1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

123 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 688,18 KB

Nội dung

Đối với một tác phẩm văn học, lời thoại nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.. Do vậy, chúng tôi đã chọn đề

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

ĐẶC ĐIỂM LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Thái Nguyên- 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

ĐẶC ĐIỂM LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM VĂN HẢO

Thái Nguyên- 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS

TS Phạm Văn Hảo, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, thày đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới thầy về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã dành cho tôi

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những thầy cô

đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những bạn bè khác đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có kết quả cuối cùng ngày hôm nay

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Chuyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp mới 10

7 Cấu trúc luận văn 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1.1 Ngôn ngữ văn học 12

1.1.1 Xuất xứ 12

1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ văn học 13

1.1.3 Phân loại 14

1.2 Lí thuyết về hội thoại 16

1.2.2.1 Khái niệm hội thoại 16

1.2.2.2 Vận động hội thoại 17

1.2.2.3 Cấu trúc hội thoại 18

1.3 Khái quát về phương ngữ tiếng Việt 22

1.3.1 Khái niệm phương ngữ 22

1.3.2 Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt 23

1.3.2.1 Đặc điểm ngữ âm 24

1.3.2.2 Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa 26

1.3.2.3 Đặc điểm ngữ pháp 30

1.4 Nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật 32

1.4.1 Nhân vật văn học 32

1.4.2 Ngôn ngữ nhân vật 35

1.5 Đôi nét về Nguyễn Ngọc Tư 39

Trang 6

Chương 2: CÁCH THỂ HIỆN LỜI THOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI THOẠI

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 42

2.1 Những cách biểu hiện lời thoại của nhân vật 42

2.1.1 Dựa vào hình thức thể hiện của lời thoại nhân vật 42

2.1.2 Dựa vào phương thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật 47

2.1.2.1 Lời đối thoại của nhân vật 50

2.1.2.2 Lời độc thoại của nhân vật 52

2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 57

2.2.1 Đặc điểm về ngữ âm 57

2.2.1.1.Những biến thể phát âm ở bộ phận vần 58

2.2.1.2 Những biến thể phát âm phụ âm đầu 58

2.2.2 Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa 59

2.2.2.1 Từ ngữ 59

2.2.2.2 Ngữ cố định 63

.2.2 Đặc điểm về cú pháp 67

2.2.2.1 Nguyễn Ngọc Tư sử dụng tất cả các kiểu câu: câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu nghi vấn trong việc xây dựng lời thoại nhân vật 67

2.2.2.2 Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những cấu trúc ngữ pháp riêng của phong cách khẩu ngữ để xây dựng lời thoại nhân vật 69

2.2.4 Biện pháp tu từ 72

2.2.4.1 Cách so sánh ví von giàu hình ảnh 72

2.2.4.2 Biện pháp nói quá, cách diễn đạt khoa trương 73

Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 77

3.1 Lời thoại nhân vật khắc họa tính cách nhân vật 77

3.1.1 Người nông dân Nam Bộ 78

3.1.2 Nhân vật người nghệ sĩ tài tử 91

3.1.3 Nhân vật người trí thức 96

3.2 Lời thoại nhân vật góp phần thể hiện không gian Nam Bộ 99

Trang 7

3.2.1 Không gian sông nước Nam Bộ 99

3.2.2 Không gian ruộng đồng Nam Bộ 103

3.2.3 Không gian sinh hoạt gia đình của người Nam Bộ 105

3.3 Lời thoại nhân vật góp phần thể hiện phong cách nhà văn 106

3.3.1 Qua lời thoại nhân vật bộc lộ rõ Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có khả năng phân tích, lí giải bản chất con người đương đại 107

3.3.2 Qua lời thoại nhân vật, tác giả gián tiếp lý giải và chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người 109

3.3.3 Qua lời thoại nhân vật, ta thấy đó là cách nhìn nhận cuộc sống ở phần bản chất với những biểu hiện sinh động như nó vốn có 110

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC 119

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo và là con đường để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, còn những người nghiên cứu đi bóc tách các lớp vỏ ngôn ngữ để thấy được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm Đối với một tác phẩm văn học, lời thoại nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật Bởi mỗi nhân vật có một ngôn ngữ riêng

Nguyễn Ngọc Tư (1976) là nhà văn nữ, quê hương ở vùng đất mũi Cà Mau Tuy còn trẻ nhưng tác giả này đã trở thành một hiện tượng lạ gây xôn xao làng văn Việt Nam những năm gần đây và khiến các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả quan tâm tốn bao giấy mực Với những thành quả đạt được: Giải thưởng Sáng tác Văn học tuổi 20 lần II

của Hội Nhà văn TP HCM với tập truyện ngắn đầu tay “Ngọn đèn không tắt” năm 2000; Giải thưởng của Hội Văn học – Nghệ thuật với tập truyện ngắn “Giao thừa” năm

2003 và đặc biệt “đánh ùm một tiếng” bằng tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”,

Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định được chỗ đứng cho mình trong làng văn Việt Nam Cái

lạ cái hay trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú.Tuy nhiên có thể nói thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư nằm ở truyện ngắn Và nhiều người cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có hai cái không mới lạ là: đề tài và ngôn từ sử dụng, nhưng chính hai cái không mới đó cộng hưởng làm nên một giọng văn mới lạ, đặc biệt Điều người đọc dễ nhận thấy là Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để diễn đạt cao nhất điều mình muốn nói Và vì thế người đọc chúng ta hiểu tìm được thế giới nghệ thuật nằm ẩn sâu trong lớp ngôn từ đó thì phải bóc tách chúng Do đó muốn đánh giá giá trị của tác phẩm văn học ta không thể không xem xét việc nhà văn chọn lựa và sử dụng chất liệu ấy như thế nào

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta ngạc nhiên trước thế giới nhân vật

đa dạng, đông đảo Mỗi nhân vật mang một diện mạo, một cá tính riêng Thế giới nhân vật đông đúc, phức tạp ấy chính là sự khúc xạ của cuộc sống vào văn học Một trong

Trang 9

những đặc điểm nổi bật nhất, gây ấn tượng nhất trong việc xây dựng nhân vật là việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ Lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư xuất hiện với tần số cao, biểu hiện đa dạng và mang những giá trị nhất định mà người nghiên cứu khó lòng bỏ qua Đây là một yếu tố quan trọng làm nên màu sắc, giá trị cho những đứa con tinh thần của nhà văn

Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn được nhiều người nghiên cứu chú ý và có được nhiều bài viết về sáng tác của chị Các bài viết thường chú trọng nhiều đến cách hiểu một số tác phẩm hoặc khía cạnh nào đó trong các truyện ngắn Theo khảo sát của chúng tôi, những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dưới góc độ ngôn ngữ không nhiều, về lời thoại nhân vật

thì hầu như chưa có Do vậy, chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu với hi vọng qua việc tìm này sẽ

có thêm cơ sở cũng như kinh nghiệm thực tế để đi vào khám phá thế giới nhân vật, chiều sâu tư tưởng trong sáng tác của chị, từ đó thấy được những đóng góp cũng như

vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn học đương đại

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Việc nghiên cứu về lời thoại với nhân vật trong tác phẩm văn học

Để thể hiện tính cách nhân vật, nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm mà còn thể hiện qua lời thoại của nhân vật Lời thoại của nhân vật là lời

ăn tiếng nói của nhân vật, là một căn cứ biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi người Do đó trong thể hiện hình tượng nghệ thuật của mình các nhà văn hết sức coi trọng việc thể hiện tính cách nhân vật thông qua lời thoại của nhân vật

Vì vậy giáo sư Hà Minh Đức đã nhấn mạnh “phương tiện quan trọng nhất của

tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự và kịch là các lời nói của nhân vật trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại của các nhân vật chiếm một bộ phận đáng kể có khi là rất lớn trong văn bản”[12,97]

Do chi phối bởi hệ thống thi pháp cho nên mỗi một thời kì văn học, lời thoại của nhân vật lại có những đặc trưng riêng Các tác phẩm ở thời trung đại, lời thoại

Trang 10

của nhân vật thường mang tính ước lệ, trang trọng thể hiện tính cách nhân vật mang tính khuôn mẫu của thời đại Đến văn học thời kì hiện đại, nhất là ở các tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, lời thoại của nhân vật mới đạt đến yêu cầu cá thể hóa cao Nhờ

