sợ của con người khi đối diện với tự nhiên. Chỉ có sự hòa hợp giữa hai đối tượng này và những vẻ đẹp của tự nhiên còn được dùng làm thước đo, làm chuẩn mực để đánh giá vẻ đẹp của con người, làm tấm gương phản chiếu khi chất của người quân tử. Chính bởi lẽ đó, thiên nhiên trở nên một người bạn tâm giao, dịu dàng nép vào trang thơ của các nhà nho như một người thiếu nữ đương thời được giáo dục đầy đủ biết cách giữ lễ nghĩa, không hề bộc lộ sự giận giữ trước các đấng quân tử.
Từ văn học dân gian đến văn học trung đại là một chặng đường thế giới tự nhiên đi vào văn học và ở đó đã có sự phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là mối quan hệ hài hòa, thân thiết, tri âm tri kỷ, là thái độ hòa hợp khi “chung sống” trong môi trường sinh thái.