Có thể khái quát kết quả nghiên cứu về vấn ñề này thành hai xu hướng cơ bản: ðTNT với tư cách là một kỹ thuật, một thủ pháp của nhà văn trong xây dựng tác phẩm và ðTNT với tư cách là một
Trang 1MỤC LỤC
Trang
1.1 Một số khái niệm của lý thuyết hội thoại liên quan ñến lời ñộc thoại nội tâm 20 1.2 ðộc thoại nội tâm trong truyện ngắn 24 1.3 Tiêu chí nhận diện lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ 39
Chương 2: CÁC HÀNH ðỘNG NGÔN NGỮ CỦA LỜI ðỘC THOẠI
NỘI TÂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH
2.2 Phân biệt hành ñộng ngôn ngữ trong ñối thoại và hành ñộng ngôn ngữ
2.3 Tiêu chí xác ñịnh loại hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm nhân
2.4 Thống kê, miêu tả các hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
2.5 Những nhân tố chi phối việc lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc
Trang 2thoại nội tâm 97
Chương 3: NGỮ NGHĨA LỜI ðỘC THOẠI NỘI TÂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN HUY
3.2 Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa lời ñộc thoại nội tâm 113 3.3 Các nhóm ngữ nghĩa của lời ñộc thoại nội tâm 132
Chương 4: VAI TRÒ CỦA LỜI ðỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN HUY THIỆP,
4.1 Vai trò biểu hiện tâm lý và tính cách nhân vật trong tính ñối thoại của
4.2 Vai trò ñịnh hướng hành ñộng nhân vật trong cấu tạo lập luận của lời
4.3 Vai trò thể hiện phạm vi hiện thực trong tác phẩm qua sắc thái giới tính
4.4 Vai trò khắc họa phong cách ngôn ngữ tác giả của lời ñộc thoại nội tâm 191 4.5 Vai trò thể hiện sự ñổi mới thi pháp truyện ngắn của lời ñộc thoại nội tâm 195
Trang 3
MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1 Tần số xuất hiện của lời ñộc thoại nội tâm 74
Bảng 2.2 Các hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ 75
Bảng 2.3 Các hành ñộng ngôn ngữ tiêu biểu trong lời ñộc thoại nội tâm 98
Bảng 2.4 So sánh tương quan số lượng giữa hành ñộng hỏi và hành ñộng
khẳng ñịnh trong lời ñộc thoại nội tâm của nhân vật 107
Bảng 3.1.a Các không gian công cộng phổ biến 119
Bảng 3.1.b Các nội dung ñộc thoại trong không gian gia ñình 121
Bảng 3.1.c Các không gian gia ñình phổ biến 122
Bảng 3.3 Trạng thái tâm lý chủ thể khi ñộc thoại nội tâm 128
Bảng 3.3.a Các loại trạng thái tâm lý dương tính 128
Bảng 3.3.b Các loại trạng thái tâm lý âm tính 130
Bảng 3 4 Các nhóm ngữ nghĩa của lời ñộc thoại nội tâm 134
Bảng 3.4.a Các phương diện tìm hiểu về bản thân của chủ thể ñộc thoại 135
Bảng 3.4.b Các mối quan hệ giữa chủ thể ñộc thoại với những người xung
Bảng 3.4.c Những sự vật, hiện tượng khách quan ñược ñề cập trong lời ñộc
Trang 4Bảng 3.4.d Các nội dung triết lý nhân sinh trong lời ñộc thoại nội tâm 152
Bảng 3.4.ñ Các sắc thái tình yêu trong lời ñộc thoại nội tâm 154
Bảng 4.1 Vị trí của kết luận trong lập luận 169
Bảng 4.2 Tổ chức lập luận trong lời ñộc thoại nội tâm 175
Bảng 4.3 Số lượng hành ñộng hỏi trong lời ñộc thoại nội tâm của nhân vật nam
Bảng 4.4 Số lượng hành ñộng khẳng ñịnh, hành ñộng phủ ñịnh trong lời
ñộc thoại nội tâm của nhân vật nam và nhân vật nữ 182
Bảng 4.5 Các từ, cụm từ biểu thị khả năng trong lời ñộc thoại nội tâm các
Bảng 4.6 Các từ, cụm từ biểu thị cách diễn ñạt khẳng ñịnh/ phủ ñịnh trong
lời ñộc thoại nội tâm các nhân vật nam của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Trang 5BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
TT Nội dung viết tắt Ký hiệu viết tắt
Trang 6MỞ ðẦU
1 Lý do chọn ñề tài
1.1 Lời nói là khái niệm có ý nghĩa tiền ñề, là ñối tượng nghiên cứu trung
tâm của ngữ dụng học Không nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng tĩnh với những quy luật
và cấu trúc cứng nhắc, bất biến, ngữ dụng học chú trọng ñến việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt ñộng giao tiếp, xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ với những ngữ cảnh
và người dùng khác nhau Hướng tiếp cận này cho phép ngữ dụng học có thể nhận
ra những dạng thức, quy luật hành chức sinh ñộng và ña dạng của ngôn ngữ
1.2 Khi giao tiếp, lời nói ñược tổ chức thành hai dạng: lời ñối thoại và lời
ñộc thoại nội tâm (ðTNT) Lời ñối thoại luôn thể hiện mối quan hệ tương tác giữa người nói và người nghe trực tiếp, hiện diện trực quan trong quá trình nói năng Do vậy, nó là nguồn tư liệu quan trọng ñể ngữ dụng học tìm ra những nguyên tắc, ñặc tính hành chức của ngôn ngữ Trong ñời sống thực, lời ðTNT thường diễn ra ngầm
ẩn, không hướng ñến người nghe nào khác ngoài chính bản thân chủ thể ñộc thoại
Nó là dạng lời thoại ñược người nói sử dụng ñể giao tiếp với chính mình - người nghe ñặc biệt Những ñặc ñiểm này khiến việc nghiên cứu lời ðTNT từ lý thuyết hội thoại hầu như còn bỏ trống
1.3 Lời ðTNT tồn tại khá phổ biến trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ñể giao
tiếp, nhưng nó chỉ hiện diện rõ ràng, cụ thể ở tác phẩm nghệ thuật (kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn) Sự tái hiện ðTNT vào tác phẩm nghệ thuật tất yếu không thể ñảm bảo tuyệt ñối tính khách quan, nguyên bản của dạng lời nói này nhưng trên một mức ñộ nhất ñịnh, các nhà văn luôn phải tôn trọng các ñặc tính bản chất, các nguyên tắc nảy sinh và sự hành chức của nó Vì thế, khi chưa có ñiều kiện vật chất hoá lời ðTNT ở ñời sống thực, lời ðTNT trong tác phẩm nghệ thuật là một nguồn tư liệu ñủ tin cậy cho phép việc nghiên cứu về nó có thể ñạt ñược những kết quả cơ bản bước ñầu ðồng thời, tìm hiểu dạng lời nói này trong tác phẩm văn học cũng là tìm hiểu cách thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, góp phần nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả
Trang 71.4 Sau 1975, văn học Việt Nam chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, có
những chuyển ñổi mạnh mẽ về tư tưởng và phương pháp sáng tác Các tác phẩm tập trung thể hiện cuộc sống của con người cá nhân, những hậu quả mà chiến tranh ñể lại trong thời bình Trong sự ñổi mới ñó, thể loại truyện ngắn ñã ñạt ñược nhiều thành quả nhất
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong của tiến trình ñổi mới văn học Truyện ngắn của ông, ngay từ những năm ñầu của thập niên 80 (thế kỷ 20), ñã bộc lộ rõ khát vọng khám phá ñời sống nội tâm con người trong thời ñại mới, ñặc biệt là người lính trở về sau chiến tranh Lời ðTNT nhân vật là một phương tiện ngôn ngữ ñược ông sử dụng rất hiệu quả ñể phản ánh phạm vi hiện thực này, góp phần tạo nên dấu ấn phong cách ñộc ñáo của tác giả
So với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ là những nhà văn thuộc về thế hệ sau Trong những năm 90 (thế kỷ 20), ñây là hai tác giả truyện ngắn nổi tiếng Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất sắc sảo, thể hiện nổi bật trong lời thoại nhân vật Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ giàu nữ tính, phù hợp với việc tái hiện cuộc sống tâm hồn, tình cảm của các nhân vật nữ Khảo sát lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn của họ sẽ cho phép sự nghiên cứu về dạng lời nói này trở nên toàn diện, ñầy ñủ hơn
Từ những vấn ñề lý luận và thực tiễn ñặt ra nói trên, chúng tôi lựa chọn
ñề tài: Khảo sát lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
thuyết phương Tây hiện ñại như: Ulysse (James Joyce); ði tìm thời gian ñã mất (M Proust); Thời gian khổ (Dickens) ñã sử dụng ðTNT với tư cách là một “phương
Trang 8tiện” ñã tới kịp vừa may ñể diễn ñạt căn bệnh mới của thế kỷ trong tiểu thuyết mới
[25, tr.69] Sự xuất hiện của ðTNT một cách dày ñặc và mới lạ trong tiểu thuyết
hiện ñại ñã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ở ngoài nước cũng như trong nước
2.1.1 Những kết quả nghiên cứu về ñộc thoại nội tâm ở ngoài nước
Vấn ñề ñầu tiên mà các nhà nghiên cứu ở nước ngoài ñặt ra là xác ñịnh tư cách tồn tại của ðTNT trong tiểu thuyết và truyện ngắn Có thể khái quát kết quả nghiên cứu về vấn ñề này thành hai xu hướng cơ bản: ðTNT với tư cách là một kỹ thuật, một thủ pháp của nhà văn trong xây dựng tác phẩm và ðTNT với tư cách là một dạng lời thoại, ñược nhân vật sử dụng ñể thực hiện sự giao tiếp
Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là quan ñiểm của hai tác giả Wiliam Flin
Thrall và Mario Klarer Trong cuốn A handbook to literature (Cẩm nang văn học) tác giả Wiliam Flin Thrall nhìn nhận ðTNT chỉ là một kỹ thuật, trong ñó, luồng suy
nghĩ của một nhân vật trong một tiểu thuyết hoặc truyện ngắn ñược bộc lộ Nó ghi lại trải nghiệm cảm xúc bên trong của nhân vật trên từng cấp ñộ hoặc là sự phối hợp nhiều cấp ñộ tình cảm. Theo ông, ðTNT không phải là lời thoại mà là một hình
thức phi thoại (non - verbalize), ñược dùng ñể diễn ñạt cảm giác hoặc tình cảm
không diễn tả bằng lời [131, tr.243] Thống nhất với quan ñiểm này, Mario Klarer cũng khẳng ñịnh ðTNT là một kỹ thuật miêu tả trong ñó một nhân vật ñược ñặc
trưng hoá riêng biệt bằng suy nghĩ của chính nhân vật ñó mà không có thêm bất cứ lời bình luận nào Nó bị chi phối bởi tâm lý và liên quan ñến luồng suy nghĩ của nhân vật [127, tr.142] Như vậy, ðTNT ñã ñược nhìn nhận như một cách thức, một thủ pháp của nhà văn ñể biểu ñạt suy nghĩ, tình cảm, cảm giác bên trong, ngầm ẩn của nhân vật ðTNT không ñược xem là dạng lời thoại do nhân vật trực tiếp nói ra
ñể thực hiện sự giao tiếp trong một ngữ cảnh nhất ñịnh
Tiêu biểu cho xu hướng thứ hai là cách nhìn nhận của nhà ngôn ngữ học
V.B Kasevich trong giáo trình Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học ñại cương
Khi nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ông ñã nhận ra sự tồn tại của
những kiểu tư duy mà ở ñó hình thức lời nói ñược sử dụng nhưng dường như ñã bị
Trang 9rút gọn: nó chỉ giữ lại một số những yếu tố quan trọng nhất, còn tất cả những cái gì
là “tất nhiên” thì ñều không ñược thể hiện bằng lời nói [51, tr.18] Từ ñó, dẫn ñến
một thực tế thường gặp trong ñối thoại là ở những tình huống khá quen thuộc thì những cái ñược coi là ñã biết sẽ ñược bỏ qua, không ñược người nói và người nghe ñưa vào trong phát ngôn của mình ðiều ñặc biệt là tác giả Kasevich cho rằng: quá
trình “ép nén” các phương tiện ngôn ngữ như thế lại càng hiển nhiên hơn trong
trường hợp các ñộc thoại tưởng tượng, hoặc “ñộc thoại cho mình”, tức là khi không cần phải lo lắng ñể ñạt ñược sự lĩnh hội từ phía người ñối thoại [51, tr.18] Như vậy, ông ñã khẳng ñịnh: cả lời ñối thoại và lời ñộc thoại ñều có thể có những ñặc ñiểm hành chức giống nhau ñể tiến hành giao tiếp có hiệu quả Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của ðTNT, Kasevich còn chỉ ra một trong những quy luật quan trọng của nó: ðTNT là dạng lời nói không chịu sự chi phối từ một người nghe phân biệt như ñối thoại Xem xét ðTNT trong mối quan hệ với người nghe, Kasevich ñã khẳng ñịnh ðTNT là một dạng lời thoại ñược con người sử dụng ñể giao tiếp Vấn ñề thứ hai mà các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm khi tìm hiểu về ðTNT trong tiểu thuyết là xác ñịnh ðTNT, phân biệt nó với khái niệm dòng ý thức Hai khái niệm này có mối quan hệ gần gũi với nhau, ranh giới giữa chúng trong tiểu
thuyết nhiều khi khó phân biệt Tác giả Tamara Motilova trong bài ðộc thoại nội
tâm và dòng tâm tư ñã ñồng nhất hai khái niệm và cho rằng:
Nó xuất hiện như diễn từ không biểu ñạt thành lời của các nhân vật hoặc như diễn
từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như ñã mượn từ vựng và giọng ñiệu của nhân vật; hoặc như ñối thoại bên trong, ở ñó, giọng nói của nhân vật bị xẻ làm ñôi thành hai giọng phân biệt và ñối nghịch; nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn
[dẫn theo 25, tr 69-70].
