9. Bố cục của luận văn
3.3. Nghệ thuật lựa chọn chi tiết
“Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói” [10; tr.59].
Nguyễn Huy Thiệp viết về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong các truyện ngắn của mình với dung lượng không nhiều nhưng lại phản ánh được vấn đề lớn. Điều này có được nhờ khả năng lựa chọn chi tiết một cách đắt giá. Không có chi tiết nào thừa, không có chi tiết nào không có ý đồ nghệ thuật của tác giả. Tất cả đều như những viên gạch xây dựng nên ý nghĩa của tác phẩm mà không thể rút bớt viên gạch nào khỏi kết cấu vững chắc và hoàn chỉnh ấy.
Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của tự nhiên khiến người đọc như muốn nhào đến không gian ấy để tận hưởng, để say đắm. Dù viết không nhiều nhưng những chi tiết ấy đủ để người ta nhận thấy một óc quan sát tinh tế và cảm quan sinh thái nhạy cảm của Nguyễn Huy Thiệp khi đứng trước tự nhiên. Còn gì tuyệt hơn khi trang văn hiện lên một khung cảnh ở rừng với bầu không khí trong lành và mát mẻ của tiết trời mùa xuân: “Sau tết Nguyên Đán khoảng một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân. Khoảng thời gian này mà đi trong rùng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của một con sóc nhỏ trên cành dâu da” [45; tr.59].
Và một mủa đông hiện lên với những gì bình dị nhất nhưng sao đẹp lạ: “Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả ánh hào quang rực rỡ của mình. Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền xoáy thành lốc nhỏ”… “Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt. Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám” [45; tr.11].
Với chi tiết con khỉ con xuất hiện túm lấy dây súng của ông kéo lê trên mặt đất, tác giả đã nói được nhiều điều hơn thế. Không đơn thuần là miêu tả hành động của con khỉ con, chi tiết này được lựa chọn sau sự kiện con khỉ bố trong gia đình khỉ bị ông Diểu bắn bị thương, sau đó con khỉ cái dìu khỉ đực chạy trốn. Chi tiết này cho thấy sự phản ứng của con vật, của tự nhiên khi bị con người làm tổn thương, nó ngăn chặn bàn tay con người bằng việc đoạt lấy phương tiện con người sử dụng trong cuộc tàn sát tự nhiên của mình. Qua chi tiết này, tác giả cho người đọc nhận thấy phản ứng đầu tiên của tự nhiên khi bị con người xâm phạm, can thiệp vào cuộc sống hoang dã của chúng.
Con người đang dồn tự nhiên đến bước đường cùng và đang đẩy tự nhiên xuống vực thẳm. Lời cảnh tỉnh này của tác giả hướng đến công chúng thông qua chi tiết: “Giữ chặt dây súng, nó lăn xuống miệng vực không chút chần chừ. Vì ít kinh nghiệm, nó không tìm ra giải pháp nào khác trong trường hợp ấy” [45; tr.63].
Chi tiết đống mối đùn lên cuốn hết quần áo, giầy tất của ông Diểu, cả nắm xôi ông mang theo lúc sáng cũng biến mất theo cũng là một chi tiết nhiều ẩn ý: “Đến chỗ lùm cây dây leo nấp chờ ban sáng, ông Diểu dừng lại để tìm mũ áo và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xôi nếp. Ở đấy đùn lên một đống mối to gần bằng cây rạ. Đống mối nhớp nháp một thứ đất mới đỏ au, trên đấy đầy những cánh mối ướt rụng” [45; tr.65]. Thiên nhiên đã không còn im lặng được nữa, nó đã có những động thái nhất định nhằm trả đũa con người. Ông Diểu đã mất đi cả những thứ thể hiện sự văn minh của loài người, mất cả miếng ăn phòng khi đói. Đó cũng là tiên liệu, là dự báo của nhà văn về tương lai của con người nếu tiếp tục chọc giận tự nhiên.
Trong truyện ngắn Sói trả thù, chi tiết gây ám ảnh nhất khi vẽ lên chân dung tàn nhẫn của một kẻ đi săn như ông Nhân chính là khi ông ta bắn chết con sói cái già khi nó đang cố gắng vào hang cứu lũ con của mình: “Ông Nhân đã lia cả vào lưng con sói một chùm đạn ghém”. Sự truy bức con sói đến cùng của ông Nhân và phường săn cùng hành động nhẫn tâm của ông Nhân đã khiến người ta thấy sợ hãi. Chiến tích của ông ta đồng nghĩa với cái chết của những con thú vô tội. Sát hại tự nhiên một cách khủng khiếp, lòng tham vô đáy của con người khi đã bắn hạ gần hết đàn sói rồi vẫn không chịu tha cho mẹ con nhà sói. Điều này khiến người ta hình dung đến một kẻ sát nhân thật đáng sợ. Lời lên án con người không biết điểm dừng, khai thác cùng kiệt tự nhiên là phần chìm của tảng băng trong chi tiết này.
