Cách so sánh ví von giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 76 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4.1. Cách so sánh ví von giàu hình ảnh

Để xây dựng hình tượng nhân vật sống động, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng cách nói hình ảnh, lối so sánh cụ thể, sinh động, giản dị vào trong lời thoại của nhân vật.

Ví dụ 40:Ông Chín hỏi ông già kia quen sao với Đào Hồng, nghe trả lời cũng như không: "Tôi với cổ là người quen cũ. Không biết ngày xưa ông đã từng quen Đào Hồng? Có à? Ừ, thì tôi hỏi nè, cái nhan sắc đó làm sao mà người ta quên được, ha? Vừa rồi tôi đọc báo, thấy người ta viết về nhà Buổi chiều, tôi mừng như vừa sống dậy, thể nào cũng được gặp cố nhân". [1, 94]

Với cách so sánh "mừng như vừa sống dậy" của nhân vật Thường Khanh không chỉ thể hiện nỗi vui mừng của ông khi tìm lại được cố nhân. Không chỉ cảm nhận được nỗi vui mừng của nhân vật mà sâu trong nó người đọc còn như cảm được sự chia lìa xa cách vời vợi nhiều năm của ông và Đào Hồng. Thời gian có trôi đi nhưng tình cảm vẫn đong đầy. Thứ tình cảm sâu sắc mà tưởng chừng như cái chết ập đến khi hai người xa cách giờ có dịp tái ngộ bừng tỉnh.

Hay đó cũng là cách so sánh trong suy nghĩ của ông Tư Mốt trước sự kiện Văn bỏ cù lao ra đi không một lời từ biệt:

Ví dụ 41: "Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn" [1, 25]

Trong lời độc thoại nội tâm nửa trực tiếp của trưởng ấp Tư Mốt sử dụng hình ảnh so sánh rất ấn tượng: "trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn".

Qua hình ảnh so sánh này, người đọc dường như đang cảm nhân được một nỗi buồn chảy tràn trong lòng ông Tư Mốt khi Văn ra đi không lời từ biệt. Và chúng ta sẽ tự hỏi sao ông Tư Mốt lại lấy hình ảnh ván bài lớn để so sanh nỗi đau tiếc của mình với ván bài lớn. Điều tưởng khó lý giải nguồn cơn nhưng nguyên nhân đâu có xa xôi gì. Ngay từ đầu ông Tư đã coi Văn là đối thủ trong ván bài giữ người và từ đó ông có những bước đi là những mối quan hệ tình cảm trói buộc Văn. Ông nghĩ điều đó có thể giữ Văn lại với cù lao Mút Cà Thà. Ngay cả việc tạo điều kiện cho Nga - con gái ông chăm sóc Văncũng không đem lại hiệu quả. Hình ảnh so sánh rất ấn tượng và mối dây liên hệ giữa điều so sánh và tính cách nhân vật thật sâu sắc. Chỉ với một lời độc thoại nửa trực tiếp có sử dụng hình ảnh so sánh nhưng hình tượng nhân vật Tư Mốt - một trưởng ấp đầy lòng yêu thương, hi sinh cho người dân sống trên cù lao Mút Cà Tha sâu đậm, ân tình.

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)