Không gian sinh hoạt gia đình của người Nam Bộ

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 108 - 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Không gian sinh hoạt gia đình của người Nam Bộ

Con người Nam Bộ, cá tính Nam Bộ thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt của họ. Thông qua lời thoại nhân vật, những hoạt động sinh hoạt đời thường hiện lên rõ nét nhất. Có thể nói 26 truyện ngắn là 26 không gian riêng mà ở đó mỗi nhân vật là đại diện điển hình.

Ví dụ 91: "Nhân Phủ" của anh cách nhà tôi một hàng rào cặm bằng cây bình bát, đó là ngôi nhà cũ kỹ, già nua nhất làng cổ Phương Điền. Nghe kể, ông Tổ nhà anh Tứ Hải đã đứng ở dưới cây dông nem trước nhà, bảo tốp thợ ông muốn làm một ngôi nhà đẹp nhất, rộng nhất xứ này, một ngôi nhà thật lớn cho tất cả con cháu ông khi sinh ra đều có chỗ cho mình. Ròng rã hơn ba mươi năm, những người thợ xứ Quảng đã làm nên một kiệt tác nhà rường Nam Bộ, nghiêm cẩn, công phu chạm trổ từng chi tiết nhỏ, từ cây cột cái tới ngạch cửa, từ những cánh cửa tới mấy cái bậc tam cấp lối vào… Nghe kể, khi làm "Nhân Phủ", người ta đã cúng đủ mười lễ, nên nó điềm nhiên đi qua hai cuộc chiến tranh mà không có một vết tích nào. Năm 1972, Mỹ Nguỵ cho bom đạn cày xới dữ dội vùng này, nhưng chỉ có quả bom rớt sau nhà, thành một cái ao bông sú[1,64]. Lời độc thoại của trực tiếp của nhân vật tôi trong Nhà cổ khiến chúng ta hình dung đến một ngôi nhà lộng lẫy có được do sự khéo léo của những người thợ tài hoa. Ngôi nhà đẹp nhất xứ, rộng nhất xứ mà ở đó con cháu của chủ đều có chỗ cho mình. Ngôi nhà ấy là chứng nhân cho một thời giàu sang, quyền quý của con người nơi đây. Và gắn liền với hình ảnh không gian ngôi nhà của con người nơi đây là hình ảnh của những người phụ nữ tảo tần.

Ví dụ 92: Má tôi hay mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ nghẹ, sẵn đón ghe hàng bông mua ít rau cải tươi và bán lại những quày chuối chín bói trong vườn. Dần dần, buổi chiều, đám thương hồ hay lại neo ghe chỗ mấy cây mấm trước nhà.[1, 167] Không gian sinh hoạt của gia đình người Nam Bộ hiện lên sau lời độc thoại trực tiếp, tự do của nhân vật Tôi trong Cánh đồng bất tận. Đó là một không gian yên bình, êm ả của cuộc sống thôn dã. Những sinh hoạt mang tính cá nhân cũng như mang tính cộng đồng được chuyển tải khá đắt. Ở lời độc thoại, không gian sinh hoạt được biểu thị qua hình ảnh má hay mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ ghẹ. Không gian sinh hoạt xã hội được thể hiện qua sự gia lưu, buôn bán, trao đổi sản vật.

Không nhà lầu, xe hơi, không tiểu thư khuê các, không hào nhoáng, xa hoa nhưng qua lời thoại nhân vật không gian Nam Bộ hiện lên với nhiều chiều vẻ và bề kích. Ở đó có cái rộng lớn, mênh mông của sông nước; có cái bao la bát ngát của ruộng đồng; có cái ấm áp của những mái nhà đậm nghĩa tình và có cả những sinh hoạt mang tính chất cá nhân. Tất cả đều tập trung thể hiện một không gian sống động, mộc mạc, dung dị. Với chất giọng Nam Bộ đặc trưng và sự ùa vào của khẩu ngữ đã góp phần tạo bối cảnh cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ trong miêu tả không gian.

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)