7. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nhân vật người trí thức
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có 4/ 26 truyện ngắn viết về nhân vật người trí. Nhân vật người trí thức mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng những nhân vật này cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sự kết đinh trong thế giới nhân vật. Những nhân vật này cũng có cá tính, tính cách cụ thể và được hiện lên thông qua lời thoại nhân vật.
Nhân vật Tôi trong Nỗi buồn rất lạ là một nhân vật trí thức điển hình.
Ví dụ 76: Ở đời, người ta đôi lúc có thể làm bạn với nhau bằng một ly rượu trắng cưa đôi, tôi vào nghề báo sáu năm, lên lương ba lần, giao du nhiều, be bét gần hết một tuổi trẻ, uống ngàn ly rồi, bạn được mấy ai?[2, 30]
Qua lời độc thoại nửa trực tiếp, nhân vật tôi hiện ra với tư cách là người có địa vị và có thể nói là có chút danh vọng. Tuy nhiên nhân vật lại không có được thứ tình cảm làm yên lòng người nhất. Ở nhân vật là sự cô đơn, lạnh lùng mà nhiều khi là sự khinh miệt. Sống giữa những con người có địa vị, có chức quyền và liên tục có những cuộc vui nhưng nhân vật lại bộc lộ sự cô đơn. Và dường như điều đó làm cho những suy nghĩ trong nhân vật trở nên khiếm khuyết, thiên lệch.
Ví dụ 77: Nghĩ buồn cười, sao mấy cụ già này cứ đinh ninh là nước chảy một dòng. Bao nhiêu năm? Bao nhiêu mùa? Mười, hai mươi, ba mươi… Cái đầm Bà Tương đằng trước Xóm Xẻo quê mình hồi xưa sâu biết bao nhiêu giờ đã cạn, xuồng lớn men theo lạch mới chạy được. Mớ đước già nua ven Đầm đã không còn nữa dù chỉ một bóng cây, ngày xưa xinh đẹp bao nhiêu giờ đã cỏi cằn. Trời đất thay đổi, huống chi con người.[2, 32]
Lời độc thoại trực tiếp, tự do đa ghi lại những suy nghĩ của nhân vật Tôi rõ ràng nhất. Một nhân vật mang trong mình cái nhìn thiên lệch. Phải chăng trước cuộc sống đổi thay và tình cảm lọc lừa mà anh ta nhìn thấy trong thực tế mất đi đôi mắt biện chứng nhìn thực tế của anh ta. Và có lẽ chính vì thế trong lời đối thoại với ba anh ta từng nói:
Tiền bạc đã làm lu mờ tất cả. Những giá trị của cuộc sống đời thường không lẽ cũng theo đồng tiền ra đi? Nhân vật tỏ ra bất mãn, tỏ ra cực đoan nhưng nhân vật chưa mất hết lòng trắc ẩn. Phải chăng người ta học cao, dấn thân sâu trong xã hội thực tại thì càng bế tắc, cực đoan. Nhân vật là sự thể hiện cho một lớp người có cái nhìn thiên lệch trong sự vận động của xã hội.
Khác với nhân vật Tôi trong Nỗi buồn rất lạ, Văn về nông thôn, đến với Mút Cà Tha là tự nguyện. Nhưng sự tự nguyện của Văn lại ẩn chứa rất nhiều nỗi niềm.
Ví dụ 79: Hỏi làm sao buồn thì Văn cười, ủa, cháu có buồn gì đâu. Hỏi nhớ thành phố à, Văn cũng cười, không, thành phố có gì mà nhớ. Hỏi nghĩ sao mà tình nguyện về đất cù lao này, nghe tên Mút Cà Tha bộ không ớn sao, Văn (lại) cười, không, có nghĩ gì đâu, cháu chọn nơi nào hẻo lánh ít người...[1, 20]
Lời đối thoại của Văn thường ngắn và có chút gì đó rất buồn. Văn đến với cù lao Mút Cà Tha đơn giản vì thích đến một nơi hẻo lánh để trốn tránh hiện thực. Tuy nhiên sự trốn chạy của Văn đôi khi lại là niềm vui, là hi vọng cho cư dân cù lao này. Mặc dù trong lời thoại ngắn lại ngập ngừng của Văn dường như báo hiệu một sự khó bền với sự có mặt của anh ở đây. Nhưng người dân Mút Cà Tha vẫn quan tâm anh và chào đón anh. