7. Cấu trúc luận văn
2.1.2.2. Lời độc thoại của nhân vật
Cùng với lời đối thoại, lời độc thoại cũng đóng vai tò hết sức quan trọng trong việc thể hiện nhân vật trong truyện ngắn nói riêng và góp phần làm nên thành công của truyện ngắn nói chung. Lời độc thoại được hiểu là lời nói một mình và được chia thành hai loại: độc thoại thường và độc thoại nội tâm. Lời độc thoại thường là lời mà trước và sau chỉ có một người nói mà thôi không yêu cầu nhân vật khác trả lời. Lời độc thoại nội tâm là lời của nhân vật nói với chính bản thân. Lời đốc thoại nội tâm có thể chia thành ba dạng nhỏ: lời độc thoại nội tâm trực tiếp, tự do là lời nói thầm kín của nhân vật không phát ra thành tiếng, chỉ nói ra trong ý nghĩ. Lời độc thoại nội tâm dòng ý thức là lời xuất hiện theo dòng tâm trạng do sự liên tưởng của nhân vật. Lời độc thoại nội tâm nửa trực tiếp là lời thoại có hình thức thể hiện là lời của người kể chuyện nhưng nội dung và giọng điệu là của nhân vật.
Khảo sát và phân loại lời độc thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được kết quả như sau:
BẢNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỜI ĐỘC THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
(Dựa vào cách thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật)
S T T Truyện ngắn Tổng số lời đối thoại (lƣợt) Độc thoại thƣờng
Độc thoại nội tâm Trực tiếp, tự do (lƣợt) Dòng ý thức (lƣợt) Nửa trực tiếp (lƣợt)
lượt % lượt % lượt % lượt %
1 Cải ơi 24 12 50 3 18.8 1 6.2 6 25
2 Thương quá rau răm 19 6 31.6 9 47.4 0 0 4 21
3 Hiu hiu gió bấc 16 10 62.5 4 25 0 0 2 12.5
4 Huệ lấy chồng 20 11 55 4 20 2 10 3 15
5 Cái nhìn khắc khoải 43 25 58.2 5 11.6 0 0 13 30.2
6 Nhà cổ 18 10 55.6 7 33.9 0 0 1 5.5
7 Mối tình năm cũ 17 12 70.6 4 23.5 0 0 1 5.9
8 Cuối mùa nhan sắc 19 8 42.1 7 36.8 1 5.3 3 15.8 9 Biển người mênh
mông
21 14 66.7 2 9.5 1 4.8 4 19.0
10 Nhớ sông 23 11 47.8 10 43.5 0 0 2 8.7
11 Dòng nhớ 9 0 0 5 55.6 1 11.1 3 33.3
12 Duyên phận so le 16 5 31.2 4 25 3 18.8 4 25 13 Một trái tim khô 21 13 61.9 4 19 1 4.8 3 14.3
14 Cánh đồng bấttận 79 67 84.8 7 8.9 3 3.8 2 2.5
15 Ngọn đèn không tắt 8 4 50 2 25 1 12.5 1 12.5
16 Cỏ xanh 9 6 66.7 1 11.1 1 11.1 1 11.1 17 Nỗi buồn rất lạ 3 2 66.7 1 33.3 0 0 0 0
18 Chuyện của Điệp 14 9 64.3 1 7.1 0 0 4 28.6
19 Ngổn ngang 10 10 100 0 0 0 0 0 20 20 Lý con sáo sang sông 4 3 75 0 0 0 0 1 25
22 Chiều vắng 25 18 72 5 20 0 0 2 8 23 Nửa mùa 19 10 52.6 4 21.1 0 0 5 26.3
24 Bến đò xóm Miễu 7 3 43.9 1 14.3 0 0 3 42.8
25 Đau gì như thể 24 10 41.7 5 20.8 1 4.2 5 33.3
26 Nước chảy mây trôi 18 11 61.1 2 11.1 1 5.6 4 22.2
Qua bảng số liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy: Lời độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có hình thức biểu hiện rất đa dạng:
- Độc thoại thường: 25/ 26 truyện ngắn. - Độc thoại nội tâm: 24/ 26 truyện ngắn. Độc thoại nội tâm tồn tại thành ba tiểu loại nhỏ:
+ Độc thoại nội tâm dưới dạng trực tiếp, tự do: 24/ 26 truyện ngắn. + Độc thoại nội tâm dưới dạng dòng ý thức:12/ 26 truyện ngắn. + Độc thoại nội tâm dưới dạng nửa trực tiếp: 24/ 26 truyện ngắn.
