7. Cấu trúc luận văn
2.2.4.2. Biện pháp nói quá, cách diễn đạt khoa trương
Trong đời sống hàng ngày, người ta bên cạnh việc sử dụng các nói so sánh ví von thì người dân còn rất ưa dùng cách nói quá, diễn đạt khoa trương khi nói về một vấn đề nào đó mà họ rất thích hoặc cũng có thể rất ghét. Qua cách nói này, dấu ấn cá nhân cũng được bộc lộ một cách cụ thể ở những chiều cực khác nhau trong trạng huống tâm lí. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và đặc biệt là xem xét lời thoại nhân vật, chúng tôi nhận thấy cách nói, cách diễn đạt này cũng được sử dụng trong việc cấu thành lời thoại nhân vật. Với chất giọng Nam Bô, cách diễn đạt Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra những nhân vật mang trong mình những nét văn hóa vùng miền qua cách sử dụng biện pháp nói quá và cách diễn đạt khoa trương.
Ví dụ 42: Đêm đó, thằng Thàn ôm ông già Năm Nhỏ ngủ, nó kêu lên, tía ốm dữ dằn thiệt, xương tía cấn con đau quá chừng. Ông cười, ờ, chê mai mốt không có mà ôm nghen con. Thằng Thàn hỏi ông nói vậy là có ý gì, ông hỏi ngược lại, chớ bộ mầy tính cưới vợ rồi mà còn chun vô ngủ với tao? Thàn cười, ờ há ờ hen. [1, 11]
Trong lời đối thoại của nhân vật Thàn, cách nói "tía ốm dữ dằn thiệt, xương tía cấn con đau quá chừng" một mặt có giá trị thông báo ông già Năm Nhỏ ốm nhưng mặt khác với cách nói này người đọc như cảm nhân được cá tính trẻ con hay tính cách ưa nói hình ảnh bóng bẩy của Thàn. Cách nói "ốm dữ dằn" và "xương tía cấn" là cách nói mang đậm dấu ấn của con người Nam Bộ. Từ cách sử dụng từ ngữ mang tính vùng miền rõ nét cho đến việc tạo ra hình ảnh có ý nghĩa cụ thể nhưng tuyệt đối.
Đó cũng là cách mà nhân vật người mẹ trong "Dòng nhớ" sử dụng:
Ví dụ 43: Má tôi ngồi bình tâm lại, vậy thì mình nhỏ nhen gì mà danh với người ta chút nầy nữa. Năm nầy qua năm khác mình được sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường. Ngó mặt nhau ăn cơm, ngủ cũng đâu mặt lại ngủ... Còn người ta, nhớ thương đứt ruột cũng đành ngồi đây ngó lên, giữa đường gặp nhau chỉ nhìn vậy thôi mà không chào hỏi tiếng nào. Đau lắm chớ. [1,131]
Trong lời độc thoại trực tiếp tự do mà người mẹ trong truyện ngắn Dòng nhớ,
lời nhân vật khi nói về người đàn bà thứ hai của chồng mình sử dụng cách nói quá
"nhớ thương đứt ruột". Đây là cách nói rất giàu cảm xúc bởi nỗi đau của tinh thần đã được diễn tả bằng nỗi đau thể xác. Hai thứ tưởng như không có điểm chung vậy mà khi đứng cạnh nhau lại tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cao. Lời thông cảm, chia sẻ mà ít ai có thể cảm thương cho nỗi lòng người đàn bà thứ hai của chồng. Chính điều này tạo nên dấu ấn mạnh làm điểm nhấn khác biệt giữa nhân vật này với các nhân vật khác.
Tóm lại, lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có những đặc điểm nổi bật như: đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về từ vựng, đặc điểm về ngữpháp và đặc điểm về sử dụng biện pháp tu từ. Mỗi đặc điểm này đều có những vai trò khác nhau trong việc tạo nên sự đa dạng trong lời thoại nhân vật nói chung và tính cách nhân vật nói riêng. Và chúng hoàn toàn thống nhất và bổ sung cho nhau tạo
nên một hệ thống, một chỉnh thể hoàn chỉnh trong việc thể hiện nhân vật thông qua lời thoại và tạo nên thế giới nhân vật đa sắc vẻ của nhà văn.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã khảo sát, phân loại và chỉ ra nhưng biểu hiện và đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trên cơ sở này, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
1. Biểu hiện lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phong phú, đa dạng và tạo thành một hệ thống, một chỉnh thể khá toàn vẹn, đa dạng. Từ phương diện hình thức cho đến việc thực hiện chức năng giao tiếp, Nguyễn Ngọc Tư đã tổ chức lời văn trong những hoàn cảnh giao tiếp có trật tự theo từng tầng bậc để diễn tả chính xác, cụ thể, đa dạng hình tượng nhân vật.