Theo quan niệm trên, tác giả Motilova ñã chỉ ra những hình thức tồn tại của ðTNT Thứ nhất, ñó là dạng ðTNT có sự lai ghép, vay mượn giữa ngôn ngữ nhà văn và ngôn ngữ nhân vật Thứ hai, ñó là những lời ñối thoại bên trong của nội tâm nhân vật Thứ ba, ñó là những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn Hình thức cuối cùng
Trang 10(những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn) mà Motilova nĩi đến thực ra chính là dịng ý thức
Trong khi đĩ, một số nhà nghiên cứu Xơ viết trước đây lại hướng đến sự phân biệt giữa ðTNT và dịng ý thức Phân tích việc sử dụng hai loại phương tiện này trong tác phẩm của Stendhal và Tolstoi, M.B Khrapchenko chỉ rõ:
Tính chất phân tích của lời lẽ nội tâm nhân vật trong ðỏ và đen là cho lời lẽ đĩ cĩ một số đặc điểm của sự tề chỉnh, duy lý chặt chẽ, đơi khi đầy bi tráng Theo ý nghĩa này, độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của Stendhal khác biệt khá cơ bản với lời lẽ nội tâm các nhân vật của Tolstoi, lời lẽ này được xây dựng như thể là sự hiển hiện dịng tư tưởng tự nhiên, tuỳ tiện, sự vận động của tình cảm”[dẫn theo 25, tr.79]
M.B Khrapchenko đã dựa vào cấu trúc của “lời lẽ nội tâm nhân vật” để chỉ
ra sự phân biệt Lời lẽ nội tâm trong tác phẩm Stendhal cĩ cấu trúc tề chỉnh, duy lý chặt chẽ, tức là cĩ tính tổ chức rõ rệt, cịn trong tác phẩm của Tolstoi, nĩ là một dịng tư tưởng tự nhiên, tuỳ tiện, tuơn chảy miên man theo sự vận động của tình cảm và tâm lý nhân vật Nĩi cách khác, đĩ chính là sự khác biệt cơ bản giữa lời ðTNT và dịng ý thức
Theo một xu hướng khác, nhà nghiên cứu Jean Cardot quan niệm: ðTNT khi
đạt tới một cách viết ngày càng mang tính chất điện tín, ngắt quãng; sự đứt đoạn của dịng chảy ngơn từ: những gián đoạn thường xuyên ám chỉ tình trạng thiếu vắng lời đáp lại [dẫn theo 25, tr.83], sẽ trở thành dịng ý thức Khi đĩ, ðTNT trong
tiểu thuyết khơng thể lẫn với độc thoại của kịch vì tính chất phi logic và rời rạc của phát ngơn Ơng khơng đồng nhất hai khái niệm ðTNT và dịng ý thức nhưng cũng khơng chỉ ra sự phân biệt giữa chúng Trong quan niệm của ơng, dịng ý thức là mức độ phát triển cao nhất của ðTNT Thư viện điện tử questia.com cũng cho
rằng:“Các nhà văn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã đi tìm các khả năng mới của
ðTNT, tạo ra hiệu quả về tính chất phi võ đốn và tự do của độc thoại ðầu thế kỷ
20, hình thức ðTNT cĩ vẻ hồn tồn tuỳ tiện, được xử lý đến mức cực đoan: ðTNT cũng chính là dịng ý thức của nhân vật”… [102, ngày 16/12/2007]
Trang 11Hiện nay, ựa số các nhà nghiên cứu ở nước ngoài ựều xem đTNT là một khái niệm phân biệt với ựộc thoại của kịch và với dòng ý thức, mặc dù giữa chúng
có những mối quan hệ, những ựiểm giống nhau nhất ựịnh đây chắnh là tiền ựề lý thuyết quan trọng nhất ựể chúng tôi triển khai sự nghiên cứu về lời đTNT nhân vật trong tác phẩm văn học
2.1.2 Những kết quả nghiên cứu về ựộc thoại nội tâm ở trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về đTNT có số lượng rất hạn chế Tuy nhiên, các tác giả như: đặng Anh đào, Nguyễn Thái Hoà, Trần đình
Sử ựều có những sự chú trọng nhất ựịnh ựến đTNT khi nói về sự ựổi mới thi pháp truyện và tiểu thuyết hiện ựại
Tác giả đặng Anh đào trong đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện ựại ựã dành hẳn mục VII, phần I với hơn 16 trang ựể nói về đTNT và dòng tâm tư, chỉ ra sự khác nhau giữa chúng với ựộc thoại Không ựi vào phân biệt hai khái niệm đTNT và dòng tâm tư (dòng ý thức), nhưng tác giả đặng Anh đào ựã phân tắch và nêu lên những ựặc ựiểm quan trọng của đTNT Khi phân biệt ựộc thoại
và đTNT, bà khẳng ựịnh: Ộđộc thoại ựược nói ựến ở kịch, ựôi khi trong tiểu thuyết,
trong khi khái niệm đTNT chỉ dùng trong tiểu thuyếtỢ [25, tr.74] Giữa hai khái
niệm này có những ựiểm giống nhau: chúng ựều là sự tái hiện những ý nghĩ của nhân vật, ựều có tắnh chất hướng nội điểm phân biệt mà tác giả đặng Anh đào chỉ
ra ựó là: ựộc thoại gắn liền với hành ựộng hơn, thiên về hành ựộng hơn so với đTNT Còn đTNT vào dòng tâm tư thì thường có tắnh chất kìm hãm hành ựộng,
thiên về xu thế miêu tả hơn là tự sự rõ nét hơn Thế giới bên trong là ựối tượng miêu
tả chủ yếu của đTNT [25, tr.74]
Chú trọng ựến việc nhận diện đTNT trong hệ thống ngôn từ của tác phẩm
văn học, tác giả của đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện ựại ựã ựưa ra
những luận ựiểm cụ thể Bà xác ựịnh, đTNT thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật, tất nhiên, cũng không thể ựối lập hoàn toàn nó với ngôn từ người kể chuyện, nhất là trong những trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân
vật Ộđiều kiện ựể loại câu nửa trực tiếp này trở thành đTNT hoặc dòng tâm tư là:
Trang 12nó phải khoác giọng ựiệu và từ vựng của nhân vật, dù chủ thể vẫn nhân danh chắnh thức là người kể chuyệnỢ, Ộở ựó giọng nói của người kể chuyện phải lẫn với giọng ựiệu của nhân vật ngay tại cái vỏ ngôn từỢ[25, tr.70] Còn ựối với đTNT ựược biểu
hiện trực tiếp thì lời phát ngôn ựược ựặt ở ngôi thứ nhất (ta) hoặc ngôi thứ hai (tương ựương với mày), giọng ựiệu và từ vựng của nhân vật phải ựi thẳng vào văn
bản Sự chú ý của tác giả đặng Anh đào ựến ngôi nhân xưng của đTNT cho thấy,
bà ựã xét đTNT trong mối quan hệ giữa lời nói với chủ thể phát ngôn,
Nghiên cứu về Những vấn ựề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái Hoà
ựi vào miêu tả những khái niệm cơ sở của thi pháp học thể loại truyện (trong ựó có đTNT và dòng ý thức) từ góc nhìn ngôn ngữ học Ông xem đTNT cũng là một hình thức ựối thoại Nhân vật tự phân thân thành vai nói và vai nghe ựể thực hiện quá trình trò chuyện với chắnh bản thân mình Do vậy, tác giả Nguyễn Thái Hoà ựã nhận ra những biểu hiện mang ý nghĩa ngữ dụng về bản chất hành ựộng của dạng lời nói này Khi chỉ ra các dấu hiệu nhận biết đTNT, ông thường dựa vào những phương tiện, những cấu trúc thể hiện các loại hành ựộng ngôn ngữ khác nhau trong
lời nói của nhân vật
Những dấu hiệu ựánh dấu ựộc thoại nội tâm của nhân vật thường thấy là: Ộ(X) tự hỏi rằng, cho rằng như thế làẦcó sao không nhỉỢ v.vẦ có thể gọi là ựộc thoại lập luận; ỘChao ơi! Mình màẦỢ, ỘKhốn thay, mình lạiẦỢ, ỘCòn gì hơn với mìnhẦỢ, gọi là ựộc thoại cảm thán; Ộgiá như, hồi ựó, nhớ lại hồi xưaỢ v.vẦ có thể gọi là ựộc thoại hồi ức; Ộmột ngày nào ựó mình sẽẦỢ, Ộước gì cóẦỢ v.vẦ là ựộc thoại cầu khiến v.vẦ [43, tr.78]
Trong trường hợp có sự chập ựôi giữa đTNT của nhân vật với lời kể của
người kể chuyện, ranh giới giữa chúng sẽ trở nên rất khó xác ựịnh Tác giả Nguyễn Thái Hoà cho rằng ựó là một thủ pháp của truyện và người ta thường gọi ựó là lời
kể gián tiếp tự do Ông không ựồng nhất hai khái niệm đTNT và truyện ngắn tâm tư (dòng ý thức) và chỉ ra sự khác nhau giữa chúng Có chung nguồn gốc là kể lại ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật ở ngôi thứ ba nhưng đTNT chỉ xuất hiện trong một
số tình huống ựối thoại nhất ựịnh còn truyện kể tâm tư (psycho-narration) là dòng chảy triền miên của ý thức, là giọng chủ ựạo của lời kể
Trang 13Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng ñã ñưa ra những nhận xét, kiến giải bước ñầu về ðTNT Bản chất giao tiếp của ðTNT ñược khẳng ñịnh rõ ràng với luận ñiểm của tác giả ðỗ Hữu Châu trong giáo trình ðại cương ngôn ngữ học, tập 2,
Ngữ dụng học Nói ñến sự trao lời của vận ñộng hội thoại, ông phân tích cả ở lời ñối
thoại và lời ðTNT Sự trao lời trong ñối thoại diễn ra giữa Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai
nghe) - là hai người khác nhau Còn ở những trường hợp ñộc thoại, ñộc thoại không
phải ñơn thoại và là ñộc thoại ñời thường không phải trên sân khấu, thì người nói
chỉ là một nhưng sự trao lời vẫn diễn ra nhờ vào sự phân ñôi nhân cách: nhân cách
nghe và nhân cách nói [15, tr.206] Ví dụ ông dẫn ñể phân tích là ðTNT của nhân vật Hàn trong truyện ngắn Một truyện xuvơnia (Nam Cao): Hắn tự bảo: “Cuốn tiểu
thuyết của ñời ta bắt ñầu…” Ở thời ñiểm ñộc thoại, Hàn nghe và Hàn nói có sự
khác biệt nhất ñịnh Với quan ñiểm của tác giả ðỗ Hữu Châu, những nhân tố cơ bản của quá trình giao tiếp: vai nói, vai nghe ñược xác ñịnh cả trong lời ðTNT
Một số luận văn, luận án như: Cấu trúc ñộc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện
của Nam Cao (Lưu Thị Oanh); Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Các hình thức thoại dẫn) (Mai Thị Hảo Yến); Khảo sát các hình thức dẫn thoại (trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp) (Nguyễn Thị Thanh Huyền), dù nghiên cứu các ñối tượng
thuộc những phạm vi khảo sát khác nhau nhưng ñều có một phần nội dung ñề cập ñến ðTNT với tư cách là một dạng lời thoại thực sự của nhân vật Xuất phát từ
quan ñiểm: “ðTNT là dòng suy nghĩ của con người thể hiện những tâm tư, tình
cảm, trạng thái tâm lý thầm kín, không phát ra thành lời” , Lưu Thị Oanh gọi tất cả
những ñoạn văn có sự xuất hiện của suy nghĩ bên trong của nhân vật là những ñoạn ðTNT Trong ñó có thể là những phát ngôn thực sự mà nhân vật trực tiếp nói ra, cũng có thể là những ñoạn văn xen lẫn lời ñộc thoại với lời dẫn chuyện… Luận văn này xem xét những ñoạn văn ðTNT - một phần trích bất kỳ trong văn bản phản ánh dòng suy nghĩ chảy âm thầm trong óc con người Từ ñó, ðTNT ñược phân tích trên những phương diện ñặc trưng của ngữ pháp văn bản, với những vấn ñề như: cấu trúc hình thức của ñoạn văn ðTNT (diễn dịch, quy nạp, ñề thuyết, liệt kê); cách thức nhập ñề, cách thức kết thúc ñoạn văn ñộc thoại ðồng thời với việc khảo sát
Trang 14tần số xuất hiện, tác giả luận văn cũng nêu lên giá trị biểu hiện của các ựoạn ựộc thoại nội tâm: khẳng ựịnh chủ ựề và tư tưởng tác phẩm, khẳng ựịnh phong cách tác giả về mặt ngôn ngữ Có thể thấy, tác giả Lưu Thị Oanh ựã ựi từ cấu trúc của ựoạn văn đTNT ựể xác ựịnh ý nghĩa, vai trò nghệ thuật của nó ựối với những vấn ựề cơ bản của phong cách học
Hai tác giả Mai Thị Hảo Yến và Nguyễn Thị Thanh Huyền lại khai thác một hướng ựi khác Mục ựắch của họ là nghiên cứu về lời dẫn thoại trong truyện ngắn một tác giả cụ thể Muốn phân lập các hình thức dẫn thoại thì vấn ựề ựặt ra trước hết
là phải xác ựịnh các dạng lời thoại ựược sử dụng trong tác phẩm đó là những lời ựối thoại giữa một người nói với một người nghe phân biệt, và ựối thoại nội tâm cũng là một dạng lời thoại, có những ựặc ựiểm dẫn thoại riêng đặc biệt, Mai Thị Hảo Yến còn chú ý ựến các loại hành ựộng ngôn ngữ xuất hiện ở lời dẫn của đTNT Mặc dù không chỉ ra một cách trực tiếp, nhưng sự phân tắch của tác giả ựã cho thấy: lời đTNT có thể ứng với việc sử dụng những hành ựộng ngôn ngữ nhất ựịnh Chẳng
hạn: ỘđTNT trực tiếp ứng với hành ựộng ngôn ngữ ỘhỏiỢtrong truyện ngắn Nam
Cao có bốn trường hợpỢ [121, tr.188]; ỘđTNT ứng với hành ựộng ngôn ngữ Ộựánh
giáỢ trong truyện ngắn Nam Cao có ba trường hợpỢ [121, tr.189]Ầ Các bảng
thống kê về các hành ựộng ngôn ngữ ựược dẫn ở đTNT trực tiếp (trang 193), ở đTNT gián tiếp tự do (trang 209) và ở đTNT trực tiếp tự do (trang 203) thực ra chắnh là sự liệt kê những hành ựộng ngôn ngữ ựược sử dụng trong lời ựộc thoại qua truyện ngắn Nam Cao Dễ dàng nhận thấy ở ba bảng thống kê này số lượng hành ựộng ngôn ngữ chỉ dừng lại ở một số loại hạn chế chứ không phong phú, ựa dạng như lời ựối thoại
Những công trình, bài viết nói trên ựều ựã ựưa ra những nhận xét, ựánh giá khác nhau góp phần làm sáng rõ khái niệm, ựặc ựiểm cũng như sự nhận diện về đTNT Những kết quả này giúp chúng tôi có ựược cái nhìn khái quát, tổng hợp ựể
từ ựó xác ựịnh hướng nghiên cứu cụ thể của luận án
2.2 Hướng nghiên cứu ựộc thoại nội tâm của luận án
Trang 15Các công trình nghiên cứu về đTNT ở trong nước và ngoài nước ựều tiến hành trên tư liệu là các tiểu thuyết và truyện ngắn điều này cho thấy, dù đTNT tồn tại tự nhiên trong ựời sống con người nhưng nó chỉ thể hiện trực quan, xác thực trong tác phẩm văn học Sự ảnh hưởng, chi phối của ngôn ngữ và ý thức nhà văn ựến đTNT nói riêng và ngôn ngữ tác phẩm nói chung là không thể phủ nhận, song
về cơ bản, khi ựề cập ựến đTNT, các nhà nghiên cứu ựều xem nó là phạm trù thuộc
về ngôn ngữ nói năng của nhân vật, có sự ựộc lập nhất ựịnh với ngôn ngữ nhà văn hoặc ngôn ngữ người kể chuyện Từ ựó, đTNT ựã ựược xem xét như một dạng lời nói trực tiếp, ựược nhân vật sử dụng ựể thể hiện các mối quan hệ giao tiếp của nó với các nhân vật khác
Mối quan hệ giữa đTNT với dòng ý thức là một vấn ựề phức tạp làm nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chắ ựối lập nhau đa số các nhà nghiên cứu xác ựịnh, đTNT và dòng ý thức có những ựiểm giống nhau nhưng vẫn là hai khái niệm phân biệt, có những ựặc ựiểm khác nhau về cấu trúc, tổ chức ngôn ngữ, nội dungẦ đTNT ựược tổ chức dưới dạng một lời thoại, gắn với một ý thức giao tiếp, mục ựắch giao tiếp rõ ràng, cụ thể của nhân vật còn dòng ý thức là sự tuôn chảy miên man, vô ựịnh những suy nghĩ bên trong, khi nhân vật gần như rơi vào trạng thái vô thức
đặc biệt, những ý kiến, nhận xét của một số nhà nghiên cứu trong nước như đặng Anh đào, Nguyễn Thái Hoà, đỗ Hữu Châu ựã xem xét đTNT trên các phương diện như hành ựộng ngôn ngữ, vai nói, vai ngheẦ cho phép khẳng ựịnh: đTNT cũng là một dạng lời thoại, một hình thức sử dụng ngôn ngữ ựể giao tiếp của con người Bởi vậy, hoàn toàn có thể nghiên cứu nó dưới ánh sáng của lý thuyết hội thoại, từ góc ựộ ngữ dụng học Luận án tiến sỹ của Mai Thị Hảo Yến ựã chỉ ra khá nhiều loại hành ựộng ngôn ngữ ựược sử dụng trong lời đTNT nhân vật và việc nhận diện các hành ựộng này cũng dựa vào những cấu trúc, phương tiện ngôn ngữ như người ta từng tiến hành với lời ựối thoại
Như vậy, các công trình nghiên cứu ựi trước chủ yếu hướng ựến những phương diện lý luận chung về đTNT như khái niệm, tiêu chắ nhận diện Một số luận
Trang 16văn, luận án ngôn ngữ học ñã ít nhiều ñề cập ñến sự hành chức của ðTNT với tư cách là một dạng lời thoại ñược nhân vật sử dụng ñể giao tiếp trong tác phẩm văn học Tuy nhiên, trong những công trình này, ðTNT không phải là ñối tượng nghiên cứu chính mà chỉ là một khái niệm có liên quan, do ñó, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, mô tả bước ñầu
Những kết quả nghiên cứu về ðTNT của các tác giả ñi trước là những gợi
mở tiền ñề rất quan trọng, ñặt cơ sở về lý luận và thực tiễn cho quá trình tìm hiểu lời ðTNT của chúng tôi Trong luận án này, chúng tôi ñi sâu vào nghiên cứu lời ðTNT như một ñối tượng chuyên biệt, xem xét nó với tư cách là một dạng lời thoại trực tiếp của nhân vật Tiếp cận lời ðTNT dưới ánh sáng của lý thuyết dụng học, luận án hướng tới việc chỉ ra một số ñặc ñiểm hành chức cơ bản của lời ðTNT như: việc sử dụng các loại hành ñộng ngôn ngữ, sự chi phối của các nhân tố ngữ cảnh ñến ngữ nghĩa của lời và vai trò của lời ðTNT ñối với một số phương diện nghệ thuật của tác phẩm văn học
3 ðối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu
3.1 ðối tượng nghiên cứu
Luận án khảo sát và nghiên cứu lời ðTNT nhân vật trong 94 truyện ngắn của
ba tác giả: NMC, NHT, NTTH
Trong truyện ngắn, lời nói bên trong của nhân vật có thể ñược biểu ñạt gián tiếp qua ngôn ngữ tác giả hoặc người dẫn chuyện, qua hình thức lai ghép nửa trực tiếp giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật Chúng tôi chỉ khảo sát những lời ðTNT do nhân vật trực tiếp thực hiện trong một ngữ cảnh cụ thể ñể ñảm bảo tối ña tính khách quan và nguyên bản của tư liệu
3.2 Nguồn dẫn liệu
ðề tài giới hạn phạm vi khảo sát ở truyện ngắn Việt Nam ñương ñại, giai ñoạn những năm 80 - 90 của thế kỷ 20 Chúng tôi triển khai ñề tài trên nguồn dẫn liệu là truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chú trọng ñến lời thoại nhân vật trong hoạt ñộng giao tiếp, mà cụ thể là lời ðTNT, ñược nhân vật thực hiện trong những tình huống và ngữ cảnh khác nhau của ñời sống Trong truyện ngắn ba tác giả, chúng tôi
Trang 17ñã thống kê ñược 467 ngữ cảnh có chứa lời ðTNT của nhân vật Dựa trên số lượng này, chúng tôi ñi vào miêu tả ñặc ñiểm ý nghĩa, sự hành chức cũng như vai trò của lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Nhận diện, xác ñịnh lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn của NMC, NHT, NTTH
- Thống kê, miêu tả các hành ñộng ngôn ngữ trong lời ðTNT nhân vật và các nhân tố chi phối việc lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ khi nhân vật ðTNT
- Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa của lời ðTNT và chỉ ra các nhân tố chi phối ngữ nghĩa của lời