đó mà “Thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ được phát hiện bằng ý

nghĩa logic của lời nói mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói”[12, 145]

Như vậy, lời thoại nhân vật (ngôn ngữ nhân vật) là một khái niệm quen thuộc đối với những nhà nghiên cứu văn học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, những người dạy và học văn Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, ý kiến khác nhau tìm hiểu về lời thoại của nhân vật trong các tác phẩm văn học nói chung và trong từng tác phẩm cụ thể nói riêng Người đọc có thể tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật dưới những góc độ như: lí luận văn học, ngữ pháp học, phong cách học….Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về lời thoại và nhân vật văn học như sau:

Trong "Những vấn đề thi pháp của truyện", tác giả Nguyễn Thái Hòa đề cập

tới chức năng cá thể hóa tính cánh nhân vật của lời thoại nhân vật và độc thoại nội tâm nhưng mới chỉ dừng ở lý thuyết chung, chưa đi vào phạm vi ngữ liệu cụ thể Tác

giả nhận định: "ta cũng thấy những lời thoại của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,

Vũ Trọng Phụng sống động hơn bất cứ một trang miêu tả nhân vật nào, đến mức người đọc chỉ cần nhớ những "Em chã", "mẹ kiếp!", "thế thì nước mẹ gì" đến "thời Tây thời giờ là vàng bạc" là nhớ ngay đến nhân vật nào, thuộc cuốn truyện của ai, không cần nhắc lại truyện" [24, 65]

Tác giả Đỗ Việt Hùng, Phạm Thị Ngân Hoa trong "Phân tích phong cách

ngôn ngữ trong tác phẩm văn học" đã xác định vai trò của các kiểu lời trong tác

phẩm văn xuôi tự sự như sau: "Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần

chủ yếu trong kết cấu của tác phẩm tự sự Chức năng chủ yếu của đối thoại thực sự, đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hoặc chuyển dẫn, trình bày sự kiện mà còn bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật và các quan điểm tư tưởng" [26, 194]

Ngoài ra còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lời thoại nhân vật, như

Bùi Minh Toán - Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt NXB Giáo dục, 2003 (Viết chung với Đỗ Hữu Châu); Nguyễn Thị Thanh Nga - Những từ ngữ mang sắc thái

Trang 11

khẩu ngữ Luận án tiến sĩ Đại học sư phạm Hà Nội; Lương Thị Hiền - Bước đầu khảo sát chức năng cá thể hóa đặc điểm nhân vật trong hội thoại văn học Khóa luận

tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, 2003

Như vậy việc nghiên cứu về lời thoại nhân vật được nhiều tác giả đề cập nhưng các ý kiến mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau của lời thoại nhân vật trong tác phẩm tự sự nói chung hoặc lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của một tác giả cụ thể nói riêng nhưng chưa đề cập lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

2.2 Việc nghiên cứu về tác giả và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Gần chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư trở thành cái tên quen thuộc thường được nhắc tới trong giới nghiên cứu, phê bình và độc giả yêu văn chương Từ

những sáng tác đầu tay xuất hiện trên báo năm 1996 như: truyện ngắn Đổi thay cho đến khi Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất "Sáng tác văn học tuổi 20" lần thứ hai của Hội Nhà văn thành phồ Hồ Chí Minh với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt và liên tiếp các tập truyện: Nước chảy mây trôi, Ông Ngoại, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

Giao thừa, Cánh đồng bất tận đã gây tiếng vang lớn Những đứa con tinh thần của

chị không cầu kì, khác lạ nhưng đã gây ra những phản ứng khác nhau từ phía người đọc Ngôn ngữ văn học mang tính đa nghĩa, trình độ cảm nhận của người đọc khác nhau nên có nhiều phản ứng khác nhau thậm chí trái ngược nhau là điều dễ hiểu

Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít nhà văn Việt Nam hiện đại được nhiều người chú ý Chỉ trong khoảng gần mười năm mà số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị lên đến con số hàng trăm Người khen cũng lắm, người chê cũng nhiều; người trong nước có, người nước ngoài cũng có; các nhà phê bình nổi tiếng cũng có, cây bút nghiệp dư cũng có; các tạp chí chuyên ngành cũng nhiều, các bài báo mạng cũng không ít Qua đó, ta có thể thấy văn chương Nguyễn Ngọc Tư có sức sống, sức hấp dẫn như thế nào

Năm 2005, truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trình làng,

cái tên Nguyễn Ngọc Tư dấy lên một mối quan tâm trong giới phê bình văn học Đã

có nhiều những bài nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn của chị

Trang 12

nói chung như: Trần Hữu Dũng với “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, Hoàng Thiên Nga với “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua “ Cánh đồng bất tận””, Đoàn Nhã Nam với “Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận”, Nguyễn Thị Hoa với

“Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện “Cánh đồng bất tận”,v.v Có người cho rằng đó là "Một sự xuất hiện đủ sức gây ngỡ ngàng bằng một câu chuyện man dại và khốc liệt" [Báo Tuổi trẻ, ngày 21/ 11/ 2005] cuả Nguyễn

Ngọc Tư hoàn toàn mới Các ý kiến khen chê, đồng thuận và bất đồng thuận khác

nhau Nhà văn Nguyễn Khắc Phê cho rằng: "Từ thực tế cuộc sống, nhà văn có tạo

được "thế giới nghệ thuật" của riêng mình, khi đó tác phẩm mới có sức dẫn dụ người đọc Tôi nghĩ "Cánh đồng bất tận" là một tác phẩm như thế" Và có thể nói, "Cánh đồng bất tận" là của riêng Nguyễn Ngọc Tư, là một khái niệm văn học chứ không phải là một khái niệm địa lý, một hoàn cảnh văn học được tưởng tượng ra bằng cơ

sở của những khái niệm tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Tư" (ý của Mạc Ngôn, tác giả

của Đàn Hương hình, Báu vật của đời) Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, với "Cánh đồng bất tận", Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ngòi bút của mình ra khỏi

nhà, khỏi xóm, đến với cánh đồng Hình như phải sống giữa đất trời mới ra con người Nam Bộ, cả sự ngang tàng lẫn nỗi đớn đau Nguyễn Ngọc Tư đã ném mình và nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời xem họ vật lộn như thế nào Và cả nhà văn cùng nhân vật đã thành công ".

Bên cạnh những lời khen, truyện ngắn của chị cũng nhận được không ít những nỗi băn khoăn từ phía độc giả Trên báo Tuổi trẻ (ngày 30/ 11/ 2005), bác sĩ Đỗ

Hồng Ngọc nói rằng "cảm thấy tiếc nuối, hụt hẫng, cảm thấy như mình vừa mất đi

một niềm tin chẳng hạn" Không ít người còn gán cho nhà văn có "vấn đề" về mặt tư

tưởng xã hội Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ, khâm phục và cả sự khích lệ, động viên

Ngoài những bài viết, phê bình, nghiên cứu trên, chúng tôi còn thấy một số lượng rất lớn các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, luận văn khác lấy tác giả, tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư làm đối tượng nghiên cứu của mình

Trang 13

Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Vì vậy,

chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư để nghiên cứu với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu nghệ

thuật sử dụng ngôn ngữ tài hoa, đắc địa cũng những giá trị văn chương đích thực trong các sáng tác của nhà văn này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm lời thoại nhân vật được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiếp cận đối tượng từ góc độ ngôn ngữ được

sử dụng trong lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Phạm vi tư liệu: Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi các tập truyện ngắn:

1 Cách đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2008

2 Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, 2008

3 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008

Với số lượng 26 truyện ngắn được nghiên cứu

4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đưa ra những kết luận về đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Qua đó thấy được vai trò khắc họa đặc điểm nhân vật và làm sáng tỏ ý đồ nghệ thuật của nhà văn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính sau:

- Nghiên cứu, trình bày một số lý thuyết ngôn ngữ được chọn làm căn cứ lý luận cho đề tài

Trang 14

- Thống kê và phân loại các cách thể hiện của lời thoại theo những tiêu chí nhất định phù hợp với mục đích nghiên cứu Từ đó phân tích các đặc điểm từ ngữ lời thoại, và rút ra kết luận khái quát về mục đích luận văn

- Tổng kết các kết quả, nêu bật giá trị lời thoại trong việc khắc họa nhân vật, miêu tả không gian và phong cách của nhà văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.1 Phương pháp thống kê – phân loại

