7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Người nông dân Nam Bộ
Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư dành phần nhiều viết về người nông dân Nam Bộ. Qua khảo sát trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có 21/ 26 truyện ngắn thuần viết về người nông dân và có trên 70 nhân vật người nông dân được miêu tả khá cụ thể. Bóng dáng người nông dân Nam Bộ in dấu lên hầu hết những trang văn của chị. Họ xuất hiện gắn liền với sông nước, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và với những cách sinh tồn riêng. Viết về người nông dân Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra cộng đồng làng xã Nam Bộ với nhiều cá thể khác nhau. Đó có thể là những người nông dân hồn hậu quen với ruộng đồng hay đó là những con người sống du mục, làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Nhưng đặc điểm chung trong tâm lí kiểu nhân vật này đó là sự cô đơn, sự khao khát sống hạnh phúc và luôn sống với quá khứ đã qua. a. Nhân vật trẻ em
Khảo sát 26 truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy nhân vật trẻ em được xây dựng khá nhiều: có 8/26 truyện ngắn viết về nhân vật trẻ em và có 8/15 nhân vật trẻ em được miêu tả cụ thể, 7/15 nhân vật miêu tả không cụ thể (đám trẻ, đám đá banh...). Thông qua các lời thoại, các nhân vật hiện lên với những chiều cạnh khác nhau. Đó là những nhân vật có số phận éo le, bất hạnh như Tôi và Điền trong Cánh đồng bất tận, Miên trong Cỏ xanh; đó là nhân vật có cuộc sống gia đình khá đầm ấm như Giàu trong
Chuyện của Điệp; hay những nhân vật mang trên mình nhiệm vụ "giữ lửa lịch sử" như Tươi trong Ngọn đèn không tắt... Tính cách, số phận, suy nghĩ... của nhân vật được khu biệt hóa trong mỗi lời thoại. Mỗi nhân vật là một tính cách, một số phận, không ai giống ai.
Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, nhân vật Tôi tham gia vào nhiều cuộc đối thoại và cũng rất nhiều lần nhân vật độc thoại. Thông qua mỗi lượt đối thoại và
độc thoại, tính cách nhân vật cũng dần được hé lộ. Và tổng hợp những khía cạnh đó sẽ làm nên bản chất nhân vật.
Ví dụ 44: Nhân vật độc thoại nội tâm trực tiếp: "Cánh đồng không tên. Nhưng đối với tôi và Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những khái niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng. Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên... Và sau nầy khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chắc chúng tôi sẽ xốn xang. [1, 159].
Qua lời độc thoại nội tâm trực tiếp, chúng ta biết được hoàn cảnh sinh sống của nhân vật Tôi. Đó là cuộc sống du mục - sống bằng nghề nuôi vịt chạy đồng. Vì vậy, họ không có một nơi sống ổn định, không có nơi nào là bến đỗ lâu của họ. Để ghi lại dấu ấn, nhân vật đặt tên cho những nơi mình từng qua, từng dừng chân và bằng chính những sự kiện diễn ra ở đó. Và cũng qua lời thoại trên, ta thấy cuộc sống du mục của nhân vật không dừng lại bởi họ có thể trôi dạt đến bất cứ đâu trên chiếc ghe nhỏ của gia đình mình.
Nói về "ngôi nhà" của mình, nhân vật Tôi từng độc thoại nội tâm trực tiếp tự do: "Tôi và Điền ngủ lại ghe, tôi nói, ngủ ở đây gió mát quen rồi, với lại, tụi tui phải giữ đồ. Nói tới chồ nầy tôi mắc cười muốn chết, chiếc ghe tả tơi, đáng giá gì đâu mà giữ. Có mấy ông thống kê gì đó làm chứng, mấy ông đã ngao ngán như thế nào khi thấy chỗ ở ngang mét hai dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ có cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập thì vài ba triệu một năm, tùy vào ông trời, như năm nay thì trắng tay..." [1, 183]. Chỉ một đoạn độc thoại nội tâm trực tiếp, tự do ngắn nhưng lượng thông tin về gia đình, hoàn cảnh của nhân vật thật đầy đủ. Nó giống như bản tóm tắt hoàn cảnh gia đình ngắn gọn, hoàn chỉnh.
