Tạo đột biến gen và đột biến cấu trúc NST trong chọn giống

Một phần của tài liệu Co so di truyen chon giong (Trang 33 - 34)

giống

Đột biến cấu trúc NST thờng dẫn đến những hậu quả có hại cho cơ thể nên ít có ý nghiã trong chọn giống. Còn đột biến gen dẫn đến hình thành các alen mới, làm thay đổi tính trạng của cơ thể sinh vật. Mà tần số đột biến ở từng gen thì thấp, nhng tính trong quần thể lại cao, nên nó đợc sử dụng làm nguyên liệu cho chọn giống.

III.1 Đặc điểm chung của đột biến: - Có thể xảy ra ở mọi thời kỳ, ở mọi tế bào của các cơ quan trên cơ thể sinh vật, đặc biệt khi phân bào giảm nhiễm tần số đột biến cao nhất. Các loại cây trồng khác nhau, các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau. Nếu đột biến xảy ra ở tế bào sinh dỡng thì truyền lại cho đời sau thông qua sinh sản hữu tính.

- Đột biến xảy ra ngẫu nhiên không định hớng. Dùng tác nhân đột biến có thể gia tăng tần suất hay phổ đột biến, nhng không thể tạo ra những đột biến theo ý muốn.

- Đột biến có thể tạo ra theo 2 chiều: thuận (A → a), nghịch (a → A) ;trong đó đột biến thuận chiếm u thế.

- Đột biến có thể diễn ra liên tiếp. A→ a1→ a2 →…

- Đa số đột biến là có hại đối với cơ thể sinh vật, đột biến có lợi chỉ chiếm tần suất nhỏ, nh- ng có giá trị cho chọn giống, tiến hoá. Ngay cả khi đột biến là có ích, nhng bên cạnh đó vẫn có tác dụng phụ “vô ích” làm giảm giá trị chọn giống.

Trong điều kiện tự nhiên, cây trồng cũng có thể phát sinh đột biến, nhng tần suất rất thấp, chỉ có 1 vài phần triệu. Tuy nhiên nhờ có đột biến tự nhiên, 1 số cây trồng đã xuất hiện những tính trạng có giá trị chọn giống: Trên khoai tây đã xuất hiện đột biến về hình thái, khả năng chống chịu với bệnh hại, thời gian sinh trởng Các thể đột biến tự nhiên th… ờng đợc dùng làm vật liệu khởi đầu trong chọn giống.

III.2 Phơng pháp tạo đột biến thực nghiệm: 1. Sử dụng tác nhân:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số đột biến và phổ đột biến không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của cây mà còn phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến. Vì vậy cùng với việc chọn vật liệu khởi đầu cho hình thức chọn giống này, việc chọn chính xác tác nhân gây đột biến có ý nghĩa rất quyết định kết quả chọn giống.

Đối với tác nhân vật lý phải xác định đợc liều lợng, cờng độ thời gian xử lý đối với từng loại cây trồng, từng bộ phận xử lý.

Đối với tác nhân hoá học cũng phải xác định đợc nồng độ, thời gian, thể tích dung dịch để xử lý thích hợp đối với từng loại cây trồng, từng bộ phận của cây.

2 Bộ phận xử lý:

Thờng xử lý hạt vì khả năng chịu đựng tốt hơn. Ngoài ra có thể sử dụng các bộ phận khác của cây để xử lý nh: thân, đỉnh sinh trởng,...Tuy nhiên sử lí ở giai đoạn mạ và cây con dễ có kết quả hơn khi xử lí ở thời kỳ hạt nghỉ và cây già.

3.Phơng pháp xử lý: Tác động trực tiếp các tác nhân lý hoá lên các bộ phận xử lý. Đối với tác nhân hoá học có thể sử dụng dung dịch hoặc hơi.

4. Phát hiện và bồi dục thể đột biến:

Hạt, hay bộ phận đã xử lí, gieo trồng để đợc M1. Từ M1 → M3 phát hiện thể đột biến, từ M3 → M5 nghiên cứu thể đột biến.

Một phần của tài liệu Co so di truyen chon giong (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w