Con người và thiên nhiên trong văn học hiện đại

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 106)

9. Bố cục của luận văn

1.3.3. Con người và thiên nhiên trong văn học hiện đại

Nếu như cha ông ta đã sáng tạo nên những tác phẩm văn chương mang tầm văn hóa lớn khi phản ánh mối quan hệ hoài hòa giữa con người và tự nhiên một cách thành công thì ắt hẳn khi đó con người và tự nhiên thực sự hòa hợp. Từ khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển hiện đại, từ khi nhận thức của con người vể giới tự nhiên còn chưa tường tận, văn hóa ứng xử của con người với tự nhiên trong văn học đã được đề cao. Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội hiện đại: tại sao khi con người càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, nhận thức của con người về thế giới tự nhiên càng tường tận thì con người lại ứng xử thiếu tôn trọng tự nhiên? Đó là vấn đề mà văn học hiện đại cần chung tay với xã hội giải đáp bài toán văn hóa này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Văn học hiện đại không hề thiếu những tác phẩm nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Vẫn dạt dào những áng thơ viết về những vẻ đẹp của tự nhiên, vẫn đầy ắp những trang viết trong các tác phẩm tự sự nói về tự nhiên và con người (dù hòa hợp hay đối nghịch). Đặc biệt, trong mảng sáng tác viết về đề tài miền núi, không thiếu những tác phẩm viết hay, xúc động và sâu sắc khi nói đến mối quan hệ của tự nhiên và con người. Tiêu biểu phải kể đến thơ Mai Văn Phấn, các tác phẩm của Cao Duy Sơn (Ngôi nhà xưa bên suối), Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi), Nguyễn Ngọc Tư, (Nước như nước mắt), Nguyễn Minh Châu (Sống

mãi với cây xanh), Nguyễn Khắc Phê (Thập giá giữa rừng sâu), Sương Nguyệt

Minh (Chuyến đi săn cuối cùng), Vi Hồng (Đường về với mẹ chữ) và nhiều tác giả tác phẩm khác của văn học hiện đại đã khai thác có hiệu quả các đề tài tự nhiên, nhưng không phải chỉ để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên mà còn thể hiện một niềm khắc khoải với những nguy cơ sinh thái, bày tỏ nỗi đau đớn vì những vẻ đẹp tự nhiên ngày một biến mất nhằm thức tỉnh tinh thần sinh thái trong ý thức xã hội. Đặc biệt trong mảng văn xuôi miền núi thì quan hệ giữa con người với tự nhiên càng được nói đến một cách đậm nét hơn cả. Điều này được tác giả Phạm Duy Nghĩa nói đến rất cụ thể trong nghiên cứu của mình. Chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh rằng văn học hiện đại vẫn không hề thiếu những tác phẩm nói đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nhưng mối quan hệ ấy không được phản ánh giống như trong văn học hiện đại nữa. Nó có đặc điểm mới do tính thời đại mang lại. Không phải riêng Nguyễn Huy Thiệp viết về vấn đề sinh thái mà có rất nhiều nhà văn khác cũng nói. Nhưng ông nói sớm, nói trúng, nói hay, nói sâu và độc đáo dưới cái nhìn của một người miền xuôi có một quãng thời gian gắn bó với rừng; cái nhìn ấy khách quan và quyết liệt trước thực trạng rừng đang chảy máu. Đó chính là điểm khác biệt với các nhà văn khác và cũng là giá trị đáng trân trọng của các tác phẩm viết về rừng của nhà văn đa tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với những khái niệm công cụ đã đưa ra, chúng tôi sử dụng làm điểm tựa để khám phá các tầng nghĩa bên trong mỗi chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời cũng nhờ đó để làm sáng tỏ thêm quan điểm của mình khi đưa ra các kết quả nghiên cứu trong phạm vi luận văn.

Có thể nói văn học Việt Nam từ Dân gian đến Trung đại đều đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Trong chừng mực nhất định của sự nhận thức cũng như quan niệm đương thời, mối quan hệ đó được xây dựng và tồn tại trong sự hòa hợp và được điều hòa theo hướng tích cực. Điều đó tuy không cạn kiệt trong văn học hiện đại nhưng xã hội hiện đại đang đòi hỏi văn học phản ánh chân thực sự mâu thuẫn và xung đột đang nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đồng thời góp phần tích cực vào việc điều hòa mối quan hệ đó, góp phần tạo dựng một môi trường sinh thái ổn định và bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

QUAN HỆ GIỮA CON NGƢỜI

VÀ THIÊN NHIÊN TRONG CẢM QUAN SINH THÁI QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Marx khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con người là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên [15]. Như vậy có thể thấy giữa con người với tự nhiên cần có sự bình đẳng trong mối quan hệ hai chiều. Vấn đề này không phải bây giờ mới được các nhà văn nói đến mà từ lâu đã xuất hiện trong văn học dân gian cũng như văn học trung đại. Tuy nhiên, với mỗi thời đại, cách phản ánh và nôi dung phản ánh của vấn đề này có sự khác biệt rõ rệt.

Dưới cảm quan nhạy bén và tinh tế, Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận một cách mới mẻ và thẳng thắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay. Ông đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình thông qua những hình tượng nghệ thuật để chuyển những vấn đề ấy vào tác phẩm một cách khéo léo và hiệu quả.

2.1. Con ngƣời và thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó yêu thƣơng

Nếu như văn học dân gian và văn học trung đại xem các đối tượng tự nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác, là chiếc gương soi chiếu tâm trạng, là mẫu mực để nói đến vẻ đẹp và phẩm tiết của con người thì văn học hiện đại cũng sử dụng các đối tượng tự nhiên vào các mục đích sáng tác như vậy. Trong văn học thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thiên nhiên là người bạn trên đường hành quân của người lính, là nơi trút bầu tâm sự của anh lính trẻ trong những đêm đứng gác: Đầu súng trăng treo; là ánh trăng non đầu tháng lung linh huyền ảo trong mắt người lính lái xe Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu; là người mẹ hiền vĩ đại chở che bộ đội Cụ Hồ trước mưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bom bão đạn của kẻ thù: rừng che bộ đội, rừng vây quân thù; là cánh rừng U Minh giàu có và anh hùng; là rừng cây xà nu bạt ngàn ngút tầm mắt bao bọc dân làng Xô Man anh dũng… Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ Nhớ con sông quê

hương cũng đã miêu tả thiên nhiên của quê hương với hình ảnh con sông đẹp và

gắn bó cùng những kỉ niệm tuổi thơ:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…

Nhà văn Vi Hồng cũng dành tình cảm cho thiên nhiên miền núi rất sâu đậm. Hình ảnh con thác Chín Thoong được miêu tả trong Tháng năm biết nói mới đẹp làm sao! Nhất là cảnh hai bên bờ khiến cho ta không thể không bị mê hoặc: “Dòng Chín Thoong nước đang kéo màu chàm, con nước còn mạnh nhưng nó đã trong văn vắt, màu nước xanh biếc như tàu lá dong độ con gái… Nắng rực rỡ. Trăm con sóng bắt lấy ánh nắng làm thành nghìn chiếc gương nhoang nhoáng chảy xuống thác ào ạt. Nắng nằm sõng soài trên các sườn núi đá quanh co. Nắng nằm ưỡn trên mặt vực Chín Thoong như chiếc chiếu màu vàng khổng lồ trời thả xuống cho cặp tân hôn thuồng luồng” [17; tr.18].

Tiếp nguồn cảm hứng muôn thủa của văn học tự cổ chí kim, Nguyễn Huy Thiệp cũng dành những trang viết của mình cho thiên nhiên với tình cảm tha thiết, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp và rung động trước những vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Ông viết trong những truyện ngắn của mình những câu chuyện khác nhau nhưng trong đó luôn có những đoạn dành để ông thả vào cái say đắm của mình trước thiên nhiên. Tình yêu cuộc sống không chỉ yêu con người mà còn là tình yêu dành cho vạn vật trong thế giới tự nhiên. Chảy đi sông ơi không phải là một thiên truyện ngắn chỉ dành để nói về con sông mà ẩn sau đó một ý nghĩa khác. Dưới cái nhìn tinh tế của Nguyễn Huy Thiệp, dòng sông hiện lên trong một không gian tươi sáng. Quang cảnh thiên nhiên nơi bến Cốc đẹp và tràn trề nhựa sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

“Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả ánh hào quang rực rỡ của mình. Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền xoáy thành lốc nhỏ”… “Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt. Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám” [45; tr.11].

Sông gắn bó với những kỉ niệm thủa ấu thơ, nơi chốn bình yên con người tìm về và nhung nhớ mỗi khi đi xa. Thiên nhiên là những gì thân thuộc, như máu chảy trong huyết quản của con người nơi bến sông ấy. Một bến đò mơ màng và cô liêu hiện diện trong tâm trí của người con bến Cốc: “Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía Tây. Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng. Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo. Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợ thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía bên kia sông. Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy thao thiết líu ra líu ríu”. Vẻ đẹp của dòng sông mang nét bình dị và yên bình đến dịu dàng, tha thiết tựa hồ như một bản nhạc du dương làm say đắm lòng người. Đó là một bức tranh thiên nhiên mộc mạc nhưng đẹp mê hồn bởi chính sự tự nhiên thuần phác và hiền hậu vốn có của nó. Nó giống như một người bạn tâm giao, tri kỉ của “tôi” bởi “ngoài giờ đi học, thỉnh thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi”. Nhân vật “tôi” mê mải với con sông và những lao động trên sông, cảm nhận được những vẻ đẹp riêng có của con sông: “Ở trên mặt sông ánh sao mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng”. Nguyễn Huy Thiệp đã đặt nhân vật của mình trước thiên nhiên, trước vẻ bình yên của dòng sông để họ nhận ra chính mình, tìm lại khoảng lắng đọng nhẹ nhàng cho tâm hồn mình, tìm lại chính con người thật của mình, bảo tồn phần nhân tính thuần phác của bản thân họ trước những xô bồ ồn ã, trước những toan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tính bon chen cuồn cuộn của dòng sông cuộc đời đang xối xả như nước mùa lũ, đục ngầu và dữ dội.