2. Trên phương diện hình thức, lời thoại nhân vật xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên tập trung nhất là ba hình thức: lời thoại nhân vật xuất hiện sau dấu gạch đầu dòng; lời thoại nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác giả (hình thức khu biệt là dấu ngoặc kép) và lời thoại nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác giả. Nhờ cách thể hiện này mà lời thoại nhân vật có khả năng xuất hiện ở nhiều trường hợp khác nhau, không nhất thiết chỉ nằm trong cuộc thoại. Điều này đã tạo ra sự linh hoạt, tự nhiên trong cách diễn đạt.
3. Trên phương diện thực hiện chức năng giao tiếp, lời thoại nhân vật không chỉ xuất hiện với tần số cao mà còn đa dạng trong từng kiểu loại: Lời đối thoại bao gồm cả song thoại và đa thoại. Lời độc thoại bao gồm độc thoại thường và độc thoại nội tâm. Trong độc thoại nội tâm lại có mặt của độc thoại nội tâm trực tiếp, tự do; độc thoại nội tâm dòng ý thức và độc thoại nội tâm nửa trực tiếp. Với việc sử dụng đa dạng độc thoại nội tâm mà những suy tưởng và suy nghĩ về quá khứ đan xen nhau trong tác phẩm làm cho ta có cảm giác như đang sống, đang suy nghĩ cùng nhân vật - nhân vật thật hơn cả con người thật.
4. Đặc điểm ngôn từ của lời thoại nhân vật là một hệ thống hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất. Lời thoại có đầy đủ những đặc điểm này từ đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về từ vựng, đặc điểm về cú pháp cho đến biện pháp tu từ. Ở mỗi nhân vật,
Nguyễn Ngọc Tư đã lựa chọn nghiêm ngặt các yếu tố ngôn từ để xây dựng lời thoại cho nhân vật. Chẳng hạn thông qua việc sử dụng lớp từ hạn chế về phạm vi sử dụng và đơn phong cách trong lời thoại nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra đặc điểm riêng biệt trong hình tượng nhân vật của mình với các tác giả khác và tạo ra những nhân vật riêng - mỗi nhân vật một vẻ với tính cách riêng.
Trong lời thoại nhân vật, ngôn từ biểu đạt mang tính chất đời thường vừa chân thực, vừa sinh động, tự nhiên lại vừa sắc thái biểu cảm, thể hiện giọng điệu, tâm lý, tính cách nhân vật vô cùng phong phú, có chiều sâu nội tâm. Có thể nói thông qua lời thoại nhân vật bộc lộ mình. Mỗi nhân vật một số phận, không ai giống ai, mỗi nhân vật là một cá thể hình thức riêng lẻ, là thế giới riêng không lẫn với những người khác, làm nên chất văn lạ trong phong cách độc đáo Nguyễn Ngọc Tư.
Chƣơng 3:
GIÁ TRỊ CỦA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới bằng hình tượng. Bản chất văn học là mối quan hệ đối với đời sống. Nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Có thể nói chức năng chung của nhân vật văn học là khái quát các quy luật về nhân cách. Và qua nhân vật, nhà văn tổ chức tác phẩm để thể hiện quan niệm, tư tưởng, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Vì vậy khi nghiên cứu nhân vật văn học như một hiện tượng văn học, chúng ta cần nhìn nhận toàn diện chức năng chung của nó trong thế giới nghệ thuật.
Lời thoại nhân vật phụ thuộc vào quan niệm về nhân vật. Khác với nhiều nhà văn thường đi sâu miêu tả ngoại hình, hành động thì Nguyễn Ngọc Tư coi việc thể hiện nhân vật qua lời thoại là chủ yếu. Tác giả coi lời thoại là phương tiện hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Vì vậy, lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng nhiều lượng thông tin mà chúng ta không thể bỏ qua khi muốn khám phá tác phẩm.