Dựa vào hình thức thể hiện của lời thoại nhân vật

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 46 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Dựa vào hình thức thể hiện của lời thoại nhân vật

Cách thức biểu hiện lời thoại của nhân vật trên văn bản chính là cách sắp xếp, tổ chức lời nhân vật. Căn cứ vào lý thuyết và hình thức biển hiện cụ thể của lời thoại nhân vật trên văn bản, chúng tôi khảo sát và phân loại hình thức thể hiện của lời thoại. Kết quả thu được như sau:

BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

(Dựa vào cách thức biểu hiện của lời thoại nhân vật trên văn bản) ST

T

Truyện ngắn Sau dấu gạch đầu dòng

(lƣợt)

Trình bày cùng hàngvới lời tác giả

(hình thức khu biệt đặt trong ngoặc kép) (lƣợt) Trình bày cùng hàng với lời tác giả (lƣợt) 1 Cải ơi 2 18 40

2 Thương quá rau răm 1 9 43

3 Hiu hiu gió bấc 2 13 31

4 Huệ lấy chồng 13 22 20

5 Cái nhìn khắc khoải 34 23 19

6 Nhà cổ 3 23 23

7 Mối tình năm cũ 4 14 12

8 Cuối mùa nhan sắc 7 26 22 9 Biển người mênh mông 3 35 16

10 Nhớ sông 2 21 21

11 Dòng nhớ 18 11 13

12 Duyên phận so le 0 7 23 13 Một trái tim khô 0 18 24 14 Cánh đồng bất tận 19 86 68 15 Ngọn đèn không tắt 45 2 4

16 Cỏ xanh 29 17 6

17 Nỗi buồn rất lạ 19 5 4

18 Chuyện của Điệp 12 27 5

19 Ngổn ngang 3 18 11

20 Lý con sáo sang sông 35 14 6

22 Chiều vắng 6 16 16

23 Nửa mùa 0 14 14

24 Bến đò xóm Miễu 11 11 11

25 Đau gì như thể 4 34 34

26 Nước chảy mây trôi 0 18 18

Qua khảo sát và phân loại lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy: Xét về hình thức biểu hiện của lời thoại nhân vật trên văn bản có ba hình thức tồn tại chủ yếu sau đây:

- Sau dấu gạch đầu dòng: 22/26 truyện ngắn.

- Trình bày cùng hàng với lời tác giả (hình thức khu biệt là dấu ngoặc kép): 26/ 26 truyện ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày cùng hàng với lời tác giả: 26/26 truyện ngắn.

Trong ba hình thức tồn tại lời thoại nhân vật thì hình thức lời thoại tồn tại sau dấu gạch đầu dòng là cách thức thể hiện phổ thông, phổ biến và cũ nhất; hình thức lời thoại nhân vật trình bày cùng hàng với lời tác giả (hình thức khu biệt đặt trong dấu ngoặc kép) cũng là dấu hiệu mang tính phổ biến nhưng có thể xuất hiện muộn và ít gặp hơn; hình thức lời thoại nhân vật trình bày cùng hàng với lời tác giả là hình thức mới, có thể gọi là mang tính sáng tạo. Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng linh hoạt các hình thức này trong xây dựng hình tượng nhân vật.

a. Hình thức lời thoại nhân vật tồn tại sau dấu gạch đầu dòng

Như đã nói hình thức lời thoại nhân vật tồn tại sau dấu gạch đầu dòng là hình thức phổ thông, phổ biến, cũ nhất để xây dựng và nhận diện lời thoại nhân vật. Hình thức thể hiện lời thoại nhân vật này được các tác giả văn xuôi sử dụng từ khi xuất hiện văn chương quốc ngữ. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có 282 lượt/ 1316 lượt lời thoại nhân vật được thể hiện bằng hình thức lời thoại tồn tại sau dấu gạch đầu dòng. Với hình thức này, nhân vật trực tiếp trao đổi những suy nghĩ của mình, người đọc dễ dàng nhận diện và hiểu được ý, lời của nhân vật tường minh.

Điền rũ cái áo bà ba hường làm cái đèn chao ngọn, nó lên tiếng. Huệ ra bộ dửng dưng:

- Ừ!

- Thấy cái mặt ổng buồn,đứt ruột lắm. - Ừ! [1, 38]

So với hai hình thức thể hiện lời thoại cùng khảo sát thì hình thức này ít được Nguyễn Ngọc Tư dùng hơn là (21, 4%). Một số truyện có hình thức thể hiện cao như:

Ngọn đèn không tắt (45 lượt), Lý con sáo sang sông (53 lượt), Cái nhìn khắc khoải

(34 lượt)... Nhân vật được thể hiện có nhiều lời thoại được trình bày bằng hình thức này nhiều như: Tươi trong truyện Ngọn đèn không tắt (22 lượt), Phi trong Lý con sáo sang sông (15 lượt), ...