- Khái quát những ñặc ñiểm nổi bật của lời ðTNT trong truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, cũng như chỉ ra vai trò của chúng ñối với lý thuyết hội thoại nói chung, vai trò quan trọng của lời ðTNT ñối với việc thể hiện những phương diện cơ bản của tác phẩm văn học như: nhân vật, phong cách ngôn ngữ của nhà văn, nội dung tác phẩm và thi pháp truyện
5 Phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện ñề tài này, luận án sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau ñây:
5.1 Phương pháp thống kê - phân loại - miêu tả
Luận án thống kê số lượng lời ðTNT trong truyện ngắn từng tác giả Trên nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại lời ðTNT dựa trên những cơ sở, tiêu chí cụ thể: tần số xuất hiện của lời, các loại hành ñộng ngôn ngữ, các nhóm ngữ nghĩa… Dựa vào số lượng lời ðTNT nhân vật ñược phân loại, luận án ñi sâu vào miêu tả ñặc ñiểm về ngữ nghĩa, các hành ñộng ngôn ngữ phổ biến cũng như các
nhân tố ngữ cảnh chi phối ñến sự hành chức của lời ðTNT
Các nhận ñịnh, ñánh giá ñược luận án rút ra ñều dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan
Trang 18trọng phản ánh tính quy luật của ñối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những ñặc ñiểm hoạt ñộng của lời ðTNT trong giao tiếp
5.2 Phương pháp so sánh
Nghiên cứu về lời ðTNT trên tư cách lời thoại, luận án luôn ñặt nó trong mối quan hệ so sánh với lời ñối thoại ðây là ñối tượng so sánh chủ yếu cho thấy sự thống nhất và ñối lập giữa hai dạng lời nói Sự so sánh chủ yếu thực hiện trên những phương diện như: hành ñộng ngôn ngữ, ngữ nghĩa của lời, các nhân tố chi phối việc lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ và ngữ nghĩa… Những nhận xét rút ra ñược từ sự so sánh này sẽ góp phần khẳng ñịnh thêm một số vấn ñề lý thuyết của ngữ dụng học Mặt khác, khi cần so sánh ñể làm nổi bật những ñặc ñiểm của lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi khảo sát tư liệu Lời ðTNT trong truyện ngắn Nam Cao (trước Cách mạng), truyện ngắn
Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh và trong một số truyện ngắn của Ernest Heminguay, Marcel Proust … là những cứ liệu so sánh chủ yếu
5.3 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - hoạt ñộng
Trong luận án này, ngữ nghĩa của lời ðTNT ñược xem xét không chỉ ở bình diện hệ thống - cấu trúc mà ñược tiến hành cả ở bình diện chức năng, bình diện sử dụng, lời nói Ngữ nghĩa trực tiếp của từ, ngữ, câu (suy ra từ quan hệ cấu trúc nội tại của chúng), ñược ñặt vào mối quan hệ với nhận thức, với những yếu tố của ngữ cảnh và tình huống ñể tìm ra ngữ nghĩa ñích thực, cụ thể
ðể nêu lên những ñặc ñiểm về ngữ nghĩa của lời ðTNT, luận án cũng không dừng lại ở việc chỉ ra ngữ nghĩa từng lời ðTNT riêng lẻ, rời rạc mà sẽ quy nghĩa ñó
về những phạm vi hiện thực khái quát hơn
5.4 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Cùng với các phương pháp trên, ñề tài sử dụng ñồng thời phương pháp phân tích lý giải các biểu hiện của những hành ñộng nói cụ thể trong lời ðTNT nhân vật, giải thích vì sao nhân vật lại thường sử dụng các nhóm hành ñộng ñiển hình, vai trò
Trang 19của việc sử dụng chúng trong mối quan hệ với chủ ựắch sáng tạo của nhà văn Qua
ựó, ựề tài ựi ựến khái quát, tổng hợp một số ựặc tắnh nổi bật của lời đTNT trong truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chỉ ra những ựóng góp trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ - lời đTNT - của ba nhà văn ựối với truyện ngắn Việt Nam những năm 80 - 90 (thế kỷ 20)
6 đóng góp của ựề tài
Tiến hành thực hiện ựề tài Khảo sát lời ựộc thoại nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi xác ựịnh những ựóng góp của luận án trên một số phương diện sau ựây:
Thứ nhất, luận án chủ yếu ựi sâu tìm hiểu lời đTNT dưới ánh sáng của lý thuyết hội thoại và ngữ dụng học, nghiên cứu nó với tư cách là một dạng lời thoại ựược con người sử dụng ựể giao tiếp Do ựó, lời đTNT sẽ ựược xem xét trên những phương diện quan trọng nhất của lời nói: việc sử dụng hành ựộng ngôn ngữ và ngữ nghĩa Những nhận xét, ựánh giá về hai phương diện này sẽ cho thấy những quy luật
hành chức ựặc thù của lời đTNT
Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu ựạt ựược, luận án sẽ khẳng ựịnh thêm một số vấn ựề của lý thuyết hội thoại: vai trò của nhân tố người nghe, sự chi phối của những nhân tố ngoài ngôn ngữ ựến việc sử dụng ngôn ngữ, bản chất hành ựộng của lời nóiẦ đồng thời, mối quan hệ gắn bó giữa ngôn ngữ học và những khoa học liên ngành như văn hoá học, thi pháp học, lý luận văn học, xã hội học, tâm lý học cũng ựược thể hiện sáng rõ hơn
Thứ ba, những phương diện quan trọng của tác phẩm văn học như: nhân vật, phong cách ngôn ngữ tác giả, thi pháp truyệnẦ sẽ ựược nhìn nhận từ ựặc ựiểm hành chức của lời đTNT - một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ
Cấu trúc luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của ựề tài
Chương 2: Các hành ựộng ngôn ngữ của lời ựộc thoại nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
Trang 20Chương 3: Ngữ nghĩa lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
Chương 4: Vai trò của lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ðỀ TÀI
1.1 Một số khái niệm của lý thuyết hội thoại liên quan ñến lời ñộc thoại nội tâm
ðTNT là một dạng thức tổ chức ngôn ngữ thành lời nói của con người ñể thực hiện sự giao tiếp Do vậy, ðTNT vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với những khái niệm cơ bản của lý thuyết hội thoại Việc phân tích các khái niệm: cuộc thoại, lượt lời, ngữ cảnh giao tiếp, vai nói và vai nghe sẽ tạo nên tiền ñề lý luận làm sáng rõ những ñặc ñiểm hành chức của lời ðTNT
Trang 211.1.1 Cuộc thoại, lượt lời
1.1.1.1 Cuộc thoại
Cuộc thoại là khái niệm cơ bản của lý thuyết hội thoại vì nĩ bao gồm tất cả các nhân tố của quá trình giao tiếp như: người nĩi, người nghe, lời thoại, ngữ
cảnh… Theo tác giả ðỗ Hữu Châu và Bùi Minh Tốn thì “cho đến nay việc định
ranh giới cuộc thoại chưa cĩ gì là thực dứt khốt với những tiêu chí đủ tin cậy Tuy nhiên, các cuộc thoại là cĩ thật và yêu cầu nghiên cứu buộc người nghiên cứu phải quyết định một sự phân chia nào đĩ ít nhiều võ đốn” [17, tr.299] Hai tác giả này
đã đưa ra những tiêu chuẩn cần và đủ để cĩ một cuộc thoại:
“ðể cĩ một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là cĩ một nhĩm nhân vật cĩ thể thay đổi nhưng khơng đứt quãng trong một khung thời gian – khơng gian cĩ thể thay đổi nhưng khơng đứt quãng nĩi về một vấn đề cĩ thể thay đổi nhưng khơng đứt quãng”[17, tr.298]
Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học định nghĩa cuộc thoại như sau:
“ðơn vị hội thoại lớn nhất, bao trùm nhất được xác định theo các tiêu chí về:
- Nhân vật hội thoại
- Thời gian và địa điểm hội thoại
- Chủ đề hội thoại
- Các dấu hiệu định ranh giới như: mở đầu, kết thúc” [117, tr.64-65]
ðối với các cuộc ðTNT, các tiêu chí như: nhân vật, thời gian, địa điểm và chủ đề luơn được xác định một cách rõ ràng, cụ thể Nhưng là dạng giao tiếp chỉ cĩ một nhân vật, các dấu hiệu của sự mở đầu và kết thúc một cuộc ðTNT rất khĩ nhận diện Nhân vật khơng cần thiết phải đưa ra những lời chào, rào đĩn, ướm hỏi (những dấu hiệu thường thấy để mở đầu cho một cuộc nĩi chuyện song phương) cũng như những lời nĩi, thái độ, cử chỉ cho thấy cuộc thoại kết thúc Tuy nhiên, trong truyện ngắn, các cuộc ðTNT hồn tồn cĩ thể được xác định nhờ vào việc xem xét định hướng tác động của lời nĩi nhân vật đến người khác Trước một sự tình, một hiện tượng, nhân vật đưa ra lời nĩi của mình (khơng kể là nĩi thầm hay nĩi thành tiếng) mà lời nĩi đĩ khơng hướng đến người tiếp nhận, khơng tạo ra sự phản ứng, hồi đáp từ phía người tiếp nhận thì đĩ là một cuộc ðTNT Sự xác định
Trang 22này, do vậy, luôn phải dựa vào những lời văn miêu tả, tường thuật của tác giả hoặc người dẫn chuyện ở thời ñiểm trước và sau khi cuộc ðTNT diễn ra
1.1.1.2 Lượt lời
Tác giả ðỗ Hữu Châu ñịnh nghĩa: “Chuỗi ñơn vị ngôn ngữ ñược một nhân
vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt ñầu cho ñến lúc chấm dứt ñể cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk; tour de parole) [15, tr.205] Ví dụ:
- Con gái tôi ñâu?
- Sao chị biết nó là con gái?