Phương pháp này được sử dụng để thống kê tần số xuất hiện và các cách thể

hiện của lời thoại nhân vật trong 26 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Trên cơ sở thống kê, chúng tôi phân loại lời thoại theo những tiêu chí và chỉ ra những đặc điểm

cụ thể của thoại nhân vật trong những truyện ngắn khảo sát

5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích các lời thoại, đoạn thoại

có được khi thống kê – phân loại Từ việc phân tích, chúng tôi tổng hợp khái quát hiệu quả nghệ thuật của lời thoại nói riêng và ngôn ngữ Nam Bộ nói chung

5.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu

Phương pháp này chúng tôi sử dụng để so sánh - đối chiếu đặc điểm lời thoại của các nhân vật nói riêng và của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư Trên cơ sở đó thấy rõ được vai trò của việc sử dụng kiểu lời này và làm nổi bật tài năng nghệ thuật, phong cách riêng biệt đặc sắc của tác giả

6 Đóng góp mới

6.1 Về lí luận

Giải quyết đề tài trên luận văn sẽ góp phần bổ sung cho lí luận về mói quan hệ giữa nhân vật và lời thoại nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ trong lời thoại nhân vật và việc xây dựng hình tượng nhân vật văn học

Trang 15

6.2 Về thực tiễn

Chúng tôi mong rằng, luận văn sẽ chỉ ra được những biểu hiện và đặc điểm

lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để chứng minh "sự lạ" ở nhà

văn này tại vùng đất Nam Bộ Đồng thời làm cơ sở tham khảo cho việc dạy ngôn ngữ

và học văn học Việt Nam các vùng miền ở các cấp

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và Phụ lục, luận văn có các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Cách thể hiện lời thoại và đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chương 3: Giá trị của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Ngôn ngữ văn học

1.1.1 Xuất xứ

Đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng Nhờ có ngôn ngữ mà nhà văn mới có thể cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…Nhà văn trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo nên tác phẩm đã sử dụng yếu tố đầu tiên là ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc và tác phẩm Có

lẽ vì thế mà M.Gorki đã nhận định:“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công

cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu văn học” [3/206]

Theo nghĩa rộng, “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn

hóa, phục vụ cho tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lí, trí tuệ và toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người; còn gọi là ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ tiêu chuẩn” [53, 172] Điều này có nghĩa, ngôn ngữ văn học đã được xem là một trong

những hình thức tồn tại chủ yếu của ngôn ngữ, một trạng thái tồn tại của ngôn ngữ tiêu biểu Ngôn ngữ văn học trở thành ngôn ngữ thống nhất – ngôn ngữ toàn dân với việc lấy chất liệu từ trong đời sống các phương ngữ và đồng hóa các phương ngữ đó Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngôn ngữ văn học trở thành công cụ thiết yếu của nền văn minh và phục vụ cho mọi nhu cầu của xã hội và quốc gia

Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ

Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ thực chất là: văn học là nghệ thuật sử dụng

lời văn, bài văn (nói, viết) vào mục đích nghệ thuật [37,184] Như vậy ngôn ngữ của

tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ toàn dân đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật Nói khác là ngôn ngữ toàn dân đã được trau dồi, mài giũa, tinh luyện, kết tinh Nói như Maiacôpxki:

Trang 17

“Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi

Những chữ ấy là cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”

Hay như Nhữ Bá Sĩ từng nghiền ngẫm, trăn trở không hiểu được tại sao mà

người xưa dụng công dồn hết tâm sức khó nhọc “Ba năm mới nghĩ được một chữ,

mười năm mới nghĩ được một bài” mà vẫn không tự thỏa lòng được Hay như

Nguyễn Đình Thi “dòng nào trang nào cũng làm đi, làm lại, xóa, kéo moóc, thêm

bớt chi chit như mắc cửi trên giấy "

Nói đến điều này để thấy, trong tác phẩm văn chương, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng nhà văn Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là những tấm gương sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác Như vậy có thể nói: lấy ngôn ngôn từ làm chất kiệu, văn học có thể phản ánh bất kì phương diện nào của đời sống hiện thực, có khả năng thực hiện chức năng nhận thức, biểu hiện tư tưởng một cách trực tiếp và toàn vẹn nhất Nhờ những khả năng to lớn như vậy, văn

học đã trở thành "bách khoa toàn thư” về cuộc sống, trở thành một phương tiện giao

tiếp tình cảm, tư tưởng thẩm mĩ thông dụng nhất của con người

1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ văn học

Người ta hay nêu những đặc điểm của ngôn ngữ văn học, có thể nói gọn lại như sau:

- Khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ rất to lớn, đáp ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một cách phong phú đa dạng của văn học Tuy nhiên để có được từng

“chữ” như thế trong tác phẩm, rõ ràng lao động của người nghệ sĩ ngôn từ là hết sức

công phu Quá trình lao động đó phải đảm bảo ngôn ngữ trong tác phẩm có: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng Đây chính là những thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ văn học

Trang 18

- Những đặc điểm khu biệt của ngôn ngữ văn học là: tính đa chức năng về mặt biểu đạt, đạt tính tinh luyện và chuẩn mực về cấu trúc và nguồn gốc phương ngữ của ngôn ngữ văn học

- Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ văn học với các hình thái hoạt động ngôn ngữ là ở chỗ: ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật Vì vậy, tính hình tượng thẩm mĩ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác, quy định những thuộc tính ấy

1.1.3 Phân loại

a Căn cứ vào thể loại văn học

Dựa vào thể loại văn học, người ta chia ngôn ngữ văn học làm 3 loại: ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình, ngôn ngữ của tác phẩm kịch và ngôn ngữ của tác phẩm tự sự

Khi nói đến ngôn ngữ văn học, người ta luôn nêu các đặc điểm chung là: tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng Tuy nhiên cũng thừa nhận rằng, ở mỗi loại tác phẩm, những đặc điểm đó lại biểu hiện dưới nhiều mức độ và với các sắc thái khác nhau, đồng thời mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng

Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình luôn được coi là tiêu biểu cho ngôn ngữ

văn học, bởi vì các đặc điểm sau: tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng đều được biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình Có thể thấy trong các thể loại của văn chương thì từ ngữ trong tác phẩm trữ

tình được sử dụng kiệm nhất Nói như Pautốpxki: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng

ta đã nói đến cạn cùng, đã mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sang lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương” Nhưng đặc trưng

chủ yếu, mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ tác phẩm trữ tình chính là nhịp điệu trong tác phẩm Không có nhịp điệu thì không thành thơ ca, kể cả những bài thơ vẫn

được gọi là “thơ văn xuôi” bởi thơ ca là tiếng nói của tình cảm, của trái tim

Ngôn ngữ của tác phẩm kịch là ngôn ngữ các nhân vật được tổ chức thông

qua hệ thống đối thoại Trong tác phẩm kịch không có ngôn ngữ tác giả cũng như thái độ tác giả được biểu hiện ngầm sau hệ thống đối thoại của ngôn ngữ nhân vật

Trang 19

M Gorki đã chỉ rõ: “Trong kịch, tác giả không thể mách bảo điều gì cho người xem

hết Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả…Cần phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa” [3,206]

Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là sự tồn tại song cùng của ngôn ngữ nhân vật

và ngôn ngữ người kể chuyện Ngôn ngữ người kể chuyện giữ một vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm: vừa đóng vai trò tổ chức và chỉ đạo đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm, vừa là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, để khắc họa đặc điểm của tính cách, để dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện

b Căn cứ vào cấu tạo

Dựa vào cấu tạo, người ta chia ngôn ngữ văn học làm 3 loại:

Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của người đóng vai trò kể chuyện

Người ấy phải biết chuyện, chứng kiến hay trải qua để kể lại và họ không nhất thiết

là chính tác giả mặc dù tác giả là người viết ra lời kể… Mỗi lời kể có một nhịp kể, một giọng điệu và cái nhìn riêng Có thể có rất nhiều cách kể khác nhau, gây hiệu quả thẩm mĩ khác nhau

Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật Ngôn ngữ nhân vật

thông thường phù hợp với tính cách nhân vật, thể hiện lập trường giọng điệu, địa vị nhân vật Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả phù hợp với cách hiểu của tác giả đối với bản thân nhân vật mà người viết muốn phản ánh