Có thể nói với cách thể hiện này, người đọc dễ dàng nhận ra lời thoại cũng như nhận ra và hiểu được tính cách, cá tính của nhân vật. Như vậy, với cách thể hiện này lời thoại nhân vật được thể hiện tường minh nhất bởi không thể lẫn với lời của người kể chuyện và tính nghệ thuật thể hiện trực tiếp, khá rõ.

b. Hình thức lời thoại nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác có trong dấu ngoặc kép

Đây cũng là một hình thức dễ dàng nhận diện lời thoại nhân vật. Và cách thể hiện này phù hợp với mạch truyện nhanh. Với hình thức thể hiện lời thoại này, Nguyễn Ngọc Tư một mặt đã tạo ra sự cân đối trong cấu trúc hình thức tác phẩm. Mặt khác với chị đã kéo gần khoảng cách lời thoại của nhân vật với lời kể của mình, làm cho nhân vật có nhiều cách thể hiện lời thoại hơn. Từ đó làm tăng biểu đạt nội dung và hiệu quả thẩm mĩ.

Ví dụ 2:" Đám đá banh í ới: "Sứa lửa đó nghen mậy, coi chừng chết nghen"! Anh chàng chân dài cười hơn hớn, vẫy tay: "Em tao. Mà bên tao thua mấy trái rồi", "Bốn trái". "Ừ chút tao về phục thù". Anh chàng bắt đầu ngồi bẹp xuống cỏ duỗi phẳng chân, cách Miên chừng năm mét" ".[2, 23]

Một số truyện lời thoại nhân vật được thể hiện dưới hình thức này nhiều như:

c. Hình thức trình bày lời thoại nhân vật cùng hàng với lời tác giả

Hình thức này được sử dụng khá nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và nhiều lúc khiến người đọc lầm lẫn đó là lời tác giả. Như đã nói: cách thể hiện lời thoại này mới xuất hiện, mang tính sáng tạo Việt Nam và cá nhân. Nó làm cho mạch truyện và những câu văn nhanh hơn, "khẩu ngữ hóa" hơn và bình dân hơn. Có lẽ chính văn của Nguyễn Ngọc Tư được chú ý chính là ở cách thể hiện này. Theo thống kê thì cách thể hiện này có số lượng 521 lượt/ 1316 lượt lời thoại nhân vật, chiếm 39,6%. Trong 26 truyện ngắn thống kê thì Cánh đồng bất tận là truyện ngắn có số lượt lời thoại nhân vật trình bày cùng hàng với lời người kể chuyện không có dấu hiện để phân biệt là nhiều nhất: 86 lượt. Truyện ít nhất là: Nỗi buồn rất lạ: 5 lượt. Hình thức trình bày này được nhận diện chủ yếu do chỉ dẫn của một số phụ từ như:

bảo, nói... ở trước lời nhân vật. Hay còn là những tình thái từ cuối câu như: nghen, nhỉ, ha... Việc nhận diện ra đây là lời thoại có khó khăn. Người ta chỉ có thể nhận diện được khi người đọc suy ý. Hình thức này chủ yếu được sử dụng trong những lời độc thoại của nhân vật. Khi nhận diện lời độc thoại của nhân vật, người đọc không chỉ dựa vào ngữ cảnh mà còn phải dựa vào nội dung của lời thoại để bóc tách và nhận diện. Với cách thể hiện này lời thoại nhân vật trở nên linh hoạt, dễ dàng xuất hiện hơn, nhiều khi không nhất thiết phải nằm trong cuộc thoại.

Ví dụ 3: Lúc về Diệp ôm vai mẹ, Diệp bảo mớ cá sặc rằn này hôm nào làm liên hoan tiễn con đi, mẹ nướng rồi xé trộn xoài sống, con thích món này lắm. Chỗ con tới có thể buồn và nghèo, có thể cách trở xa xôi, có thể đám học trò của con lấm lem sình đất, nhưng con không ngại, để con hát cho mẹ nghe bài này, rằng "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ giành phần ai"[2,23].

Có thể nói với cách thể hiện này, tác giả tiết kiệm ngôn từ diễn đạt và theo đó sự tường minh giảm dần và tính nghệ thuật tăng cao. Để thử xem đó có là lời thoại thật không, chúng ta có thể dễ dàng đánh dấu cuộc thoại bằng dấu gạch ngang hoặc để trong ngoặc kép.

Phần lớn lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều tồn tại dưới cả ba hình thức trên. Mỗi cách thể hiện tạo ra hiệu quả diễn đạt riêng và tính

nghệ thuật riêng. Tuy nhiên qua khảo sát và phân tích lời thoại nhân vật có thể nói: cách thức thể hiện lời thoại nhân vật tăng dần độ khó, tiết kiệm ngôn từ trong diễn đạt, sự tường minh giảm dần và tính nghệ thuật tăng dần. Và có một số truyện lời thoại nhân vật không hề xuất hiện ở hình thức tồn tại sau dấu gạch đầu dòng. Đó là những truyện như: Duyên phận so le, Nửa mùa, Nước chảy mây trôi.

Với việc lựa chọn hình thức thể hiện lời thoại nhân vật đa dạng như trên, Nguyễn Ngọc Tư đã làm phong phú cách thức diễn đạt của nhân vật. Qua đó tạo điều kiện cho nhân vật được tự do phát ngôn, tự do bày tỏ thái độ, quan điểm. Quan trọng hơn cả là tác giả dễ dàng truyền tải đến người đọc nội dung tác phẩm.

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 46 - 51)