- Lúc lôi ra khỏi bụng tôi, tôi nghe loáng thoáng nó là con gái
- Cháu ñang ở dưới phòng trẻ sơ sinh [XV, tr.346]
Cuộc ñối thoại trên gồm có bốn lượt lời Nhìn chung, khi ñối thoại, các nhân vật giao tiếp thường sử dụng một số hoặc nhiều lượt lời ñể triển khai nội dung cuộc thoại Ngược lại, khi ðTNT, nhân vật thường chỉ ñưa ra một lượt lời ðây là dấu hiệu hình thức phản ánh ñịnh hướng giao tiếp của ðTNT: tự trò chuyện với bản thân, không hướng ñến người nghe Tuy nhiên, khi ñược tổ chức như một cuộc ñối thoại nội tâm ngầm ẩn thì cuộc ñộc thoại sẽ bao gồm nhiều lượt lời Có hai cách thức ñể tạo nên các lượt lời trong một cuộc ñộc thoại Cách thứ nhất là chủ thể ñộc thoại lần lượt, luân phiên vào vai người nói và người nghe ñể trao ñổi Cuộc ðTNT
của người vợ trong truyện ngắn Trẻ con không ñược ăn thịt chó của Nam Cao rất tiêu biểu cho cách thức này: “Sao lại có sự long trọng ấy? (…) À, thôi phải… có lẽ
hôm nay là giỗ của ông nào, bà nào ñây, (…) Hăm nhăm tháng chín…không, mà
không phải… Giỗ chạp gì hôm nay?” [I, tr.142] Cách thứ hai là chủ thể ñộc thoại
tự phân thân thành hai con người hoàn toàn khác nhau, sử dụng những cặp ñại từ
nhân xưng tương ứng ñể ñối ñáp: “… Bây giờ anh nói với tôi một ñiều gì ñi, khuyên
tôi một nhời ñi!” “Không.” “Tôi có phải cút khỏi ñây không?” “Không Anh cứ ñến ñây Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết ñấy!” [III, tr.109] Mỗi lời trao hoặc lời ñáp trong những cuộc ñối thoại nội tâm như vậy ñều ñược chúng tôi xem xét với tư cách như một lượt lời ðTNT thông thường
Trang 23Khái niệm về cuộc thoại và lượt lời của lý thuyết hội thoại là cơ sở quan trọng ñể chúng tôi có ñược sự nhận diện chính xác ñơn vị tính cho ñối tượng nghiên cứu: một lượt lời ðTNT ñược gọi là một lời ðTNT và một cuộc ñộc thoại có thể có nhiều lời ðTNT (như ở hai ví dụ nêu trên)
1.1.2 Ngữ cảnh giao tiếp, vai nói và vai nghe
1.1.2.1 Ngữ cảnh giao tiếp
Khái niệm ngữ cảnh giao tiếp có rất nhiều cách hiểu khác nhau
Tác giả ðỗ Hữu Châu cho rằng: “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong
một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” [15, tr.15] Theo cách hiểu này, ngữ cảnh sẽ bao gồm những nhân tố chi phối ñến diễn ngôn trong cuộc giao tiếp cả
về hình thức và nội dung Do ñó, ngữ cảnh sẽ là một tổng thể nhiều hợp phần khác nhau về nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn, tức là tất cả những yếu tố như vai nói, vai nghe, không gian, thời gian, mối quan hệ và hiểu biết hiện thực của vai nói, vai nghe… ðây là cách hiểu khá rộng về ngữ cảnh
Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra sự phân biệt giữa ngữ cảnh và hoàn cảnh nói năng “Ngữ cảnh là những từ bao quanh
hay ñi kèm theo một từ, tạo cho nó tính xác ñịnh về nghĩa Hoàn cảnh nói năng là cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói bao giờ, nói
ở ñâu, nói với ai, vì sao nói [30, tr.369] Khái niệm ngữ cảnh ở ñây ñược hiểu theo một phạm vi rất hẹp, chỉ là những ñơn vị từ ngữ ñi kèm, bao quanh một từ ñể cho người ta có thể hiểu ñược chính xác ý nghĩa cụ thể của từ ñó
Khi nói về các yếu tố và các chức năng trong mô hình giao tiếp của
Jakobson, tác giả Diệp Quang Ban giải thích về yếu tố ngữ cảnh như sau: “Ngữ
cảnh mà lời nói ñề cập là vật, việc, hiện tượng, không gian, thời gian ñược phản ánh trong lời nói, cho nên ngữ cảnh có tác dụng giải thích nội dung của thông ñiệp” [5, tr.28] Cách giải thích này về ngữ cảnh có nhiều ñiểm tương ñồng với khái niệm hoàn cảnh nói năng mà Nguyễn Thiện Giáp ñã nói ñến ở trên
Tác giả ðỗ Thị Kim Liên cho rằng, ngữ cảnh gồm 2 phần: a Ngữ cảnh chính
là thời gian, không gian, cảnh huống bên ngoài cho phép một câu nói trở thành
Trang 24hiện thực, nói ñược hay không nói ñược ñồng thời giúp ta xác ñịnh tính ñơn nghĩa của phát ngôn [62, tr.27] và b ngữ cảnh chính là ngôn cảnh, tức là ñiều kiện trước
và sau phát ngôn ñể cho phép hiểu ñúng nghĩa của từ hay phát ngôn cụ thể [62, tr.29]
Những khái niệm của những tác giả ñi trước ñược chúng tôi vận dụng ñể ñi ñến một cách hiểu về ngữ cảnh của lời ðTNT: ñó là những ñiều kiện về không gian, thời gian, sự việc, hiện tượng trong hiện thực và những ñiều kiện về tâm lý, hiểu biết của chủ thể ñộc thoại cho phép một lời ðTNT có thể xuất hiện hợp lý và ý nghĩa của nó ñược hiểu một cách ñúng ñắn, chính xác
1.1.2.2 Vai nói và vai nghe
Trong một cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp dùng ngôn ngữ ñể tạo ra các lời nói, các diễn ngôn ñể tác ñộng vào nhau Các nhân vật giao tiếp ñược phân thành
vai nói và vai nghe “Vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu bằng Sp1
(speaker 1) và vai tiếp nhận diễn ngôn, tức vai nghe (ñọc), kí hiệu bằng Sp 2 (speaker 2) [15, tr.15] Khi ñối thoại trực tiếp, hai vai nói, nghe thường xuyên luân chuyển, Sp1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại
Trong ðTNT, việc xác ñịnh vai nói, vai nghe có những ñiểm ñặc thù, hoàn toàn phân biệt với ñối thoại Khi nhân vật ñưa ra một lời thoại hướng tới chính bản thân mình ñể trò chuyện, nó ñồng thời ñóng cả vai nói và vai nghe Do ñó, về bản chất, hiệu lực tác ñộng của lời ðTNT sẽ hướng vào chính vai nói, thay ñổi nhận thức, tình cảm… của vai nói Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nội dung, hiệu lực hành ñộng ngôn ngữ của lời ðTNT hướng ñến một ñối tượng hoàn toàn phân biệt với vai nói Chẳng hạn, khi nhân vật Mại trong truyện ngắn cùng tên của NTTH
thầm nói: “Chị xin lỗi cả hai em Chị chỉ là người ñứng ngoài và ñừng phải nghĩ gì
về chị hết.” thì hành ñộng xin lỗi này rõ ràng không phải hướng vào vai nghe của
lời ðTNT (Mại) mà hướng vào ñối tượng khác (hai em) Nhưng trên thực tế, hai em
không chịu tác ñộng hiệu lực của hành ñộng, vì họ không phải là người tiếp nhận lời Với những trường hợp như vậy, hiệu lực của lời cũng chỉ thể hiện hiệu quả tác
Trang 25ñộng của nó ở chính vai nói: Mại sẽ cảm thấy ñỡ ân hận hơn và có trách nhiệm phải làm những việc cần thiết ñể sửa lỗi
1.2 ðộc thoại nội tâm trong truyện ngắn
1.2.1 Các khái niệm: ñộc thoại, ñộc thoại nội tâm và dòng ý thức
1.2.1.1 Khái niệm ñộc thoại (monologue)
ðộc thoại là khái niệm trước hết ñược sử dụng trong kịch - một loại hình
nghệ thuật sân khấu Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ñộc thoại gọi là monologos, và
ñược ñịnh nghĩa một cách ñơn giản: lời nói của một người ñơn ñộc (khi chỉ có một mình)
Trong Từ ñiển sân khấu, tác giả Patrice Paris (1980) ñã ñưa ra khái niệm về
ñộc thoại sân khấu (cụ thể là kịch) Ông cho rằng: “ðộc thoại là những lời nói của
một nhân vật không trực tiếp hướng ñến người ñối thoại ñể nhận ñược câu trả lời”
[129, tr.260] Với cách hiểu này, ñộc thoại ñược xác ñịnh tương ñối rõ ràng trên hai mặt: hình thức và mục ñích Về hình thức, nó là lời do nhân vật nói ra, về mục ñích,
nó không hướng ñến người ñối thoại và không chờ ñợi câu trả lời từ người ñó Việc xác ñịnh ñộc thoại như vậy ñã ngầm ñặt ñộc thoại trong mối tương quan với ñối
thoại Vì vậy, ngay sau phần ñịnh nghĩa, Patrice Paris chỉ rõ: “Lời ñộc thoại phân
biệt với lời ñối thoại ở sự vắng mặt của việc trao ñổi bằng lời nói và ở chiều dài quan trọng của một trường thoại có thể tách rời ra trong bối cảnh liên quan ñến sự xung ñột và tranh cãi” [129, tr.260] Từ ñiển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (2002) cũng ñịnh nghĩa ñộc thoại dựa trên cái nhìn so sánh với ñối thoại: “Khác với
ñối thoại, ñộc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng bản thân mình mà không tính ñến phản ứng của người ñối thoại” [117, tr.91-92) ðối với kịch, ta dễ dàng
nhận ra ñộc thoại với sự xuất hiện những lời nói của nhân vật với chính mình Những lời nói ñó có thể ñược thực hiện khi nhân vật ñang chỉ có một mình trên sân khấu và có thể cả trong khi nhân vật ñang tiến hành ñối thoại với người khác Ở trường hợp thứ hai, nhân vật tách mình khỏi bối cảnh cụ thể ñang diễn ra ñể nói những ñiều mà nó không thể hoặc không muốn bộc lộ với các nhân vật khác Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào, khi biểu diễn, lời nói ñộc thoại của nhân vật trên sân
Trang 26khấu phải ựủ lớn về âm thanh, âm lượng dể khán giả có thể tiếp nhận, hiểu ựược nội dung của nó Ngoài hình thức tự thể hiện ựộc thoại của chắnh nhân vật, người ta còn
sử dụng hình thức nói vọng sau cánh gà ựể diễn tả những suy nghĩ bên trong khi một nhân vật ựược ựặt vào tình huống ựộc thoại Nhấn mạnh ựặc trưng này của ựộc
thoại sân khấu, tác giả đặng Anh đào (2001) chỉ rõ: ỘTrong kịch, những lời nói một
mình ựược phát ngôn có âm thanh trên sân khấu ựược gọi bằng thuật ngữ Ộựộc thoạiỢ [25, tr.76] Từ góc ựộ này, sự vắng mặt của một người nghe trực tiếp trong ựộc thoại sân khấu chỉ có tắnh tương ựối Thực chất ựộc thoại là một loại hành ựộng
cụ thể ựể nhân vật bộc lộ tắnh cách, nội tâm của mình nhằm phát triển nội dung kịch
bản Chắnh vì vậy, Patrice Paris ựã nói ựến tắnh phi thực tế của ựộc thoại: ỘẦkhi mà
con người chỉ có một mình thì xem như là không thể nói chuyện thành tiếng ựược, tất cả sự trình diễn của một nhân vật trao gửi những tình cảm của mình cho chắnh mình dễ trở nên nực cười, xấu hổ và thường không thực tế, không có thựcỢ [129,
tr.260] Ông cũng nêu rõ:
Thể loại kịch hiện thực hoặc tự nhiên chủ nghĩa chỉ thừa nhận ựộc thoại khi mà nó
ựã ựược ựặt vào một tình huống ựặc biệt (mơ ngủ, mộng du, say rượu, sự tuôn trào tình cảmẦ) Trong những trường hợp khác, ựộc thoại chỉ rõ tắnh nhân tạo của kỹ xảo sân khấu và vai diễn ước lệ ựể sự vận hành của vở kịch tốt hơn [129, tr.260]
Tóm lại, khi một nhân vật ựộc thoại trên sân khấu, nó không hướng ựến những nhân vật khác (cũng tồn tại trong vở kịch ựó) và tự trình bày bằng lời nói những suy nghĩ bên trong của chắnh mình Lời ựộc thoại thường ựược nói ra từ ựầu ựến cuối , không bị ảnh hưởng bởi người ựối thoại và không chờ ựợi sự trao ựổi, ựáp lời từ người ựó Từ ựặc ựiểm quan trọng này, ựộc thoại ựược hiểu ở một phạm
vi giao tiếp rộng hơn, không chỉ giới hạn trong không gian sân khấu