Độc thoại thường hầu như xuất hiện trong các truyện ngắn khảo sát. Đây là những lời mà nhân vật tự nói một mình, các nhân vật khác không trả lời. Những truyện xuất hiện nhiều độc thoại thường như: Cánh đồng bất tận (67 lượt), Cái nhìn khắc khoải (25 lượt), Chiều vắng (18 lượt)...
Ví dụ 8: Con Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng lý, nó nói "ổng đừng mắc công tìm, con Cải chết ngắc rồi. Sao tôi thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha mẹ mà không thèm... Cái thứ người đó, cho chết bờ chết bụi cũng chẳng đáng". Rồi nó nghẹn ngào, "Còn tui, người ta quăng tui ở đây mười tám năm, tui chờ hoài mà có ai tìm đâu...". [1, 12]
Độc thoại nội tâm xuất hiện ít hơn so với độc thoại thường và được thể hiện ở ba dạng thức sau: Độc thoại nội tâm dưới dạng trực tiếp, tự do, độc thoại dưới dạng dòng ý thức, độc thoại nội tâm dưới dạng nửa trực tiếp.
Độc thoại nội tâm dưới dạng trực tiếp, tự do xuất hiện 24/ 26 truyện ngắn. Đây là kiểu độc thoại nội tâm mà lời nhân vật được nói ra trong ý nghĩ và thường được dự báo bằng những từ như: nghĩ, dặn lòng, biết, thấy rằng... hoặc nhân vật tự nói với bản thân mình. Qua đó nhân vật bày tỏ tình cảm, thái độ một cách trực tiếp
vấn đề của cuộc sống. Những truyện ngắn xuất hiện nhiều lời độc thoại trực tiếp, tự do: Nhớ sông (10 lượt), Thương quá rau răm (9 lượt), Cuối mùa nhan sắc (7 lượt)...
Ví dụ 9: Ông Chín dặn lòng, thôi sau nầy có nhớ thì lâu lăm mình mới ghé thăm. Rồi nó sẽ quen, sẽ quên đi. Nó phải biết cách sống với đất để nghĩ về tương lai những đứa con của nó" [1, 119]
Độc thoại dưới dạng dòng ý thức xuất hiện rất ít trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: 16/ 499 lượt lời độc thoại. Những truyện ngắn xuất hiện độc thoại dòng ý thức thường là những truyện có thiên hướng nghiêng về hồi tưởng lịch sử, hồi tưởng về quãng đời trước. Dòng ý thức xuất hiện khi nhân vật nhớ đến những con người, sự kiện trong quá khứ hay hướng tới tương lai. Độc thoại dòng ý thức thường gắn với nhân vật Tôi. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có một số nhân vật có lời độc thoại dòng ý thức nhiều như: Tươi trong Ngọn đèn không tắt, Tôi (Nương) trong Cánh đồng bất tận, Ông Sáu trong Dòng nhớ....
Ví dụ 10: Đò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế ông chú Chín bạn ông nội, nghe ông chú Chín bậu bạo kể kỷ niệm hồi xưa với ông nội, những kỉ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá. Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội. Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim. Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng. Họ không bao giờ già. Họ không bao giờ mệt. Họ không bao giờ mất. Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài. [2, 11]
Độc thoại nội tâm dưới dạng nửa trực tiếp là lời thoại có hình thức thể hiện là lời người kể chuyện nhưng nội dung lại thuộc về nhân vật. Đây là một dạng biểu hiện khá đặc biệt của lời thoại nhân vật. Những truyện ngắn xuất hiện nhiều lời độc thoại nửa trực tiếp như: Cái nhìn khắc khoải (13 lượt), Cải ơi (6 lượt), Cánh đồng bất tận (5 lượt), Nửa mùa (5 lượt)... Nhân vật có nhiều kiểu lời độc thoại nửa trực tiếp nhiều như: Ông Năm trong Cải ơi, Tôi (Nương) trong Cánh đồng bất tận...