Tưởng như cái không gian chật chội đó quá sức cho ba con người nhưng không phải vậy. Qua lời độc thoại nửa trực tiếp của nhân vật Tôi cho thấy cái không gian chật chội ấy lại là khoảng không quá rộng cho lòng người: "Cha thờ ơ, lạt lẽo, chuyện gì cần nói thì nói vài câu nhát gừng. Cha giao bầy vịt cho hai đứa tôi, lúc
rảnh ngồi gọt đẽo những cán dao, tấm thớt hay lẳng lặng vác cần câu đi câu cá, vừa bán được tiền, vừa khỏi phải nhìn những đứa con của bà mẹ bạc lòng. Thành ra cái ghe nhỏ, lại rộng vô cùng, loay hoay chỉ ba con người, những nhiều năm trôi qua, hai chị em tôi vẫn cảm thấy xa cách cha". [1, 176]. Một khoảng không vô hình giữa tình cảm cha con như hố sâu ngăn cách. Những trận đòn roi, những ngày phiêu bạt là kết quả của sự thù hận mà nhân vật đã thốt ra "khỏi phải nhìn những đứa trẻ của bà mẹ bạc dòng". Vậy đấy, nguyên nhân đã rõ. Cái đưa đến hoàn cảnh này của nhân vật lại xuất phát từ chính những người làm cha làm mẹ. Và đó cũng là cái lí giải tại sao trong các cuộc đối thoại và độc thoại, lời thoại nhân vật luôn cay nghiệt, có cái oán trách và có cả sự bất cần. Đó là lời mỉa mai của nhân vật Tôi trong lời độc thoại trực tiếp, tự do:
Ví dụ 45: "Và hình ảnh đó thật đến nỗi, tôi bất giác lùi lại vì một đứa đang nhìn trân trân vào mình ngạo nghễ "tao không thích học, chừng nào lớn, tao đi chăn vịt. Má tao (hoặc ba tao), dặn, phải đánh chết tụi chăn vịt kia".
Tôi giễu cợt, không biết mày có kịp lớn không". [1, 209]
Và sự oán hờn, căm giận đó còn mạnh mẽ hơn trong phản ứng của Điền. Khối oán hờn đó khiến Điền trở nên không bình thường. Và nhân vật Tôi tìm sự giải thích cho nỗi bất hạnh đó là: "Và tôi chợt nghĩ, sự bất thường của Điền, chẳng qua nằm trong chuỗi rất dài của sự trừng phạt. Điều đó lí giải cho việc thiên nhiên ngày càng trở nên hung dữ hơn, khắc nghiệt hơn. Bằng những sấm chớp, gầm gừ, dường như trời đất đã nín nhịn nhiều, cuồng nộ bắt đầu từ đây" [1, 194]. Những con người cô đơn dường như bước ra từ đó. Cảnh ngộ đã tạo nên sự tượng đồng lạ kì mà nhiều khi người ta nghĩ đó là một điều quái lạ. Tôi và Điền trở thành những con người dị thường trong mặt những con người xung quanh. Điều này được thể hiện trong lời thoại của người thợ gặt ngạc nhiên trước sự im lặng lạ kì của hai chị em Điền: "Hai đứa bây ngồi chù ụ cả buổi trời, không nói với nhau câu nào, vậy mà cũng chịu nổi sao" [1, 192].
Tuy không nghiệt ngã như Điền nhưng ở nhân vật Tôi cũng có sự phá phách, sự bực bội mà nhiều khi muốn xổ tung.