Ở phạm vi rộng, ựộc thoại là một khái niệm dùng ựể chỉ tất cả những phát ngôn và văn bản ựược tác giả (người nói và người viết) trình bày liên tục, trọn vẹn nội dung của chúng mà không trực tiếp (hoặc rất ắt) nhận ựược sự phản hồi, trao ựổi
từ phắa người nhận Theo ựó, ựộc thoại sẽ xuất hiện trong các hoàn cảnh như: lời giảng bài của giáo viên, lời thuyết trình, phát biểu trong mittinh, diễn thuyết, bản tin
Trang 27của ựài phát thanh và truyền hình ựược phát thanh viên trình bày, các công trình
khoa họcẦ Có thể dẫn ra một vắ dụ tiêu biểu cho cách hiểu này: ỘCác công trình
khoa học hiện ựại ựược trình bày chủ yếu là trong hình thức ựộc thoại Hình thức ựộc thoại phù hợp trong mức ựộ lớn với nội dung và nhiệm vụ của công trình khoa học Có bốn kiểu ựộc thoại trong lời nói khoa học: miêu tả, tường thuật, biện luận
và phê bình - luận chiếnỢ [57, tr.67] Theo Từ ựiển bách khoa toàn thư mở
Wikipedia (2006), thì ựộc thoại là những lời nói liên tục, một chiều, ắt có sự phụ
thuộc trở lại của người khác và của nội dung, tình huống, hoàn cảnh trực tiếp [113,
ngày 03/05] Tuy nhiên, một phát ngôn hay văn bản trong giao tiếp bao giờ cũng
hướng tới một ựối tượng tiếp nhận cụ thể Vì thế, dù người nói (người viết) trình bày từ ựầu ựến cuối những nội dung phát biểu của mình và không bị người nghe (người ựọc) phản ứng, hồi ựáp nhưng những ựặc ựiểm về tắnh cách, nhận thức, nhu cầu, tình cảm của người tiếp nhận vẫn có những ảnh hưởng nhất ựịnh Tác giả phát ngôn (văn bản) phải lựa chọn những nội dung, cách thức biểu ựạt phù hợp ựể ựạt tới tắnh hiệu quả trong giao tiếp độc thoại ở ựây chủ yếu ựược nhấn mạnh ở mặt hình thức của nó, ở tắnh liên tục trong cách trình bày nội dung của nó đó là những cuộc giao tiếp mà chỉ có một người nói, một người truyền tải thông tin còn người nghe (người ựọc) ựóng vai trò duy nhất là tiếp nhận thông tin
Có thể thấy rằng, ựộc thoại trên sân khấu và ựộc thoại ở những phạm vi rộng nói trên không hoàn toàn giống nhau, về cả nội dung, hình thức và mục ựắch thể hiện
Về nội dung, ựộc thoại sân khấu diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc ngầm ẩn của cá nhân nhân vật Những suy nghĩ, cảm xúc này thường xuất phát trong những tình huống liên quan ựến sự xung ựột, mâu thuẫn, kịch tắnh của vở kịch Nội dung ựộc thoại ựóng vai trò quan trọng ựối với việc thúc ựẩy diễn biến các tình huống, sự kiện ngay sau ựó Ngược lại, ựộc thoại ở phạm vi rộng quan tâm ựến nhiều vấn ựề thuộc các lĩnh vực khác nhau: chắnh trị, xã hội, khoa học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, kinh tếẦ Những nội dung này bộc lộ cách ựánh giá, quan ựiểm riêng của người nói (người viết) nhưng vẫn mang tắnh xã hội hoá rõ rệt đó là những vấn ựề
Trang 28chiếm ựược sự quan tâm, mong muốn nhận thức của một số lượng cá thể nhất ựịnh trong cộng ựồng
Về hình thức, ựộc thoại sân khấu luôn ựược thể hiện dưới dạng các phát ngôn đó là những lời thoại của nhân vật, dùng ựể giao tiếp với chắnh mình trong một ngữ cảnh cụ thể Mặc dù lời ựộc thoại có thể tồn tại ở hình thức nói (trình diễn trên sân khấu) hoặc ở hình thức viết (trong kịch bản) nhưng nó là sản phẩm nói năng mang ựậm tắnh cảm xúc cá nhân, là sự phản ứng trực tiếp của nhân vật trong một tình huống, hoàn cảnh cụ thể Cấu trúc hình thức của ựộc thoại sân khấu có thể chỉ là một vài từ, một vài câu hoặc dài hơn là một trường thoại (ựoạn lời nói dài gồm nhiều câu) Vắ dụ:
Pôliniut (nói một mình): - Nói thế là nghĩa gì? Vẫn cứ lải nhải nhắc ựến con
gái ta Thoạt ựầu hắn không nhận ựược ra ta, lại ngộ nhận ta là một anh lái cá Bệnh của hắn ựã nặng lắm rồi Thật thế, tuổi hoa niên của ta cũng ựã từng phải chịu trăm ựắng ngàn cay vì chuyện tình ái, cũng rất giống hắn lúc này Ta phải hỏi chuyện hắn nữa mới ựược [XIX, tr.199]
Vua: - Ầ Thế nào, hoàng ựiệt Hamlet, con taẦ
Hamlet (nói một mình): - Hoàng ựiệt thì hơn ựấy, nhưng con thì chưa ựược
ựâu! [XIX, tr.171]
Trong khi ựó, ựộc thoại ở phạm vi rộng tồn tại dưới cả hai dạng: phát ngôn
và văn bản Dù ở dạng nào, nội dung ựộc thoại cơ bản vẫn ựược chuẩn bị từ trước, tác giả có thời gian lựa chọn, sắp xếp khá kỹ lưỡng ựể ựạt hiệu quả giao tiếp cao Lời giảng bài, lời diễn thuyết, bản tinẦ có thể mang những ựặc ựiểm của ngôn ngữ nói nhưng không phải là sản phẩm có ựược từ một ngữ cảnh trực tiếp đặc biệt, ựộc thoại trong phạm vi rộng ựòi hỏi các phát ngôn và văn bản phải ựạt ựến tắnh hoàn chỉnh về cấu trúc hình thức: có phần mở, phần nội dung, phần kết; các phần, ựoạn nhỏ lẻ phải ựược sắp xếp, triển khai theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ Tắnh hoàn chỉnh, Ộmẫu mựcỢ của dạng ựộc thoại này hoàn toàn phân biệt với tắnh tự nhiên, phụ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng và ngữ cảnh của ựộc thoại sân khấu
Trang 29Về mục ñích, ñộc thoại sân khấu là một kỹ thuật, một thủ pháp vận hành vở kịch Khi ñộc thoại, nhân vật thường ở trong những tình huống có tính xung ñột, mâu thuẫn ðộc thoại xuất hiện như một cách thức ñể nhân vật quyết ñịnh hướng hành ñộng, ứng xử của mình, từ ñó thúc ñẩy diễn biến của các sự kiện tiếp theo Vì thế, ñộc thoại sân khấu hướng ñến việc phản ánh các suy nghĩ, tình cảm bên trong nội tâm, thể hiện tính cách nhân vật
Mục ñích của những phát ngôn và văn bản ở phạm vi rộng chủ yếu là ñể thông tin, trình bày vấn ñề một cách ñầy ñủ, thuyết phục Các phát ngôn và văn bản phải cung cấp cho người tiếp nhận những nhận thức, thông tin mới mẻ, cần thiết Hình thức ñộc thoại cho phép người nói (người viết) chủ ñộng trong việc lựa chọn nội dung, ñịnh hướng, phương pháp biểu ñạt ñể ñạt ñược mục ñích ñó
Trong hai cách hiểu ñộc thoại nói trên, ñộc thoại theo quan niệm của sân khấu có mối quan hệ chặt chẽ với ðTNT
1.2.1.2 Khái niệm ñộc thoại nội tâm (monologue intérieu)
a) Những ñịnh nghĩa tiêu biểu về ðTNTcủa các tác giả ñi trước
Trên thế giới, thuật ngữ ðTNT ñược sử dụng thống nhất Tên gọi của khái
niệm này theo trình tự tiếng Pháp, Anh, Nga là: monologue intérieu; interior
monologue ; vnoutreni monolog Thực ra ñộc thoại còn có một tên gọi khác là
soliloque (Pháp) hay soliloquy (Anh) Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách gọi
monologue intérieu phản ánh chính xác hơn bản chất của ðTNT: monologue: lời
ñộc thoại; intérieu: ở trong, thuộc phạm vi tinh thần, nội tâm Tiền tố mono trong
tiếng Pháp có nghĩa là một, chẳng hạn: monobloc: liền một khối; monocorde: một dây; monodie: hát một giọng… Tiền tố soli cũng mang nét nghĩa là một nhưng sự kết hợp của nó với những hậu tố khác thiên về sắc thái nghĩa là cô ñộc, ñơn ñộc, chẳng hạn: soliste: ñộc tấu; solitaire: cô ñơn, ñộc thân; solitude: sự cô ñộc, quạnh
hiu… Cô ñộc, ñơn ñộc là một tính chất của trạng thái tâm lý Nó cũng là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người ñộc thoại nhưng không phải là trạng thái tâm lý duy nhất Khi ñộc thoại nội tâm, người nói có thể ở trong những tâm trạng khác nhau Vì thế, việc sử dụng cách gọi này tuy gợi sự liên tưởng chi tiết về cơ chế tâm
Trang 30lý của ñộc thoại nhưng không bao hàm hết ñược những biểu hiện ña dạng và phức
tạp của nó Mặt khác, cách gọi monologue còn ñạt ñược sự thống nhất về mặt thuật ngữ với ñối thoại (dialogue) - một khái niệm có mối tương quan chặt chẽ với ñộc
thoại
Mặc dù ðTNT là một ñối tượng ñược quan tâm và nghiên cứu khá nhiều, nhất là từ những năm ñầu thế kỷ 20 cho ñến nay, nhưng nội dung khái niệm chính xác về nó còn chưa tương xứng Sự tồn tại phức tạp của ðTNT trong tác phẩm văn học khiến các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mục ñích nhận diện loại lời nói này Vì thế, nhiều công trình, bài viết ñã ñặt vấn ñề xác ñịnh ðTNT bằng cách phân biệt nó với ñộc thoại, dòng ý thức hoặc chỉ ra những dấu hiệu, những tiêu chí phân lập ñộc thoại nội tâm với các dạng lời nói khác trong tác phẩm Dưới ñây là một số ñịnh nghĩa tiêu biểu về ðTNT
Tác giả Katie Wales trong cuốn The dictionary of stylicstics và các tác giả cuốn The Encyclopedia of langague and linguistics cho rằng: “ ðộc thoại nội tâm là một hình thức mở rộng của ý nghĩ trực tiếp tự do (free direct thought), nó là một cố gắng nhằm thể hiện quá trình suy nghĩ vốn là một quá trình hỗn ñộn, vốn là sự kế tiếp chớp nhoáng của các ý nghĩ và sự thay ñổi có khi bất ngờ các chủ ñề” [dẫn theo 119, tr.72] Trong ñịnh nghĩa này, các tác giả nhìn nhận ðTNT như là sản phẩm của quá trình suy nghĩ, một yếu tố hiện thực hoá tính chất vô hình, khó nắm bắt của ý nghĩ Thực tế, khi tồn tại trong tiểu thuyết, ðTNT có khả năng phản ánh
rõ rệt những suy nghĩ nội tâm của nhân vật, nhưng nó không dừng lại ở phạm vi này Một phát ngôn ðTNT bao giờ cũng ñã ñược tổ chức, cấu trúc gắn với nhu cầu
và ñộng cơ giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người Nó vượt ra khỏi khuôn khổ của
ý nghĩ, ñược nhân vật sử dụng ñể thực hiện một mục ñích giao tiếp cụ thể Khi ñộc thoại, nhân vật không chỉ suy nghĩ mà còn tìm cách thể hiện những suy nghĩ ñó bằng một cấu trúc ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh
Nhấn mạnh vào hình thức tồn tại của ðTNT, tác giả Tamara Motilova khẳng ñịnh:
Trang 31Nó xuất hiện như diễn từ không biểu ñạt thành lời của các nhân vật hoặc như diễn
từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, hoặc có thể coi như ñã mượn từ vựng và giọng ñiệu của nhân vật; hoặc như ñối thoại bên trong, ở ñó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm ñôi thành hai giọng phân biệt và ñối nghịch; nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn
[dẫn theo 25, tr.69-70]
Hình thức ngôn từ của ðTNT ñã ñược tác giả Motilova nhận diện ñó là những diễn từ không biểu ñạt thành lời hoặc là sự phân ñôi giọng nói của nhân vật tạo nên hình thức ñối thoại bên trong… ðây là một sự nhận diện quan trọng vì nó cho thấy ðTNT có thể có những hình thức biểu hiện khác nhau Bên cạnh những diễn từ ngầm ẩn do chính nhân vật nói ra còn có những diễn từ mà ở ñó, tác giả mượn từ vựng và giọng ñiệu của nhân vật Tác giả cũng chỉ ra tính ñối thoại bên trong của ñộc thoại nội tâm, khi giọng nói của nhân vật bị xẻ làm ñôi, thành hai giọng phân biệt và ñối nghịch Tác giả Nguyễn Thái Hoà cũng căn cứ vào ñặc tính