Chi tiết: “con sói tru lên một tiếng rồi phóng chạy về phía rừng, trên cổ vẫn còn lòng thòng một đoạn dây ngắn” cũng là một trong những chi tiết đắt giá. Sự can thiệp quá mức của con người vào tự nhiên dù đã được nhận thức ra, dù đã ân hận thì tự nhiên vẫn bị tổn thương. Con sói hoang vẫn mang dấu vết của sự can thiệp ấy khi được trở lại với chính môi trường hoang dã của nó khi trên cổ vẫn còn sợi dây xích.
Những chi tiết được nhà văn lựa chọn luôn khiến người đọc phải giật mình, phải bất ngờ bởi khả năng gợi hình ảnh và ý nghĩa của nó. Phần chìm của tảng băng chính là những chi tiết ấy
Một điều hết sức đáng quan tâm trong các tác phẩm viết bằng cảm quan sinh thái của mình, các nhân vật bao giờ cũng được Nguyễn Huy Thiệp đặt vào các sự kiện trọng đại để họ có thể bộc lộ, tính cách, phẩm chất. Trước những sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiện đó nhân vật đã cố gắng chinh phục, vượt qua thử thách, cố gắng để đạt mục đích của mình. Nhưng kết cục, cái họ nhận lại không được như mong muốn ban đầu, thậm chí còn là cái kết không có hậu. Lão thợ săn trong Con thú lớn nhất
“suốt đời lão chỉ săn được những con chim, con thú bình thường … chưa bao giờ lão săn được con thú lớn ba bốn tạ thịt” và lão rất khổ tâm, dằn vặt về điều đó. Lão mơ ước săn được một con thú thật lớn. Quả đúng là lão đã săn được con thú lớn nhất cuộc đời của mình - chính là lão. Con mồi lão dùng cho cuộc săn cuối cùng lại chính là cái xác tội nghiệp của mụ vợ. Sự kiện lão thợ săn ngụ cư bắn chết vợ mình khiến người đọc ngỡ rằng lão đã ân hận và dừng lại ý định tiếp tục nghề săn bắn của mình. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược, lão vẫn tiếp tục thể hiện bản chất tàn nhẫn của mình khi quyết định lấy xác của vợ làm mồi săn. Việc lựa chọn sự kiện này để nhân vật bộc lộ bản chất của mình thông qua quyết định và hành động của họ là một lựa chọn chính xác, có khả năng phản ánh cao của Nguyễn Huy Thiệp.
Người thợ săn trong Sói trả thù may mắn có được một cậu con trai “đẹp như tiên đồng” với người vợ thứ ba và trong cuộc săn chó sói ông đã thành công khi săn được con sói cái đầu đàn rất tinh ranh mưu mẹo, thậm chí còn bắt được con sói con về nuôi. Sự kiện cậu con trai của ông Nhân bị con sói cắn chết vào đúng ngày cũng ma năm nó mười ba tuổi là một lựa chọn không hề vô tình của nhà văn. Sự kiện đánh dấu sự trưởng thành cũng là khi chấm dứt sự tồn tại trên đời của thằng bé San. Nó đã phải “khát nước” bởi đời cha nó “ăn mặn”. Nó trả giá bằng mạng sống cho những tội ác mà bố nó đã gây ra cho những con thú vô tội đã chết trong những cuộc đi săn; bố nó trả giá bằng việc mất đi đứa con trai duy nhất của mình.
Các sự kiện diễn ra trong cuộc đời của các nhân vật đều được Nguyễn Huy Thiệp chọn lọc và sắp xếp hợp lý, đều có giá trị biểu đạt tư tưởng của nhà văn. Trong những câu chuyện được tác giả kể lại với dung lượng không nhiều thì việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chọn chi tiết và sự kiện càng trở nên quan trọng hơn. Đúng là văn chương luôn có cái ý ngoài lời tạo nên sức mạnh và lực hấp dẫn muôn thuở của nó.