Trong cái khiếm khuyết, bẽ bàng, nghiệt ngã của số phận, mà tưởng chừng như nhân vật có thể mất hết lòng trắc ẩn. Nhưng không phải thế, trong họ vẫn dạt dào yêu thương, dạt dào những khát khao cháy bỏng chảy tràn. Đó có thể là lần đầu tiên trong những năm dài dong duổi trên những cánh đồng đầy đau thương: "cha đứng đằng xa bảo, "Ngủ sớm đi nương!, tôi nghe mắt mình cay, ngợp, như ai đó tọng một đám khói vào mặt. Mắc cười, câu nói chẳng ý nghĩa gì lớn lao, những người cha người mẹ nói với con họ đến hàng ngàn lần, đến phát bực, mà tôi xốn xang" [1, 206]. Khát khao một cuộc sống bình thường như mọi người và có một người cha bình thường luôn cháy bỏng. Vì thế khi có cơ hội được sống cuộc sống gia đình nhân vật nghĩ: "Ngay lúc này đây, cứ nghĩ, một bữa trưa mai mốt nào đó, có nắng hiu hiu và gió hiu hiu, vì muốn chứng minh tấm lòng với cha, muốn tỏ thái độ hòa hợp với hai đứa trẻ lạ lùng nầy, chị bắt thằng Điền lại, xối nước kì cọ những mảng đất đã dính khắn trên làn da mốc meo của nó, miệng cắm cẳn, cằn nhằn, hay biểu tôi ngồi để chị thắt bím tóc cho, chắc tôi thấy khó chịu vì xa lạ và buồn cười" [1, 186]. Tuy nhiên sự nghiệt ngã của số phận, của con người đã giết chết những tình cảm yêu thương thiêng liêng. Và cho dù số phận đó có phải là do sự sắp xếp của số phận hay do con người gây ra thì những hờn ghen, bẽ bàng cũng vẫn lùi xa. Thay vào đó là những yêu thương như ước mơ của tôi trong dòng độc thoại ý thức: "Đứa trẻ đó, nhất định sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn" [1, 213].
Qua những lời đối thoại và độc thoại, nhân vật Tôi hiện lên là một đứa trẻ thất học, sống lênh đênh, cay nghiệt nhưng lại đong đầy yêu thương và ước mơ về một tương lai êm đềm. Bao trùm lên toàn bộ truyện ngắn này là những yêu thương, tình nghĩa của con người có số phận hẩm hiu.
Khác với nhân vật Tôi, nhân vật Điền mang nặng sự ảnh hưởng của những cay nghiệt, ngang trái hay nói cách khác nhân vật này là sản phẩm của một chuỗi những sự kiện đau thương. Điền cũng từng là một đứa trẻ ngây thơ như bao đứa trẻ khác. Nhưng khi những biến cố dữ dội lần lượt đến, Điền trở thành một con người
khác hẳn: hằn học, táo tợn, dữ dội, nóng nảy và như nhân vật từng nhận xét "ba trợn". Đó là điều lí giải tại sao trong những lời đối thoại của Điền phần lớn là những lời trống không, đầy mỉa mai như:
Ví dụ 46: Có lần chị hỏi "Má mấy cưng đâu?", "Nhà mấy cưng chỗ nào?", thằng Điền đổ quạu:
- Biết chết liền!" [1, 166].
Nhưng những khao khát yêu thương của người thân cũng luôn thường trực trong Điền để rồi trong lời đối thoại với tôi, Điền từng ước "Phải chi ông nầy là ông nội mình, thương đỡ chơi, hen Hai?" [1, 188]. Lời đối thoại và độc thoại khiến người đọc xót thương cho số phận nghiệt ngã của Điền. Người đọc nhìn nhận, đánh giá Điền dưới góc độ là một đứa trẻ với những bi kịch tình yêu trong gia đình chứ không phải là một người thanh niên.
Khác với Tôi và Điền, Tươi trong Ngọn đèn không tắt lại là hiện lên với vai trò là người lưu truyền những truyền thống lịch sử của người Nam Bộ. Qua những lời đối thoại của các nhân vật khác cũng như lời thoại của Tươi đã hiện lên khá rõ. Nhân vật được đi học, được sự dạy dỗ chu đáo từ gia đình và đặc biệt nhân vật rất được ông nội của mình yêu quý. Tình yêu của mọi người đã hình thành ở Tươi thái độ kính yêu, trân trọng những giá trị của lịch sử.
Ví dụ: Ðò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế bên ông chú Chín bạn của ông nội, nghe ông chú Chín bệu bạo kể kỷ niệm hồi xưa với ông nội, những kỷ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá. Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội. Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim. Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng. Họ không bao giờ già. Họ không bao giờ mệt. Họ không bao giờ mất. Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài. [3, 11]
Trong lời độc thoại dòng ý thức của Tươi, nhân vật không chỉ hiện ra với tư cách là một người "giữ lửa lịch sử" mà còn qua đó thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của người nông dân Nam Bộ. Nhớ về quá khứ và suy tưởng về những sự kiện sẽ diễn ra cho thấy nhân vật đang theo dòng chảy của lịch sử và dòng chảy đó sẽ chảy mãi chảy mãi.