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đặc biệt, được tổ chức một cách đặc biệt khác hẳn

với lời văn xuôi hằng ngày: phân dòng, chia khổ, gieo vần, ngắt nhịp… sử dụng dày đặc các phép tu từ, hoặc có khi sắp xếp tự do không luật, không vần Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt nhằm hai mục đích chính: thể hiện toàn bộ vẻ đẹp của lời nói con người về âm thanh, nhịp điệu, màu sắc, ý nghĩa, tình tứ, đồng thời thể hiện tài năng ngôn ngữ một cách sáng tạo, tự do Ngôn ngữ thơ diễn đạt những tình cảm, cảm xúc mà văn xuôi không bao giờ thể hiện được

Trang 20

1.2 Lí thuyết về hội thoại

1.2.1 Khái niệm hội thoại

Để xã hội tồn tại và phát triển một trong những điều kiện cơ bản là phải thường xuyên diễn ra những hoạt động giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể Ngôn từ chính là chất liệu cụ thể nhất được sử dụng trong giao tiếp Tuy nhiên, ngôn từ muốn phát huy được sức mạnh của mình trong hoạt động này phải được hiện thực hóa bằng những hình thức ngôn ngữ cụ thể Một trong số đó chính là hội thoại

Hiện nay có rất nhiều quan niệm về hội thoại được đưa ra Nguyễn Thiện

Giáp trong "Dụng học Việt ngữ" cho rằng: "Hội thoại(conversation) là hành động

giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người" [14,64] Khác với Nguyễn

Thiện Giáp, Hồ Lê khi đưa ra quan điểm của mình lại nhấn mạnh quá trình diễn ra

hội thoại: " Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều cụ thể và xác định, làm

chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất" [38,13] Đặc biệt trong "Đại cương ngôn ngữ học" (tập 2), Đỗ Hữu Châu

không chỉ nêu quan điểm của mình mà còn chỉ ra một số đặc điểm về hội thoại như

sau: " Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó

cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác" [5, 201] Theo đó hội

thoại có một số đặc điểm sau:

- Thoại trường của hội thoại hay thời gian, không gian ở đó diễn ra cuộc thoại

- Số lượng người tham gia hội thoại: Khi hội thoại chỉ gồm có 2 người, ta có song thoại Khi hội thoại có 3 người, ta có tam thoại Khi có nhiều người tham gia hội thoại, ta có đa thoại Tuy nhiên trong các cuộc hội thoại thì song thoại vẫn được đánh giá là quan trọng nhất

- Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại

- Tính có đích hay không có đích trong hội thoại

- Tính có hình thức hay không có hình thức

- Ngữ vực trong hội thoại

Trang 21

Tóm lại: Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lí thuyết hội thoại và mỗi tác giả có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại chúng tôi nhận thấy các tác giả đều cho rằng: Hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên và phổ biến trong xã hội

Trong lời trao, sự có mặt của SP1 là điều tất yếu Sự có mặt thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểm của SP1 trong nội dung của lượt lời trao Ngoài những dấu hiệu kèm lời và phi lời SP2 có thể có mặt trong lượt lời của SP1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như lời hô gọi, chỉ định Tóm lại, ngay trước khi SP2 đáp lời, tức thực hiện sự trao lời của mình, người

nghe đã được đưa vào lượt lời, cùng tồn tại với ngôi thứ nhất "tôi" trong lượt lời,

thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của SP1

b Vận động trao đáp

Vận động trao đáp là vận động mà người nghe nói ra lượt lượt lời của người nói Vận động trao đáp cái cốt lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai nói vai nghe Cũng giống như vận động trao lời, vận động trao đáp có thể thể hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thì hai loại yếu tố này đồng hành cùng nhau

c Vận động tương tác

Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau Liên tương tác trong hội thọai trước hết là liên tương

Trang 22

tác giữa các lượt lời của SP1 và SP2 Như vậy vận động tương tác là vận động trong

đó các nhân vật hội thoại là các nhân vật liên tương tác, có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau

Trong các cuộc thoại đều phải có sự hòa phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt, trước hết là các lượt lời Trong quá trình hòa phối, mỗi nhân vật tự mình điều chỉnh hành động, thái độ, lượt lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống hội thoại đang diễn

ra Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối, nghĩa là phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật

1.2.3 Cấu trúc hội thoại

Hiện nay có 3 trường phái đưa ra quan điểm về cấu trúc hội thoại là:

- Trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ

- Trường phái phân tích hội thoại ở Anh

- Trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và ở Pháp

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày quan điểm cấu trúc hội thoại của trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và ở Pháp bởi vì theo chúng tôi quan điểm của họ là rõ ràng, dễ hiểu và cấu trúc hội thoại của họ đưa ra khá toàn diện

a Các đơn vị hội thoại

Hai nhà ngôn ngữ họa Eddy và Roulet (Thụy Sĩ) và Catherine Kerbrat Orecchioni (Pháp) có nhiều quan điểm giống nhau về các đơn vị tổ chức hội thoại Họ cho rằng, các đơn vị cấu trúc của hội thoại được xét từ lớn đến nhỏ là:

- Cuộc thoại (cuộc tương tác - conversation, interection)

- Đoạn thoại (Séquence)

- Cặp trao đáp (cặp thoại échage)

- Tham thoại (intervention)

- Hành vi ngôn ngữ

Trong 5 đơn vị của hội thoại thì 3 đơn vị (cuộc thoại, đoạn thoại và cặp trao đáp) có tính chất lưỡng thoại, có nghĩa là chúng có hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại 2 đơn vị là tham thoại và hành vi ngôn ngữ có tính chất

Trang 23

đơn thoại (do 1 người nói ra) Theo trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp thì các đơn vị hội thoại được trình bày như sau:

Cuộc thoại (conversation, cuộc tương tác: interation) Nói tới hội thoại, người

ta sẽ nhắc ngay tới "cuộc thoại" Có thể hiểu đó là một lần trao đổi, nói chuyện giữa

những cá nhân, ít nhất là hai người trong một hoàn cảnh xã hội nào đó Theo C.K

Orecchioni, "để có một và chỉ một cuộc thoại điều kiện cần và đủ là có một nhóm

nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong một khoảng thời gian và

không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng" [5, 313]

Các tiêu chí để xác định cuộc thoại

- Nhân vật hội thoại: Một cuộc thoại được xác định bằng sự đương diện liên tục của người hội thoại hay một cuộc thoại được xây dựng bở sự gặp gỡ và chia tay của 2 người cùng hội thoại Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi thì xuất hiện cuộc thoại mới Tuy nhiên, tiêu chí này có vẻ quá cứng nhắc vì người nào đó có thể rút lui khỏi cuộc thoại hoặc một người có thể gia nhập vào mà không nhất thiết phải chuyển qua một cuộc thoại khác

- Tính thống nhất về thời gian và địa điểm Tiêu chí này cũng chỉ là tương đối bởi một cuộc thoại 2 người có thể chuyển chỗ hoặc gác lại sang hôm khác

- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: Nói theo Grice, một cuộc thoại phải theo hướng nhất định từ đầu cho đến lúc kết thúc Tuy nhiên tiêu chí này cũng chỉ là tương đối bởi vì có những cuộc thoại, đề tài diễn ra theo lối cóc nhảy

- Các dấu hiệu nhận biết: dấu hiệu mở đầu (có thể là lời chào hỏi) và dấu hiệu

kết thúc (có thể là những câu hỏi kiểu như: "còn gì nữa không nhỉ" hoặc "thế thôi

nhé") Nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc bởi vậy không thể chỉ dựa

vào dấu hiệu hình thức này

Có thể nhận thấy: các tiêu chí xác định cuộc thoại chỉ là tương đối, chưa có đủ

độ tin cậy Tuy nhiên "người nghiên cứu phải quyết định một sự phân chia nào đó ít

nhiều võ đoán" (Đỗ Hữu Châu)

Đặc điểm nội tại của một hội thoại:

Trang 24

+ Sự tương tác qua lại: Sacks và Scheg Loff (1973) nêu nguyên tắc: Trong cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời hay từng lượt lời phải luân phiên nhau Nguyên tắc đó gọi là: Nguyên tắc luân phiên lượt lời

+ Sự liên kết: Các lượt lời trong cuội thoại phải có sự liên kết với nhau

+ Tính mục đích: Một cuộc thoại không nhất thiết chỉ có một chủ đề mag có thể có nhiều chủ đề Tuy nhiên khi nói về bất kì một chủ đề nào, người nói đều nhằm những mục đích khác nhau Đôi khi mục đích của cuộc thoại có thể tồn tại ngoài lời

+ Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc tế nhị

Đoạn thoại: theo Đỗ Hữu Châu thì "Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số

cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng Về ngữ nghĩa,

đó là sự liên kết chủ đề: Một chủ đề duy nhất về ngữ dụng trong đó là tính duy nhất

về đích" [5,313]

Tuy nhiên cũng giống như sự phân định một cuộc thoại thì sự phân định một đoạn thoại cũng không rành mạch gì hơn Khi người ta muốn phân định ranh giới giữa chúng phải dựa vào trực cảm võ đoán

Cặp trao đáp (cặp thoại éxchange): "Về nguyên tắc cặp trao đáp là đơn vị lưỡng

thoại tối thiểu, với chúng cuộc trao đổi tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành" [5, 315] Căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại, ta có các kiểu loại:

- Cặp thoại một tham thoại: "Một trong hai tham thoại cấu trúc nên nó được

thực hiện bằng những hành vi kèm lời hoặc vật lí" [5, 321]

- Cặp thoại hai tham thoại: gồm tham thoại dẫn và tham thoại hồi đáp

- Cặp thoại ba tham thoại (cặp thoại 3): đây là cặp thoại mà trong đó tham thoại

thứ 3 có thể là một kiểu "tiếng vọng", có thể là tham thoại tán đồng, đánh giá, chúc

mừng Các tham thoại trong cặp thoại có thể liên kết với nhau theo 3 kiểu: liên kết lồng, liên kết chéo, liên kết phẳng

Căn cứ vào tính chất của các cặp thoại để phân loại, ta có cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực

Trang 25

Cặp thoại tích cực là cặp thoại mà tham thoại hồi đáp "thỏa mãn được đích của

tham thoại dẫn nhập (nói đúng hơn là thỏa mãn được đích của hành vi tham thoại dẫn nhập)[5,328]

Cặp thoại tiêu cực thì ngược lại là "tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích

của tham thoại dẫn nhập"[5, 328]

Tham thoại: tham thoại là đơn vị đơn thoại và "là phần đóng góp của từng nhân vật

hội thoại vào một cặp thoại nhất định" [5, 316]

Hành vi ngôn ngữ: hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của "ngữ pháp hội thoại"

Trên đây là những nét cơ bản trong quan niệm về cấu trúc hội thoại của trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và ở Pháp Khác với trường phái này, trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ không chia nhỏ đơn vị hội thoại thành các tham thoại và hành

vi ngôn ngữ mà dừng lại ở các đơn vị lượt lời Họ cho rằng đây là "đơn vị cơ sở, đơn vị

tổ chức nên các đơn vị khác lớn hơn của hội thoại" [5, 291]

Trong một cuộc thoại, đoạn thoại có thể có nhiều lượt lời Theo Đỗ Hữu Châu

thì lượt lời được định nghĩa là "chuỗi đơn vị ngôn ngữ do một nhân vật hội thoại diễn

ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói ra chuỗi lời của mình" [5, 87] Hay theo Ngữ dụng học thì "Mỗi lần nói của một người trong cuộc thoại gọi là lượt lời" [5, 85]

b Chức năng của các đơn vị hội thoại

Có thể phát biểu một quy tắc kết cấu chức năng hội thoại như sau: "Các đơn vị trong

cấp độ cặp thoại là những đơn vị giữa chúng có chức năng ở lời và các đơn vị trong cấp độ tham thoại là những đơn vị giữa chúng có chức năng liên hành vi" [5,329]

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi quan tâm đến cấp độ cặp thoại và chức năng ở lời Đó là chức năng dẫn nhập và chức năng hồi đáp

- Chức năng dẫn nhập:

Đây là "chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm với mỗi nhân vật

hội thoại" [5, 330] Chức năng dẫn nhập có thể là các chức năng: yêu cầu thông tin,

yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh Trách

Trang 26

nhiệm đặt ra cho các nhân vật hội thoại là cung cấp thông tin, hành động, nhận định, đánh giá (về lời khẳng định), vâng lệnh

Trong một cặp thoại, lượt lời đầu gọi là lời dẫn nhập, thực hiện chức năng dẫn nhập Lượt lời này có vai trò định hướng cho lượt lời thứ hai Lượt lời thứ hai gọi là lượt lời hồi đáp

- Chức năng hồi đáp: Đây là "chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại

chức năng ở lời dẫn nhập" [5,230]

- Chức năng vừa dẫn nhập vừa hồi đáp: Khi một tham thoại thực hiện trách nhiệm hồi đáp với tham thoại dẫn nhập thì đồng thời nó cũng đưa ra một quyền lực

buộc người đối thoại phải hồi đáp lại "Chính vì vậy, khi một tham thoại hồi đáp cho

tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại" (5, 320) với điều kiện là cuộc thoại chưa kết thúc

Những tri thức về hội thoại trên đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp ích cho việc nhận diện, phân loại và miêu tả lời thoại của nhân vật đối lập với lời dẫn của người

kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mà ta đang quan tâm, xét từ góc độ các đơn vị hội thoại và chức năng của hội thoại

1.3 Khái quát về phương ngữ tiếng Việt

1.3.1 Khái niệm phương ngữ

Hiện nay có rất nhiều các ý kiến được đưa ra xung quanh việc xác định khái

niệm phương ngữ Có thể kể đên những công trình sau: Phương ngữ học tiếng Việt của Hoàng Thị Châu, Phương ngữ Nam Bộ của Trần Thi Ngọc Lang, Từ điển từ ngữ

Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý,

Từ điển phương ngữ tiếng Việt của nhóm tác giả do Phạm Văn Hảo chủ biên, Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học – Khuynh hướng – Lĩnh vực – Khái niệm (tập 2) của Đái Xuân Ninh – Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Quang – Vương

Toàn….Tác giả Hoàng Thị Châu trong “Phương ngữ học tiếng Việt” cho rằng:

“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn

dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [6, 29]. Như vậy tác giả đã khẳng định phương

Trang 27

ngữ “như là một biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân, trong quá trình phát triển”, tức là

cần phải thấy được mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân Muốn hiểu được từ địa phương, muốn thấy được giá trị của phương ngữ thì phải đặt nó trong mối quan hệ, trong tương quan so sánh với từ toàn dân

Hay như ý kiến của Nguyễn Văn Khang trong “Ngôn ngữ học xã hội” lại định nghĩa phương ngữ bằng cách chỉ ra nguồn gốc và quá trình hình thành “Phương ngữ

hay phương ngôn, tiếng địa phương là các cách gọi khác nhau trong tiếng việt của cùng một thuật ngữ dialect trong tiếng Anh, dialecte trong tiếng Pháp (…), Fangyan trong tiếng Hán” [28, 68] Tác giả cũng cho rằng khi xem xét phương ngữ cần phải

được xem xét từ hai góc độ đó là: cấu trúc và chức năng Cho nên “Nếu nhìn từ góc

độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của một ngôn ngữ, một khi các phương ngữ này tuy

có hệ thống cấu trúc riêng, nhưng vẫn có thể chứng minh được mối quan hệ cội nguồn giữa các phương ngữ Hay, nói một cách khác, giữa ngôn ngữ và các phương ngữ có quan hệ cội nguồn” [28, 107] và “Nếu nhìn từ góc độ chức năng, thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt đến mức tiêu chuẩn hóa” [28, 109]

Ngoài các khái niệm đã nêu còn có rất nhiều các khái niệm khác được các nhà nghiên cứu đưa ra Các khái niệm được đưa ra mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng: Phương ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân tồn tại ở một địa phương nhất định

1.3.2 Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt

Một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt như: ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp đối lập với các phương ngữ khác Tạm gác những nét dị biệt cơ bản ở những địa phương hẹp và đồng thuận với ý kiến với Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ và nhiều nhà nghiên cứu khác, chúng tôi sẽ dựa trên sự phân vùng tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ là: Phương ngữ Bắc (PNB), Phương ngữ Trung (PNT) và phương ngữ Nam (PNN) để tiến hành chỉ ra đặc điểm phương ngữ tiếng Việt

Trang 28

1.3.2.1 Đặc điểm về ngữ âm

Do sự phức tạp khi xác định chuẩn ngữ âm cho nên nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của các phương ngữ trên thì ta sẽ có những đặc điểm ngữ âm chủ yếu như sau:

a Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc (PNB)