Ví dụ 11: Ông già Năm Nhỏ lặng người đi, tự hỏi, bây giờ ông lên ti vi, con Cải có nhận ra ông không. Câu trả lời là có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã
còng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ông đi chợ về... Tất cả những thức đó, ông nhớ mồn một thì con nhỏ Cải chắc chưa quên. [1, 13]
Qua khảo sát và phân loại lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy: lời thoại nhân vật có hình thức biểu hiện trên văn bản rất đa dạng, phong phú: sau dấu gạch đầu dòng; trình bày cùng hàng với lời tác giả; trình bày cùng hàng với lời tác giả (hình thức khu biệt dấu ngoặc kép). Hầu như các hình thức này đều xuất hiện gần như: 26/26 truyện ngắn khảo sát.
Với hình thức biểu hiện phong phú đó, nhân vật có thể tham gia hội thoại tự nhiên, thoải mái. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, kiểu lời đối thoại của nhân vật chiếm ưu thế. Lời đối thoại có sự đan xen giữa lời thoại ngắn và lời thoại dài. Tuy nhiên lời đối thoại thường vi phạm quy tắc hội thoại. Nhịp điệu câu văn vì vậy có khi nhanh, có khi kéo dài, chậm chạp. Với hình thức biểu hiện đối thoại tồn tại ở cả song thoại và đa thoại. Điều này tạo ra sự vận động liên kết giữa các nhân vật với nhau và tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ mình rõ nhất. Qua đó người đọc không những tiếp nhận dễ dàng nội dung của cuộc đối thoại mà còn cảm nhận được rõ nét về tình cảm, phẩm chất, đạo đức... của nhân vật tham gia cuộc thoại.
Lời độc thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện với tần số khá cao và đa dạng. Những hình thức xuất hiện của độc thoại như: độc thoại thường và độc thoại nội tâm. Trong độc thoại nội tâm có độc thoại nội tâm trực tiếp, tự do; có độc thoại nội tâm dòng ý thức và có độc thoại nội tâm nửa trực tiếp. Với việc sử dụng hiệu quả những kiểu lời độc thoại trên, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sáng tạo hình tượng nhân vật sinh động dưới nhiều góc cạnh. Vì thế các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hiện lên sinh động không ai giống ai, mỗi người một nét, một vẻ rất sinh động và hấp dẫn.
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Tiến sĩ Huỳnh Công Tín từng đánh giá về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như sau: "Ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị từ ngôn ngữ
dẫn chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuấn chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một văn phong riêng mà nhiều người yêu thích" [46, 310]. Trên cơ sở tiến hành chỉ ra biểu hiện của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy lời thoại nhân vật trong truyện ngắn có một số đặc điểm trong việc sử dụng ngôn từ như: Đặc điểm về cách ghi chép ngữ âm, đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa, đặc điểm về cú pháp và đặc điểm về biện pháp tu từ.
2.2.1 Đặc điểm về ngữ âm
Mỗi phương ngữ đều có những cách phát âm riêng. Điều này thể hiện qua cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của người dử dụng phương ngữ đó. Trong giao tiếp hàng ngày, những biến thể phát âm đó sẽ bộc lộ ra. Trong ngôn ngữ viết, do yêu cầu của chính tả và do các quy tắc của ngôn ngữ chuẩn yêu cầu nên các biến thể phát âm trên không được bộc lộ ra bởi khi chúng không được phản ánh hết trên chữ viết, mà nhà văn cũng không có nhiệm vụ ghi chép hết về mặt này. Tuy nhiên, trong tác phẩm văn chương, do yêu cầu của hiệu quả thẩm mĩ mà một số biến thể phát âm có phần điển hình có điều kiện bộc lộ ra. Nhờ có các loại biến thể ngữ âm này nhà văn có thể miêu tả đúng cách nói năng riêng của từng nhân vật ở những địa bàn khác nhau. Nhà văn khai thác các biến thể phát âm trên bằng cách ghi lại cách phát âm của nhân vật qua con chữ. Điều này đã góp phần tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm. Nói cách khác: để tạo nên màu sắc riêng cho tác phẩm của mình, khi xây dựng nhân vật, nhà văn sử dụng chất liệu lời nói hàng ngày của đối tượng được chọn là khuôn mẫu để xây dựng hình tượng nhân vật.