này ñể ñưa ra một cách hiểu về ðTNT: “Thực ra, ñộc thoại nội tâm cũng là hình
thức ñối thoại của nhân vật, trong ñó người ñối thoại cũng chính là mình, nói cách khác ñó là một sự phân thân: mình nói chuyện với mình, một mình ñóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng khác, một cách suy nghĩ khác”
[43, tr.77]
ðTNT ñược xác ñịnh như một thuật ngữ văn học trong Từ ñiển văn học (bộ
mới) Trong mục từ ñộc thoại nội tâm, tác giả Lại Nguyên Ân ñã ñề cập ñến khái
niệm, lịch sử xuất hiện và phát triển, vai trò, vị trí của ðTNT trong tiểu thuyết hiện ñại (trang 445 – 446) ðTNT ñược nêu rõ: “Khái niệm chỉ phát ngôn của nhân vật
nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, là kiểu ñộc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm), mô phỏng hoạt ñộng suy nghĩ - cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [75, tr.445]
ðịnh nghĩa mà tác giả Lại Nguyên Ân ñưa ra ñã nói ñến những phẩm chất cơ
bản, quan trọng nhất của ðTNT Thứ nhất, ðTNT là những phát ngôn của nhân vật, nghĩa là thừa nhận tính thoại của ðTNT Với tư cách một phát ngôn, ðTNT bao giờ
cũng gắn với một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Thứ hai, khi ðTNT, nhân vật thực hiện
Trang 32sự giao tiếp, trao ñổi với bản thân mình, không hướng ñến một người nghe phân biệt như ñối thoại Do ñó, hình thức tồn tại chủ yếu của ðTNT là những lời nói thầm, ngầm ẩn trong nội tâm nhân vật Thứ ba, những biểu hiện của quá trình tâm lý bên trong, những hoạt ñộng suy nghĩ - xúc cảm của con người chính là nội dung phản ánh trực tiếp của ðTNT Dạng lời nói ngầm ẩn cho phép ðTNT ñi sâu vào nội dung này với ñộ chân xác cao nhất
Trên phương diện ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Như Ý ñã ñịnh nghĩa ñộc
thoại dựa trên sự ñối lập với ñối thoại “Khác với ñối thoại, ñộc thoại là sự thể hiện
lời nói trước hết hướng tới bản thân mình mà không tính ñến phản ứng của người ñối thoại ðộc thoại ñược ñặc trưng bởi một cấu tạo cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ ñề rộng hơn so với ñối thoại” [117, tr.91-92] Qua ñịnh
nghĩa này có thể thấy ñộc thoại có những ñặc ñiểm nổi bật sau ñây:
ðộc thoại là một dạng thoại nhưng khác ñối thoại ở tính hướng nội (hướng ñến chính bản thân mình) ñể thực hiện sự giao tiếp
ðộc thoại có cấu tạo cú pháp phức tạp hơn ñối thoại
ðộc thoại thể hiện nội dung, chủ ñề rộng hơn ñối thoại
Nhìn chung, các ñịnh nghĩa nói trên, ở mức ñộ này hay mức ñộ khác ñều ñã chỉ ra những dấu hiệu hình thức và nội dung ñể xác ñịnh ðTNT, phân biệt nó với ñối thoại Từ những tiền ñề quan trọng này, khi nghiên cứu ðTNT từ bình diện ngữ dụng học, chúng tôi xin ñưa ra một khái niệm về ðTNT ñể làm việc trong luận án
b) Khái niệm ñộc thoại nội tâm ñể làm việc trong luận án
Từ góc ñộ ngữ dụng học, luận án này trước hết xác ñịnh ðTNT cũng là một dạng lời thoại ñược nhân vật sử dụng như một hình thức giao tiếp thực sự trong tác phẩm văn học, tồn tại bình ñẳng với lời ñối thoại, chứ không phải là một phương tiện, một thủ pháp của nghệ thuật kể chuyện Do ñó, dù sự phân biệt giữa hai dạng lời nói này rất rõ ràng nhưng người ta có thể dựa vào khái niệm ñối thoại ñể ñưa ra một ñịnh nghĩa về ðTNT vì chúng ñều là những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người Với ðTNT, các nhân tố cơ bản của hoạt ñộng giao tiếp như: ngữ
Trang 33cảnh, ngữ nghĩa, người nói, người nghe hoàn toàn ñược xác ñịnh và mang những ñặc ñiểm riêng biệt
Từ sự phân tích trên, chúng tôi ñưa ra khái niệm ðTNT ñể làm việc trong
luận án: ðTNT là một dạng lời thoại ñược người nói sử dụng ñể thực hiện sự giao
tiếp với chính mình, không trực tiếp hướng ñến người nghe thứ hai Nó thường diễn
ra ngầm ẩn trong nội tâm, phản ánh những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng… của người nói trong một ngữ cảnh nhất ñịnh, với một cấu trúc cú pháp phù hợp
Cách hiểu trên nhấn mạnh hai ñiểm quan trọng nhất: ñó là tư cách lời thoại của ðTNT và ñịnh hướng giao tiếp của nó Là lời thoại, ðTNT luôn gắn với một chủ thể phát ngôn trực tiếp, cụ thể Khi thực hiện một lời ðTNT, người nói sẽ phải
sử dụng một loại hành ñộng ngôn ngữ ñể ñạt ñược mục ñích giao tiếp ñã ñặt ra Về ñịnh hướng, ðTNT không hướng tới và cũng không chờ ñợi sự hồi ñáp, phản ứng từ một người nghe phân biệt như ñối thoại Khi ñộc thoại, người nói tự trò chuyện với chính mình Hai ñặc ñiểm này sẽ chi phối ñến mọi phương diện của ðTNT, tạo nên những ñặc thù của nó trong hành chức
1.2.1.3 ðộc thoại nội tâm và dòng ý thức
a) Khái niệm dòng ý thức (courant de conscience hoặc flux de conscience) Trong tiếng Pháp, courant có nghĩa là dòng, còn flux có nghĩa là dòng chảy, dòng (dòng nước), conscience là ý thức, lương tâm, tâm tư Khi tồn tại trong nội
tâm con người, suy nghĩ và cảm xúc thường tuôn trào theo mạch, liên kết thành một chuỗi dài phụ thuộc vào ý thức cá nhân Do ñó, theo chúng tôi, việc dịch thuật ngữ
dòng ý thức từ courant de conscience hay flux de conscience ñều hợp lý
Dòng ý thức (còn gọi là dòng tâm tư) chính là sự phát triển, sự ñổi mới nghệ thuật viết ðTNT của các tiểu thuyết gia thế kỷ XX
Các nhà viết tiểu thuyết ngày nay ñã khiến dòng suy nghĩ ñược hình dung lại ngay trên lối viết Bởi vậy, nhiều khi giọng ñiệu và từ vựng của nhân vật ñược khôi phục nguyên xi, chẳng những các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ, lộn xộn nhất của nhân vật ñược ghi lại, mà cách viết bất chấp cú pháp, quy ước văn phạm còn là một cố gắng mới mẻ của nhà văn nhằm thể hiện trung thành ý nghĩ của nhân vật…” [25, tr.77]
Trang 34Vì thế, theo tác giả đặng Anh đào, dòng ý thức có một sức mạnh nổi bật là
phản ánh ựược tắnh chất tức thì, tại ựây - bây giờ của ý nghĩ ỘNó không cho phép
thông báo cho chúng ta những sự kiện, mà thông báo một ý nghĩ giữa lúc ý nghĩ ựó ựang hình thànhỢ [dẫn theo 25, tr.76] Nếu như đTNT là những ý nghĩ của nhân vật
ựã ựược tổ chức trong một cấu trúc chặt chẽ, có quy luật ngữ pháp, ngữ nghĩa phù hợp với nội dung và ngữ cảnh - các phát ngôn - và hướng tới một mục ựắch giao tiếp
cụ thể, thì dòng ý thức là những suy nghĩ tự nhiên, bỏ qua những quy ước văn phạm, cú pháp Nó miêu tả thực trạng tư duy nguyên bản của nhân vật, cho nên, tắnh lan man, lộn xộn mơ hồ, thậm chắ hỗn ựộn, ựứt ựoạn trong suy nghĩ và xúc cảm ựược tôn trọng tuyệt ựối Từ ựó, trong tiểu thuyết phương Tây hiện ựại xuất hiện lối viết sao chép lại những chuỗi suy nghĩ của nhân vật - những ựoạn văn dài không có chấm phẩy, bỏ qua các quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu và văn bản Chẳng hạn,
dòng ý thức của Marion Blum trong tiểu thuyết Ulysses (James Joyce): ỘẦvà một
Bông Hoa trên núi ờ phải khi mình cài hoa hồng lên tóc giống như con gái miền Ăngdaluựi hay mình lẽ ra ựã cài một bông hoa màu ựỏ ờ phải và khi anh ta hôn mình dưới bức tường thành kiểu Môrơ mình tự nhủ anh ta hay một anh chàng khác cũng thế thôi và lúc bấy giờ mình ựưa mắt ra ý bảo anh ta hãy cứ nài nữa ựi ờ phải
và bấy giờ anh hỏi xem mình có muốn ờ phải muốn nói ờ ựược không bông hoa núi của ta và trước tiên mình quàng tay quanh người anh ấy ờ phải và mình ựã kéo anh
ấy lên mình ựể anh hắt cặp vú mình thơm phức ờ phải và trái tim anh ấy ựạp như ựiên và ờ phải mình nói ờ phải em muốn lắm ờ phảiẦỢ [25, tr.75-76]
Nhìn chung, với dòng ý thức, các nhà tiểu thuyết cố gắng xoá ựi sự can thiệp, dấu ấn ngôn ngữ của họ trong tác phẩm ựể thể hiện ở mức ựộ cao nhất tắnh tự nhiên, chân thật trong ý nghĩ nhân vật Sự tuôn trào tự do của ý nghĩ tạo nên những dòng chảy ý thức triền miên Vì thế, dòng ý thức của nhân vật thường chiếm dung lượng văn bản rất lớn Chẳng hạn, ựoạn văn trong vắ dụ trên là mẩu cuối của một dòng ý
thức kéo dài gần 50 trang trong tiểu thuyết Ulysses
Tác giả Nguyễn Thái Hoà gọi những truyện kể về dòng ý thức như thế là
truyện tâm tư Ông cho rằng: ỘẦtrong truyện tâm tư, không có (hoặc ắt có) những sự
Trang 35kiện hành ñộng trực tiếp, mà chỉ có những sự kiện tâm lý vận ñộng theo thời gian Từ
ñó, con người, sự việc cứ hiện dần lên qua mù sương ký ức” [43, tr 83]
Từ ñiển văn học ñ ánh giá: “Dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng cực ñoan
của ñộc thoại nội tâm” Ở ñó, “sự quan tâm ñến cái chủ quan, bí ẩn trong tâm lý
con người trở nên sắc nhạy ñến mức tới hạn; sự phá vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống, sự xáo trộn các bình diện thời gian - ñôi khi mang tính chất của sự thể nghiệm hình thức…” [75, tr.351]
b) Phân biệt ñộc thoại nội tâm và dòng ý thức
Như vậy, giữa ðTNT và dòng ý thức có những ñiểm tương ñồng và phân
biệt ðiểm tương ñồng dễ nhận thấy là chúng ñều phản ánh những trạng thái tâm lý bên trong, ngầm ẩn của con người Trong tiểu thuyết, chúng là những phương tiện ñắc lực thể hiện suy nghĩ, xúc cảm nội tâm nhân vật
Sự phân biệt giữa ðTNT và dòng ý thức thể hiện chủ yếu trên ba ñiểm:
(1) Về cấu trúc hình thức
ðTNT là những phát ngôn ñược cấu trúc chặt chẽ theo những quy luật ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất ñịnh ñể có thể thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong một ngữ cảnh cụ thể, còn dòng ý thức là những suy nghĩ, ý nghĩ tự do, kế tiếp của nhân vật trong những trạng thái tâm lý ñặc thù (hồi tưởng, chìm trong tiềm thức, nửa tỉnh nửa mê…) Vì vậy, khi xuất hiện ở tiểu thuyết, ðTNT là một dạng của lời thoại, còn dòng ý thức là những ñoạn văn tự bộc lộ một quá trình tâm lý phức tạp của chính nhân vật
(2) Về nội dung thể hiện
ðTNT là những suy nghĩ, nhận xét, ñánh giá, cảm giác… của nhân vật trong những tình huống, sự kiện nhất ñịnh Nó bộc lộ những hồi ñáp, phản ứng diễn ra trong nội tâm trước sự tác ñộng của ngữ cảnh tại một thời ñiểm cụ thể Ngược lại, dòng ý thức là dòng chảy triền miên của suy nghĩ, hồi tưởng, cảm xúc… Các sự kiện tâm lý diễn ra trong thời gian dài, dưới sự chi phối của tư duy và cảm xúc Trong dòng ý thức, nhân vật gần như thoát khỏi ngữ cảnh, thời gian hiện tại, hoàn toàn chìm sâu vào thế giới nội tâm của mình
Trang 36(3) Về hình thức diễn ñạt