- Phương ngữ Bắc bao gồm toàn bộ các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng Có thể chia phương ngữ Bắc thành 3 vùng nhỏ hơn là:

+ Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh Hà Nội, mang đặc trung tiêu biểu của PNB

+ Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữu lại cách phát âm khu biệt s với x, tr với ch, d với

gi mà các 2 vùng còn lại của PNB không phân biệt được

+ Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta Do đặc điểm của quá trình cộng cư diễn ra trong thời gian gần đây nên phương ngữ phát triển thống nhất với ngôn ngữ văn học tức là sử dụng ngôn ngữ toàn dân chứ không manh mún như nhiều thổ ngữ làng xã như PNB ở các vùng đồng bằng, cái nôi của người Việt cổ

- Đặc điểm ngữ âm của PNB:

+ Hệ thống thanh điệu: có đủ 6 thanh (thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh không) Các thanh này đối lập từng đôi về âm vực và

+ Hệ thống vần: Có 9 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và 2 nguyên âm ngắn

Ở nhiều nơi các nguyên âm đôi dồn về phía trước mất 1 yếu tố tạo nên các âm chuyển sắc

Trang 29

b Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung (PNT)

- Phương ngữ Trung được tính từ tỉnh Thanh Hóa cho đến tỉnh Thừa Thiên – Huế Phương ngữ Trung dựa vào sự khác nhau về thanh điệu có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn là:

+ Phương ngữ Thanh Hóa: lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã còn các thanh còn lại phát âm giống với PNB

+ Phương ngữ vùng Nghệ - Tĩnh không phân biệt thanh ngã và thanh nặng và 5 thanh còn lại tạo thành một hệ thống thanh điệu có độ trầm lớn hơn PNB

+ Phương ngữ vùng Bình – Trị - Thiên lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã Nhưng xét

về mặt điệu tính thì vùng này có hệ thống vần và âm cuối giống với PNN Do sự pha trộn giữa PNB và PNN trong phương ngữ Thừa Thiên – Huế cho nên nó không tiêu biểu cho cả vùng phương ngữ Trung

Tiêu biểu cho vùng phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải

Đặc điểm ngữ âm của PNT:

+ Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu PNB cả về số lượng lẫn chất lượng

+ Hệ thống phụ âm đầu: Có 23 phụ âm đầu, hơn PNB 3 phụ âm uốn lưỡi [s,z,t] chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr Ở nhiều thổ ngữ thì có 2 âm bật hơi [ph, kh] thay cho 2 phụ âm xát của PNB là [f, x]

+ Hệ thống âm cuối: đôi phụ âm [ -ng, -k] có thể kết hợp với các nguyên âm trước, gữa và sau Tuy nhiên gần đây các cặp âm cuối [-nh, -ch] và [-ng, -k] vẫn xuất hiện trong các từ chính trị - xã hội

+ Hệ thống vần: có rất nhiều vần nhíu vào nhau

c Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam (PNN)

- Phương ngữ Nam được tính từ Quảng Nam cho đến hết đồng bằng sông Cửu Long cho đến tỉnh Thừa Thiên – Huế Phương ngữ Nam chia thành 3 vùng nhỏ hơn là:

Trang 30

+ Phương ngữ Quảng Nam – Quảng Ngãi Do sự biến động đa dạng của các âm

a và ă trong kết hợp với các phụ âm cuối khác nhau cho nên tạo ra điểm khác biệt đối với các nơi khác

+ Dải phương ngữ từ Quy Nhơn đến Bình Thuận mang những đặc trưng chung nhất của PNN

+ Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:

-in, -it với –inh, -ich

-un, -ut với –ung, úc

Có khuynh hướng lẫn lộn s/x, tr/ch như PNB, nhun trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong hoạt động văn hóa, giáo dục sự phân biệt phụ âm trên được duy trì rất có ý thức

- Đặc điểm ngữ âm của PNN :

+ Hệ thống thanh điệu : có 5 thanh, thanh ngã và thanh hỏi trùng làm một Xét trên bình diện điệu tính thì hệ thống thanh điệu của PNN khác với PNB và PNT

+ Hệ thống phụ âm đầu : Có 23 phụ âm đầu, thiếu phụ âm [v] nhưng bù lại có phụ âm [w], không có âm [z] và được thay thế bằng âm [j] Âm [r] có thể phát âm rung lưỡi

+ Âm đệm [-w-] đang dần biến mất trong PNN

+ Mất rất nhiều vẫn so với 2 vùng phương ngữ trước

+ Hệ thống âm cuối : thiếu đối âm cuối [-nh, -ch] và đôi âm [-ng, -k] trở thành những âm độc lập

1.3.2.2 Đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa

a Đặc điểm về từ vựng

Để thấy được đặc điểm đặc điểm từ vựng của tiếng Việt, ta phải phân biệt được hai lĩnh vực khác nhau là: lịch sử ngữ âm của tiếng Việt và nguồn gốc xuất hiện

- Sự khác nhau do bản thân sự phát triển lịch sử ngữ âm của tiếng Việt mà có

là kết quả của sự phát triển nội bộ của tiếng Việt, của những quy luật ngữ âm lịch sử

có tính chất đều đặn và nhất loạt Cho nên những từ khác nhau chẳng qua là biểu

Trang 31

hiện của bản chất: những quy luật ngữ âm lịch sử Những từ này xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống và biểu hiện ở mọi từ loại

Do biến đổi ngữ âm tạo nên những từ khác âm bộ phận Các từ này chỉ khác nhau ở một hoặc hai bộ phận, có thể ở phụ âm đầu, ở nguyên âm, ở phụ âm cuối hay thanh điệu Tùy theo bộ phận khác âm, ta có thể chia ra những từ khác phụ âm đầu, những từ khác nguyên âm, những từ khác phụ âm cuối như:

+ Từ thể hiện quá trình xát hóa: biến thể cổ b, đ ở PNT tương đương với v, z ở

PNB Ví dụ: bui/ vui, bá/ vá, đa/ da, đưới/ dưới

+ Từ cặn thể hiện quá trính xát hóa và hữu thanh hóa Biến thể cổ ở PNT tương ứng với biến thể mới ở PNB

Ph, th, kh/ v, z(d), G(g) Ví dụ: ăn phúng/ ăn vụng, phở đất/ vỡ đất, nhà thốt/

nhà dột, mưa thầm/ mưa dầm, khải/ gãi, khở/ gở

Ch, k/ j (gi), G(g) Ví dụ: chi/ gì, chừ/ giờ, ca/ gà, cấu/ gạo

+ Hiện tượng hữu thanh hóa thường xảy ra cùng với việc hạ thấp thanh điệu: thanh không thành thanh huyền, thanh sắc thành thanh nặng, thanh hỏi thành thanh ngã Phụ âm vô thanh đi với thanh cao ở PNT còn phụ âm hữu thanh đi với thanh trầm ở PNB

Ví dụ: sắc/ nặng: ăn phúng/ ăn vụng, cấu/ gạo

Không/ huyền: ca/gà, chi/gì

Hỏi/ ngã: phở/ vỡ, phổ/ vỗ

+ Các tổ hợp phụ âm đầu bl, tl, ml được ghi trong từ điển Việt - Bồ - La (1965) của A.de Rhodes biến mất và cũng để lại ở những từ cặn trong PNT: lôông

cơn/ trồng cây, ruồi lằng/ ruồi nhặng, hoa lài/ hoa nhài

Những từ có phụ âm đầu khác với ngôn ngữ văn học có thể thấy trong PNB

nhưng không nhiều hiện tượng như ở PNT: dăn deo/ nhăn nheo, duộm/ nhuộm, con

Trang 32

Nguyên âm đôi mở dần trong PNB và PNN: e/ iê, a/ ươ, o/ uo, méng/ miệng,

lả/lửa

Nguyên âm đôi khép dần trong các phương ngữ khác: i/ iê, u/ uô, con chí/ con

chấy, ni/ nầy

Ngoài ra còn có sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở PNT, PNN với

nguyên âm mở hơn ở PNB: u/ ô, ư/ â, chủi/ chổi, túi/ tối

Những từ khác phụ âm cuối biểu hiện ở một số thổ ngữ Thanh Hóa ở đây còn khác nhiều từ cặn với phụ âm cuối -n, trong khi các phương ngữ khác đã biến đổi

thành -j: cần cấn/ cầy cấy, cái vắn/ cái váy

- Những từ khác nhau do nguồn gốc (không có quan hệ ngữ âm) Có những

phương ngữ có hai hay nhiều từ khác hẳn nhau nhưng lại đồng nghĩa Ví dụ: trái và

quả, bông và hoa Những từ này là do xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau có

thể là vay mượn, có thể là do sự phận bố trường nghĩa hoặc do sự phận bố bổ túc

trong những cách dùng khác nhau Ví dụ: từ "thuyền" ở PNB Lúc đầu người Việt nói nôốc (Khơme/ tuk/) Từ "thuyền" gốc Hán Việt Hiện nay từ nôốc vẫn phổ biến ở PNT để chỉ "thuyền" Một số từ khác nhau khác ở 3 miền:

Trang 33

của từng từ là một hiện tượng thường thấy ở những người học ngoại ngữ Điều này nói lên rằng PNN là một phương ngữ mới và những người sử dụng nó có nguồn gốc khác nhau

Lạnh lạnh, rét, buốt, giá Nóng, nực nóng, nực, bức, sốt

Sự khái quát hóa về nghĩa trong PNN được đền bù bằng hàng loạt phó từ và trạng

từ để tăng cường mức độ của tính từ và động từ Ngôn ngữ văn học cận sự phân biệt tế nhị vè sắc thái từng nghĩa một, do đó dù là người địa phương nào, nói như thế nào trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đã cầm bút viết, là viết trước hết bằng từ vựng của ngôn ngữ văn học rồi sau đó mới thêm những từ địa phương điểm tô cho nghệ thuật của mình Trong 3 phương ngữ chính, PNB tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay nhiều từ gốc Hán hơn

cả Tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ trong PNN nhưng nó rất ít Ví dụ: khi PNB và PNT

gọi là "đường" thì PNN gọi là "lộ", khi PNB gọi là "nến" thì PNN gọi là "bạch hạp"

Nhưng nhìn chung PNB vì trải qua sự xây dựng ngôn ngữ văn học, trong đó các nhà nho biết chữ Hán đóng vai trò không nhỏ cho nên PNB tiếp thu nhiều từ Hán Việt

và gốc Hán hơn Những yếu tố Hán vào tạo nên những sự xê dịch về mặt nghĩa có thể đi

xa đến nỗi ta có những từ đồng âm khác nghĩa ở hai phương ngữ Bắc và Trung - Nam

Ví dụ: từ "rèm" (Hán Việt: liêm) ở PNB tương ứng với từ "màn" ở PNT và PNN (gốc Thái) và từ "màn" hiện nay ở PNB tương ứng với từ "mùng" ở PNT và PNN với nghĩa

là vật để che giường tránh muỗi có nguồn gốc Môn - Khơ me Nói khác đi từ "rèm" xuất hiện làm thay đổi nghĩa từ "màn" và "mùng", kết quả là "màn" ở PNB đồng nghĩa với

"mùng" ở PNT và PNN, và từ "mùng" bị đẩy ra khỏi cách nói năng ở miền Bắc Trong

khi đó từ "màn" ở PNB chỉ vật bằng vải thưa để tránh muỗi trở thành từ đồng âm với từ

"màn" ở PNT và PNN (chỉ tấm vải thưa che cửa)

Trang 34

Những hiện tượng trên là hết sức bình thường, và ngôn ngữ toàn dân không bị lâm nguy chút nào, khi nó có nhiều từ đồng nghĩa khác nhau Một ngôn ngữ khi đạt đến trình độ văn học cao thường có nhiều lớp từ đồng nghĩa nguồn gốc khác nhau Tiếng Việt không hề mảy may bị xáo trộn, hư hỏng đi, khi có nhiều từ thuộc các phương ngữ khác nhau cùng chỉ một vật, một khái niệm Trong cái đà thống nhất sẽ

có sự phân biệt, sự phân bố bổ túc xảy ra do các nhà văn đảm nhận Điều này đã xảy

ra và sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ, có lợi cho sự phong phú của một ngôn ngữ

1.3.2.3 Đặc điểm về ngữ pháp

Trong 3 mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ thì ngữ pháp là mặt ổn định, ít biến đổi nhất Ngữ pháp tiếng Việt thống nhất chung cho toàn bộ các phương ngữ và rất ít có sự khác biệt Những hiện tượng khác biệt không nhiều lắm, thường chỉ nằm ở cấp độ từ và cũng chỉ ở một số loại từ như: đại từ, tiểu từ tình thái Sau đây là một vài nét khu biệt điển hình trong các hệ thống đại từ

Trang 35

Thêm dấu hỏi (thanh hỏi) để biến danh từ thành đại từ là một phương phức ngữ pháp sử dụng rộng rãi trong PNN Ngoài đại từ nhân xưng như trên đã dẫn ra:

ổng, bả, cổ, chỉ còn hình thành những đại từ chỉ không gian: trỏng (trong ấy), ngoải (ngoài ấy)

Những từ có tần số xuất hiện cao như ấy, với lại cũng được rút ngắn trong PNB, nhưng lại không tạo thành một phương thức ngữ pháp như trên: "ấy" thành "ý" (Ví dụ: anh ý, chị ý )

- Những từ phái sinh

Ỏ PNB chỉ duy nhất từ "nhiều" là có từ phái sinh: bao nhiêu, bấy nhiêu Ở

PNN có cả một hệ thống từ phái sinh kiểu ấy:

Lớn: bao lớn, bây lớn

To: bao to, bây to

Dài: dài bao dai, dài bây dai

Ở PNB chỉ nói "từ rày" với nghĩa "từ nay trở đi" ở PNN, còn nói "hổm rày" với nghĩa lag "từ hôm ấy đến hôm nay"

- Dùng phó từ và trạng từ đa dạng để tăng cường cho tính từ và động từ là một

đặc trưng của PNN Trong khi ở Bắc bộ và Trung bộ nói một câu đơn giản là:"Hôm

nay tôi ăn cơm rất no" thì người Nam bộ thường nói là: "Hôm nay tôi ăn cơm no quá

xá mấu" hoặc "no quá chừng quá đỗi"

- Ngữ khí từ có vai trò quan trọng trong việc xac định phương ngữ

Ngữ khí từ phụ họa với ngữ điệu tạo ra sắc thái địa phương rõ nét của từng vùng Cùng với cấu trúc ngữ pháp và từ vựng không khác nhau, chỉ cần thay đổi ngữ khí từ và giọng điệu, nó thể hiện ngay sự khác nhau về phương ngữ:

Ở đây vui quá nhỉ! Ở đây vui quá hén (héng)!

Cho cháu ông nhé! Cho cháu hén nội!

Thôi, tôi về nhé! Thôi, tôi về ngheng!

Trang 36

Tóm lại, mỗi một phương ngữ đều có những nét đặc thù tạo nên sự khác biệt nhau trong tiếng Việt Từ ngữ địa phương trong tiếng Việt luôn vận động và phát triển, đa dạng và phong phú Trong các sáng tác văn học, ngay từ thời xa xưa các tác giả dù là người địa phương nào cũng đã ý thức sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác Tuy nhiên dấu ấn tác giả vẫn hiên lên khá rõ thông qua việc sử dụng các từ mang màu sắc địa phương trong tác phẩm.Với việc đưa vào các từ địa phương hợp lí và chuẩn sẽ làm nên màu sắc riêng và thành công của tác phẩm

1.4 Nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật

1.4.1 Nhân vật văn học

a Khái niệm

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó

miêu tả thế giới một cách hình tượng Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, “Nhân vật

văn học là hình tượng nghệ thuật về con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [16,241]. Theo cách giải thích trên thì nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc tính con người Tính toàn vẹn (chỉnh thể) của con người được thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu là các khả năng miêu

tả (tạo hình) và biểu cảm

Phương Lựu trong “Lí luận văn học” cho rằng: “Nói đến nhân vật văn học là

nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”

Với cách lí giải này thì đồng nghĩa việc nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách… nhưng cũng có thể thiếu hẳn những nét đó Đôi khi nhân vật còn được sử dụng một cách ẩn dụ không để chỉ một con người cụ thể nào

mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm

Qua các quan điểm trên chúng tôi đưa ra nhận xét sau: Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, có mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần nguyên mẫu có thật