Cũng miêu tả về sông nhưng khác với dòng Cốc, có một con sông quê khác lại thẹn thùng, e ấp như người thôn nữ vào mỗi buổi tinh sương thức dậy. Con sông có linh hồn, tâm trạng cứ sống mãi trong miền kí ức thiêng liêng của nhà văn: “Sương mù giăng giăng trên mặt sông. Khi ánh nắng lên, sương tan ra, sương tan ra rồi bay lên như khói như mây. Mặt sông lộ rõ, ngái ngủ và thẹn thùng” (Con

gái thuỷ thần). Phải là một người gắn bó với những con sông lắm, phải hiểu về

sông mỗi mùa lắm thì nhà văn mới viết được những lời hay đến vậy về sông. Cùng viết về dòng sông nhưng không dòng sông nào giống dòng sông nào, chúng đẹp và có nét riêng biệt không thể lẫn vào nhau. Sự giao cảm giữa lòng người và dòng sông sao mà tha thiết đến thế. Dường như trong truyện ngắn này, sông còn mang vẻ đẹp trong thế giới cổ tích bởi màn sương mù giăng trên sông. Nguyễn Huy Thiệp dành tình cảm nhiều cho thiên nhiên nhưng ông không vẽ lên một bức họa mĩ miều, sặc sỡ mà đưa những nét chì mềm mại để các đối tượng ấy hiện lên thật mộc mạc nhưng có khả năng khắc chạm vào ánh mắt và tâm trí người xem.

Khi viết về rừng, tác giả phóng bút bởi ông có thời gian dài hơn chục năm sống và làm việc ở Tây Bắc nên ông hiểu về rừng lắm. Chẳng thế mà rất nhiều truyện ngắn ông viết về con người và thiên nhiên nơi núi rừng. Trong truyện ngắn

Mưa Nhã Nam ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên huyền bí của rừng đêm:

“Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc. Mùi hương rừng nồng nàn”. Ông yêu rừng, say rừng và huy động toàn bộ các giác quan để cảm nhận hết cái tuyệt diệu của rừng nên đã thấy cái nồng nàn của hương rừng. Cái nhìn của tác giả đối với thiên nhiên luôn say sưa, trân trọng những biểu hiện dù là bé nhỏ của tự nhiên.

Và đây là vẻ huyền ảo bảng lảng không khí cổ tích của một không gian sống động, gợi cảm dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của tác giả: “Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt” (Những ngọn gió Hua Tát)…Vẻ đẹp khỏe khoắn mà tấm áo rực rỡ của thiên nhiên mang lại làm say đắm lòng người. Đó là một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thi vị, ngập màu sắc, thật thơ mộng.

Vẻ đẹp của thiên nhiên dưới con mắt của Nguyễn Huy Thiệp còn là cái bình dị mộc mạc của làng quê thanh bình trải dài những cánh đồng, thửa ruộng. Khi là một cánh đồng lúa đang thì con gái: “Lúa lên đòng nên có mùi thơm ngào ngạt. Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô mà dịu” (Chăn trâu cắt cỏ), khi là cảnh trí sau vụ gặt của nhà nông: “Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa. Mặt ruộng nứt nẻ. Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn”

(Những bài học nông thôn). Là cảnh vật về đêm nơi thôn dã trông như một bức

tranh thủy mặc dưới ánh trăng: “Ánh trăng soi rõ mồn một, trông thấy cả những rễ mía trông hơi giống đầu rẽ si đâm tua tủa ở các đốt cây. Rặng mía hắt bóng thẫm đen chạy dài trên mặt cát đã bị gió làm cho khô se đi nên rất mịn. Thỉnh thoảng gió đùa rào rào trong các bãi mía nghe lạnh cả người” (Con gái thủy thần). Vi Hồng cũng có một khung cảnh lãng mạn với ánh trăng quyến rũ trong Tháng năm

biết nói: “Trăng sáng, cái vực trở nên mênh mông, sóng rập rình bắc nghìn vòng

vàng trên vực. Những con cá sộp to đớp trăng ồm ộp, những đàn cá mương đi dạo trăng, tạo nên những tấm thảm hoa văn” [17; tr.53]. Hay trong Chồng thật vợ giả, Vi Hồng có một vầng trăng cũng đẹp và huyền diệu: “Trăng xanh rười rượi đổ tràn lênh láng xuống thác. Trăng dát vàng trên sóng. Sóng réo rắt ôm lấy những vầng trăng vàng uột” [18; tr.48].

Bác Hồ cũng viết rất nhiều về trăng. Trăng là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên: vừa mơ mộng, vừa bay bổng, nó đi vào thơ Bác một cách tự nhiên và có mối giao cảm thân thiện và tinh tế với con người. Trong bài Vọng nguyệt (Ngắm

trăng) Bác viết:

Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Một phần của tài liệu cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)