2.2.1.1.Những biến thể phát âm ở bộ phận vần
Những biến thể phát âm trong lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường diễn ra ở bộ phận âm chính và đấy thường là hiện tượng thu hẹp độ mở của nguyên âm. Chẳng hạn: bịnh/ bệnh, bí thơ/ bí thư, kìm/ kềm, tính/ tánh, trợt/ trượt, mếch lòng/ mích lòng, đờn/ đàn, đương/ đan, thiệt/ thật, lá thơ/ lá thư, tui/ tôi, chớ/ chứ, mậy/ mày, sanh/ sinh, nhân ngãi/ nhân nghĩa, nầy/ này,...
- Ở trên lịnh xuống tụi tui cãi sao được. [1, 202]
Ví dụ 13: Người xóm hẻm bảo nhau, làm nghệ sĩ coi vậy mà cầu kì thiệt, khó thiệt, phức tạp thiệt. [2, 66]
Ví dụ 14: Bà chắt lưỡi: "Sao tụi trẻ bây giờ coi trọng chuyện trai gái vậy không biết". Phi quạt mạnh tay cho những bụi than hồng trong bàn ủi bay lên, tủm tỉm cười: "Bà già muốn nhắn gởi tao đó". [3, 82].
2.2.1.2. Những biến thể phát âm phụ âm đầu
Lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư những biến thể phát âm phụ âm đầu xuất hiện không nhiều và cũng không tiêu biểu. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ghi nhận và coi đầy là một đặc điểm trong việc sử dụng các biến thể ngữ âm. Đó là những biến thể như: hỏng, hông/ không, day/ quay, thẹo/ sẹo, giở/ mở,...
Ví dụ 15: Cô Út thôi đừng hứng nước mưa nữa, hỏng chừng mai mốt tôi đi, ai mà uống. [1, 58]
Ví dụ 16: Cái thẹo dưới cằm quá ấn tượng, gặp một lần chắc là khó quên, Hậu nói với vẻ như đã biết rành, nhưng cái tâm lương thiện. [1, 152]
Như vậy: lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện phần nào đặc điểm phát âm của người Nam Bộ. Đó là cách phát âm có tính chất phổ biến như: đồng nhất các vần -in, -it với -inh, -ich; -un, - ut với - ung, -úc... hay là cách ghi chép trong chính tả như đồng nhất các vần -ươ, -ui và -uôi...Cách phát âm này phổ biến trong cách nói năng hàng ngày của người Nam Bộ. Việc sử dụng những biến phát âm trong lời thoại của nhân vật đã tạo nên nét riêng khu biệt và dấu ấn vùng miền trong lời thoại nhân vật. Qua đó nhân vật mang đậm bản sắc Nam Bộ, chân thật, sinh động và góp phần làm nên phong cách ngôn ngữ của tác giả.
2.2.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa
Kho từ vựng tiếng Việt của dân tộc là một hệ thống hết sức đa dạng và phong phú. Nhà văn xây nên tác phẩm nghệ thuật thành công ngoài việc cần có sự tỏa sáng của tài năng nghệ sĩ mà còn cần đến sự hiểu biết và vận dụng ngôn từ đúng cách, đúng chỗ và đúng mục đích nghệ thuật. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Thị Châu từng khẳng định: "Nghệ thuật là sự lựa chọn thích đáng, không có từ nào hay hơn từ
nào, chỉ có từ dùng đúng chỗ và từ dùng sai chỗ mà thôi"[4, 259]. Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ của tác giả khi xây dựng tác phẩm đã bộc lộ rõ nét tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Khi viết truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã có dụng ý hướng tới nhiều đối tượng quần chúng khác nhau, đặc biệt là tầng lớp bình dân. Vì thế khi xây dựng lời thoại nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã chú ý sử dụng từ ngữ thật đơn giản, mộc mạc, gần gũi với lời nói thường.
Do sự chi phối của những quy tắc trong việc sử dụng từ ngữ, trong sáng tạo văn chương nên từ ngữ trong việc xây dựng lời thoại nhân vật phần lớn nằm trong hệ thống tiếng Việt toàn dân. Lớp từ cơ bản này là bộ phận nòng cốt, thiết yếu của hệ thống từ vựng và cần thiết để diễn đạt tư tưởng. Qua đó nhà văn xây dựng hình tượng văn học và các nhân vật giao tiếp được với nhau. Ngoài ra tác giả còn khai thác có