Trang 37

Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó

có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy Ý nghĩa của nhân vật chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể Nhân vật chính là hình thức cơ bản để qua

đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Chính vì những lí do đó mà văn học không thể thiếu nhân vật

b Chức năng

Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và

để thể hiện quan niệm của tác giả về cá nhân đó Cho nên chức năng chung của nhân vật văn học là khái quát các quy luật về nhân cách, vừa tổ chức tác phẩm đồng thời biểu hiện quan điểm, tư tưởng, thái độ của tác giả về cuộc sống Hay nói như Phương

Lựu thì “Chức năng của nhân vật là khái quát của tác giả về con người, thể hiện

những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người” [37, 279] Có thể đưa ra các

chức năng của nhân vật văn học như sau:

- Nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách của con người Theo nghĩa rộng nhất thì tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm sinh lí của họ Tính cách trở thành một đặc điểm của nhân vật, là quy luật hoạt động của nhân vật Điều này thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật Bên cạnh đó tính cách nhân vật cũng là một hiện tượng

xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan cho nên mang tính chất lịch sử

- Nhân vật còn là người dẫn dắt vào một thế giới đời sống khác bởi vì mỗi tính cách đều là kết tinh môi trường Nhân vật là công cụ cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới

- Bên cạnh tính cách xã hội và mảng đời sống gắn liền với nó trong nội dung khái quát của nhân vật còn là quan niệm về tính cách và tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện Nói cách khác, nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện một tư tưởng về cuộc đời

Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật

c Phân loại

Trang 38

Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau:

- Dựa vào vai trò của các nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học chia thành: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm

- Dựa vào phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại được chia ra làm: nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tính cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực)

- Dựa vào tiểu loại văn học ta có: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch

- Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tưởng tượng

Trên đây là các cách phân loại nhân vật văn học thường gặp Ngoài ra trong văn văn học cũng có thể gặp một số kiểu loại nhân vật khác nữa Những sự phân biệt trên đây chỉ là tương đối, loại này lại bao hàm yếu tố của loại kia Tuy nhiên trong cấu trúc từng loại đều có những nét nổi trội làm nên đặc điểm khu biệt riêng

d Các phương tiện, thủ pháp khắc họa nhân vật

Nhân vật văn học chỉ xuất hiện thông qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương tiện, thủ pháp nghệ thuật Các phương tiện, thủ pháp thể hiện nhân vật hết sức đa dạng Có thể kể đến một số phương tiện, thủ pháp khắc họa nhân vật như:

- Nhân vật văn học được miêu tả bằng chi tiết Văn học dùng chi tiết để miêu

tả chân dung, ngoại hình, hành động và tâm trạng của nhân vật Ngoài ra nhân vật văn học còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ phẩm chất sâu kín nhất của nó

- Nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại

- Nhân vật có thể được miêu tả một cách trực tiếp nhưng cũng có thể miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống

Trang 39

Như vậy, nhân vật văn học là hình thức văn học để phản ánh hiện thực Hình thức ấy rất đa dạng nhằm thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của đời sống

1.4.2 Ngôn ngữ nhân vật

a Khái niệm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện

quan trọng được nhân vật sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”

(16, 279) Với quan niệm này thì ngôn ngữ nhân vật vừa thể hiện đặc điểm riêng của mỗi nhân vật nhưng đồng thời vô hình chúng cũng góp phần phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một lớp người, lớp nghề nghiệp… với giai cấp và trình độ khác nhau

b Đặc điểm

Ngôn ngữ nhân vật có một số đặc điểm sau:

- Dù tồn tạo dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa

là mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, có lời ăn tiếng nói riêng Mặt khác, ngôn ngữ

ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi

về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa…

- Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: Nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật Hoặc cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhà văn thích nói tới kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương

- Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật

c Chức năng

Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học có rất nhiều chức năng Có thể kể

ra một số chức năng cơ bản sau:

- Chức năng phản ánh hiện thực ngoài nhân vật

- Chức năng tự bộc lộ của nhân vật, cho thấy sự tồn tại của nhân vật

Trang 40

- Chức năng như một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác

- Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tư tưởng, đối tượng suy tư của tác giả

- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật

d Phân loại

Ngôn ngữ nhân vật không chỉ xuất hiện như một phương tiện để thể hiện tính cách mà còn góp phần làm cho bức tranh phong tục thêm sinh động Nói như

Nguyễn Đăng Mạnh thì “Thế giới bên trong của nhân vật không chỉ được phát hiện

bằng ý nghĩa lôgíc của lời nói, mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói”

Có thể phân loại ngôn ngữ nhân vật như sau:

Căn cứ vào hình thức tồn tại của lời nói trong văn bản, ngôn ngữ nhân vật được chia thành 3 dạng:

- Lời nhân vật được trình bày sau dấu gạch đầu dòng:

VD: "Một bữa, mưa nhiều, lúc ông đội áo đi, chị dặn:

- Mưa lúc nầy gầm dữ quá, sét nhiều, anh Hai nhớ vô sớm nghen

Ông gật đầu, day qua day lại:

- Cô Út thôi đừng hứng nước mưa nữa, hỏi chừng mai mốt tôi đi, ai mà uống"

(Cái nhìn khắc khoải - Nguyễn Ngọc Tư)

- Lời nhân vật được trình bày cùng hàng có thể coi là lẫn với lời tác giả:

VD: "Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói ổng

đừng mắc công tìm con Cải chết ngắc rồi Sao tui thù con nhở đó quá trời, có nhà

mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà

không ai trở lại tìm, tui chờ hoài " (Cải ơi-Nguyễn Ngọc Tư)

- Lời nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác giả, dấu hiệu hình thức là dấu ngoặc kép:

VD: "Họ thương nhau từ lúc hai người mới hai hai, hai bốn tuổi Thời đó,

tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vui Má chị

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cách đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách đồng bất tận
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
3. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008.II. Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2008
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên)(1983), Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phương ngữ Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Ái (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Cửu Long
Năm: 1983
2. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 +2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hài Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học - ngữ dụng, tập2,NxbGiáo dục,HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học - ngữ dụng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2001
6. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 2004
7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1962), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
8. Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc Lang (1983), Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và ngôn ngữ toàn dân, Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và ngôn ngữ toàn dân
Tác giả: Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc Lang
Năm: 1983
10. Hữu Đạt (2006), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb DDHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb DDHQGHN
Năm: 2006
11. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2002
12. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2003
13. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb ĐH & THCN
Năm: 1985
14. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXb ĐHQGHN, Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)(2002), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ", NXb ĐHQGHN, Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)(2002), "Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXb ĐHQGHN, Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2002
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (chủ biên), (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
17. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng (2008), Từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2008
18. Phạm Văn Hảo (1979), Bàn Thêm về một số đặc điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong từ điểm phổ thông, tập 1, Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn Thêm về một số đặc điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong từ điểm phổ thông
Tác giả: Phạm Văn Hảo
Năm: 1979
19. Phạm Văn Hảo(1998), Hiệu quả việc sủ dụng từ địa phương, Ngôn ngữ và đời sống, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả việc sủ dụng từ địa phương
Tác giả: Phạm Văn Hảo
Năm: 1998
20. Phạm Văn Hảo – Nguyễn Tài Thái (2004), Sự xâm nhập của từ ngữ địa phương Miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 – 197, Ngôn ngữ và Đời sống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự xâm nhập của từ ngữ địa phương Miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 – 197
Tác giả: Phạm Văn Hảo – Nguyễn Tài Thái
Năm: 2004
21. Cao Xuân Hạo(2003), Mấy vấn đề về ngữ âm-ngữ pháp-ngữ nghĩa, NxbGD,HN 22. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng, Nxb GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về ngữ âm-ngữ pháp-ngữ nghĩa," NxbGD,HN 22. Cao Xuân Hạo (2006"), Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo(2003), Mấy vấn đề về ngữ âm-ngữ pháp-ngữ nghĩa, NxbGD,HN 22. Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NxbGD
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG - đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư
BẢNG 1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG (Trang 47)
BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG - đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư
BẢNG 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG (Trang 51)
BẢNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI ĐỐI THOẠI NHÂN VẬT - đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư
BẢNG 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI ĐỐI THOẠI NHÂN VẬT (Trang 54)
BẢNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỜI ĐỘC THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG - đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư
BẢNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỜI ĐỘC THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w