Có thể nói nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khá đa dạng. Tuy nhiên phần lớn những truyện chủ yếu viết về nhân vật trẻ em thường miêu tả cuộc sống éo le, bất hạnh (5/8 truyện ngắn). Với những truyện ngắn nhân vật trẻ em không được miêu tả cụ thể thì nhân vật thường hiện lên với những nét hồn nhiên, tình nghịch. Đó là đám trẻ con ham mê cờ trong Hiu hiu gió bấc, đám đá banh nghịch ngợm trong Cỏ xanh... Mỗi nhân vật một số phận nhưng có thể nói nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có một số phận kém may mắn trong nhiều phương diện khác nhau và nguyên nhân do chính những người làm cha, làm mẹ gây ra và điều đó dẫn đến sự "im lặng" đến rợn người của nhân vật.
b. Nhân vật ông già
Viết về nhân vật những lão nông, Nguyễn Ngọc Tư dành rất nhiều trang viết về họ. Có 7/26 truyện ngắn viết về nhân vật ông già và có 8/15 nhân vật ông già được miêu tả với những nét khá cụ thể và có 7/15 nhân vật không được miêu tả cụ thể. Thông qua những lời đối thoại và độc thoại của những nhân vật này, người đọc dường như cảm nhận được những bước đường trong tương lai mà những đứa trẻ kia sẽ vấp phải. Khảo sát số lượng các lượt lời thoại của các nhân vật ông già, chúng tôi nhận thấy các nhân vật rất ít đối thoại mà chủ yếu độc thoại. Nhân vật ông già có nhiều đối thoại nhất là ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải (21 lượt lời đối thoại), nhân vật có nhiều độc thoại nhất là nhân vật ông Chín trong Nhớ sông (13 lần độc thoại) và đặc biệt nhân vật ông Sáu trong Biển người mênh mông là nhân vật có nhiều lời có hình thức là đối thoại nhưng thực chất là độc thoại nội tâm có hướng nhiều nhất (8 lần)... Thông qua lời thoại của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa số phận, tính cách riêng biệt, đặc biệt của từng nhân vật.
Ông Hai trong Nỗi buồn rất lạ làm nghề nuôi vịt chạy đồng nhưng ông cũng có một ngôi nhà để ghé về. Ngôi nhà đó với ông là cả một bầu trời kỉ niệm thân thương. Nhưng có lẽ chính những kỉ niệm trong quá khứ đã khiến ông cảm thấy càng bơ vơ, cô đơn hơn trong thực tại. Cuộc sống du mục nay đây mai đó của ông là cả một chuỗi ngày dài. "Hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, hòa vịt lên những cánh đồng vừa
mới gặt xong, ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa mới chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi cặm đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm. Buổi sáng, ông lùa bầy vịt, tay cầm cần trúc không róc đọt, bù xù" [1,50]. Về hình thức đây là lời người kể chuyện nhưng chủ thể ý thức lại là của ông Hai. Chỉ một đoạn độc thoại nửa trực tiếp ngắn nhưng hoàn cảnh của ông Hai hiện lên thật đầy đủ, rõ ràng.
Ai cũng muốn mình có một gia đình nho nhỏ, có được những hạnh phúc nhỏ nhoi từ ngôi nhà tỏa khói lam chiều. Nhưng ông Hai đã không còn có được cuộc sống giản đơn ấy. Cuộc sống của ông chỉ xoay quanh bầy vịt và những cánh đồng xa. Người bạn duy nhất của ông là con vịt Xiêm tên Cộc. Để rồi có khi người bạn lang bạt nào đó của ông cằn nhằn: "Cha nội nầy sống dầu thấy quá trời đất, mai mốt con vịt Xiêm đó chết rồi, để coi ông sống với ai?" [1,52]. Ông chợt nhận ra "còn thằng con" - đứa con đã không sống cùng ông lâu nay nhưng nhắc đến nó ông lại nhớ đứa