Là một dạng lời thoại, ðTNT ñược nhân vật sử dụng ñể thực hiện một mục ñích giao tiếp cụ thể Nó ñược diễn ñạt dưới một hình thức ngôn từ chặt chẽ, tuân thủ những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất ñịnh phù hợp với mục ñích giao tiếp
mà người nói muốn hướng tới Trong khi ñó, dòng ý thức là những suy nghĩ triền miên, lan man của nhân vật Vì vậy, khi xuất hiện trong tiểu thuyết, hình thức của dòng ý thức là những ñoạn văn bất chấp quy tắc văn phạm, cú pháp, diễn ñạt nội dung một cách lộn xộn, nhằm thể hiện sự tôn trọng tuyệt ñối tính tự nhiên của cảm
xúc và suy nghĩ
Tóm lại, ñộc thoại, ðTNT và dòng ý thức là những khái niệm có nhiều ñiểm tương ñồng và có mối quan hệ liên cận chặt chẽ Tuy nhiên, luận án này chỉ tập trung nghiên cứu ðTNT với tư cách là một dạng lời thoại nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật (cụ thể là truyện ngắn của NMC, NHT, NTTH)
1.2.2 Lời ñộc thoại nội tâm của nhân vật và lời tác giả
Ngôn ngữ tác phẩm văn học, trong ñó có lời ðTNT của nhân vật, thực chất
là cách thức, giọng ñiệu nói năng của tác giả về hiện thực ñời sống ðể hiện thực ñời sống ñược phản ánh một cách chân thực, tự nhiên, tác giả phải ñóng vai trò tường thuật khách quan, không can thiệp vào hệ thống sự kiện, cốt truyện cũng như
sự tồn tại của các nhân vật Chính vì vậy, khi hiện diện trong tác phẩm văn học, lời ðTNT cũng như lời ñối thoại của nhân vật luôn gắn bó chặt chẽ với những ñặc ñiểm tính cách, tâm lý, hoàn cảnh sống của nhân vật chứ không phải của con người tác giả
Tuy nhiên, ðTNT là dạng lời nói ngầm, hướng vào chính chủ thể ñộc thoại
ñể thực hiện sự giao tiếp Những suy nghĩ, cảm xúc của chủ thể mang ñậm tính chủ quan, không bị chi phối bởi mối quan hệ tương tác với một người nghe thứ hai như trong ñối thoại Chính ñặc trưng này khiến cho lời ðTNT của nhân vật dễ dàng ñược tác giả lựa chọn ñể bộc lộ tư tưởng, tình cảm và nhận thức của mình về hiện thực Người ta có thể nhận thấy sự gửi gắm này qua thái ñộ ñồng tình, ñồng cảm ngầm ẩn của tác giả khi ñể cho nhân vật phát biểu một triết lý, bày tỏ một cảm xúc
Trang 37trong lời đTNT Chẳng hạn, lời đTNT của Sinh trong Giao thừa (NMC): ỘChao ôi,
quả thật con cái là cái món nợ lớn nhất ở cõi ựời này, và những người như vợ chồng bà cụ đàm không ựược gánh chịu cái món nợ ấy lại còn là một ựiều bất hạnh hơn nữaỢ [III, tr.145] Hay sự băn khoăn của tôi trong Những người thợ xẻ (NHT):
ỘNày hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không?Ợ [XVI, tr.281] đặc biệt, khi nhân vật có những ựặc ựiểm cá nhân giống với con người tác giả trong ựời thực (nghề nghiệp, giới tắnh, tắnh cách, hoàn cảnh sốngẦ) và tự xưng ỘtôiỢ trong tác phẩm thì người ựọc càng dễ nhận thấy sự mượn vai nhân vật ựể phát ngôn của tác giả Nhân vật phát biểu suy nghĩ về nghề nghiệp, về cuộc sống, về tình yêu, hạnh phúcẦ với những dấu ấn cá nhân tác giả rất rõ nét trong nội dung của lời,
trong ngôn ngữ, giọng ựiệu Quan sát dáng vẻ tự tin, vô tư của một cô gái, tôi trong
Những người thợ xẻ quan niệm: Ộ điều ấy ngu xuẩn biết bao Phải, ngu xuẩn Cả
cô gái tôi ựã từng yêu cũng thế Nàng cứ tưởng tự tin và tự do là ựiều hay hớm cho mình Trăm lần không, vạn lần không Với phụ nữ, tự tin với tự do nghĩa là bất trắc,
là hiểm hoạ, là thiếu thốn, thậm chắ còn là khả năng bất hạnh và ựiếm nhụcỢ [XVI,
tr 271]
Trong những lời ựộc thoại nói trên, vai phát ngôn trực tiếp là nhân vật nhưng nội dung, giọng ựiệu và ngôn ngữ ựã có sự Ộxâm nhậpỢ của nhà văn Với hình thức phát ngôn này, những quan niệm, tư tưởng, suy nghĩ của nhà văn ựược bộc lộ một cách khách quan và tự nhiên hơn Mặc dù vậy, trong tác phẩm văn học, nhà văn vẫn hướng ựến việc xây dựng những nhân vật với tư cách là một cá nhân tồn tại tương ựối ựộc lập, có ựời sống và những mối quan hệ riêng biệt Do ựó, khi nhân vật trực tiếp thể hiện suy nghĩ nội tâm của mình, chúng tôi vẫn xem ựó là lời đTNT của nhân vật, phân biệt với lời đTNT của tác giả (sự phân biệt này sẽ ựược chúng tôi ựề cập cụ thể trong mục 1.3.4, trang 55 của luận án)
1.2.3 Các dạng ựộc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn
Cũng như lời ựối thoại, lời đTNT của nhân vật trong truyện ngắn có thể ựược giọng ựiệu kể chuyện của tác giả Theo nguồn tư liệu của thư viện ựiện tử questia
Trang 38com , tác giả Wiliam Flint Thrall ñã ñề cập rất cụ thể về các dạng tồn tại của lời
ðTNT Ông cho rằng:
Có hai dạng khác biệt của ðTNT: trực tiếp - tác giả dường như không tồn tại và suy nghĩ bên trong của chính nhân vật ñược diễn tả trực tiếp, như là người ñọc tình cờ nghe ñược một phần của luồng suy nghĩ và tình cảm ñang chảy trong tâm tưởng của nhân vật; và gián tiếp - tác giả như là người lựa chọn, người giới thiệu, người dẫn dắt và người bình luận [131, tr.243]
Dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể thể hiện phát ngôn và phát ngôn, chúng tôi
cũng thấy lời ðTNT có hai dạng tồn tại cơ bản: ðTNT trực tiếp và ðTNT gián tiếp
1.2.3.1 ðộc thoại nội tâm trực tiếp
ðTNT trực tiếp là những lời ñộc thoại nguyên bản của nhân vật, không qua
sự xâm nhập, tái hiện của người thứ hai, ñược nhân vật trực tiếp thể hiện bằng ngôn ngữ, giọng ñiệu của chính nó
(1) Phải hất mụ ta ñi thôi! Anh tự nhủ… [XV, tr.185]
(2) Rồi bình tâm trở lại, nó nhìn bà mẹ rất ñơn giản ấy mà thương hại: “Thôi,
giấu ñi là vừa, mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì ñược, và ngây ngô quá, chưa chắc ñã khổ, chuyện lớn sẽ thành trò ñùa, bố sẽ quen ñi, rồi sẽ không ai sợ ai trong nhà này cả” [IX, tr.34]
Trong truyện ngắn, ðTNT trực tiếp có thể ñược báo hiệu, dẫn dắt bằng các
hình thức dẫn thoại nhưng cũng có thể xuất hiện tự do, tiếp nối sau những lời tường thuật, kể chuyện thông thường của tác giả mà không cần ñến bất kỳ hình thức dẫn thoại nào
(3) Bà quản tủm tỉm cười, nghĩ bụng:
- Rõ thật là trẻ con [I, tr.89]
(4) Chị cu lại lên mâm Chị nhắc cái niêu nhẹ nhõm Chị nghiêng nó ra ánh
trăng, nhìn Còn ba hột cơm ranh! Ăn chẳng bõ dính răng [I, tr.118]
Tính sở hữu trực tiếp của những lời ðTNT ở ñây bộc lộ rõ ở cách sử dụng ñại từ xưng hô Nhân vật là chủ thể phát ngôn ñồng thời là người thể hiện trực tiếp
nên nó thường xuyên dùng những ñại từ nhân xưng ngôi một, số ít: mình, tôi, tao; các ñại từ thân tộc hoặc tên riêng có chức năng tự xưng: ông, bà, con… ðTNT trực
Trang 39tiếp bao giờ cũng phản ánh chính xác, sinh ñộng ñặc ñiểm nói năng, thói quen sử dụng ngôn ngữ của nhân vật Khi tường thuật ðTNT trực tiếp, tác giả (hoặc người dẫn chuyện) phải ñảm bảo tính khách quan, chân thực của nó Những ñặc ñiểm cấu trúc, ngữ pháp, sắc thái cảm xúc và ngữ nghĩa của phát ngôn ñược giữ nguyên, như
nó vốn tồn tại trong nội tâm nhân vật Chính vì thế, ðTNT trực tiếp luôn xuất hiện tức thời trong một ngữ cảnh cụ thể Nó là những phản ứng hồi ñáp của nhân vật trước sự tác ñộng của hiện thực
1.2.3.2 ðộc thoại nội tâm gián tiếp
ðTNT gián tiếp là những lời ðTNT của nhân vật nhưng không ñược nhân vật trực tiếp nói ra mà phải thông qua ngôn ngữ tường thuật, tái hiện của tác giả hoặc người kể chuyện Với dạng ðTNT gián tiếp, ý nghĩa thậm chí ngôn từ, cách nói năng của nhân vật vẫn bộc lộ rõ nét, nhưng ñó không thể là những lời thoại nguyên vẹn, ñích thực ðể thuật lại ðTNT của người khác, tác giả hoặc người kể chuyện ở mức ñộ này hay mức ñộ khác buộc phải sử dụng ngôn ngữ của mình, xâm nhập vào phát ngôn, thay ñổi cấu trúc ngữ pháp, ñại từ xưng hô trong phát ngôn ñó
Vì thế, khác với ðTNT trực tiếp, chủ thể của ðTNT gián tiếp thường ñược gọi ở
ngôi thứ ba, với những ñại từ xưng hô phổ biến như: hắn, y, thị, ông, bà…
(5) Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại: biết ñâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi? Ồ mà thật, có thể như thế lắm! Này, nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay ñồ vàng ñồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho ăn cướp thì sao? [I, tr.28]
Chính vì sự lai ghép giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện như vậy trong khi tường thuật ðTNT nên người ta còn gọi ñây là dạng ðTNT nửa trực tiếp Trên phương diện thi pháp của truyện, cách thức tường thuật ðTNT này có khả năng rút ngắn khoảng cách giữa lời nhân vật và lời kể, tạo nên sự di ñộng ñiểm nhìn trần thuật (từ người kể chuyện sang chính nhân vật) Nhờ ñó, giọng ñiệu kể chuyện trở nên linh hoạt, các sự kiện diễn ra tự nhiên hơn
Trang 40Tuy nhiên, trên phương diện hội thoại, một lời thoại nào ñó của nhân vật chỉ thực sự mang ñầy ñủ các phẩm chất giao tiếp khi nó do chính nhân vật trực tiếp nói
ra, bộc lộ một cách tức thời, hiện hữu các ñặc ñiểm nói năng, xúc cảm cá nhân Việc tường thuật lại, xâm nhập vào phát ngôn (chẳng hạn thay ñổi ñại từ xưng hô…) không thể ñảm bảo ñược tính nguyên bản, sinh ñộng của nó Hơn nữa, ñối với ðTNT - một dạng lời nói ngầm ẩn, hết sức riêng tư - thì sự xâm nhập, pha trộn ở dạng gián tiếp có thể khiến người ta không nhận diện ñược ñầy ñủ, trọn vẹn một số ñặc tính giao tiếp quan trọng của lời Chính vì vậy, với mục ñích khảo sát lời ðTNT của nhân vật trong quá trình hành chức, xem ðTNT là những lời thoại ñích thực ñược nhân vật sử dụng ñể giao tiếp, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu dạng ðTNT trực tiếp
1.3 Tiêu chí nhận diện lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
Lời thoại và lời ðTNT của nhân vật là một trong những thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật Về nguyên tắc, chúng luôn ñược nhà văn lựa chọn, tổ chức theo một ý ñồ nghệ thuật nhất ñịnh ñể làm nổi bật tính hình tượng của tác phẩm Do
ñó, khi xuất hiện trong truyện ngắn, lời thoại nói chung và lời ðTNT nói riêng thường ñược tường thuật bằng nhiều cách thức khác nhau, tạo nên sự phong phú, ña dạng của lời văn nghệ thuật Nhưng chính sự phong phú, ña dạng ñó khiến cho việc nhận diện lời ðTNT trở nên khá phức tạp Nguyên tắc cơ bản nhất của chúng tôi khi xác ñịnh ðTNT trong truyện ngắn là phải kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau, chứ không phải căn cứ vào một hay một số tiêu chí riêng lẻ
Khảo sát lời ðTNT của nhân vật trong truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chúng tôi ñưa ra 4 tiêu chí: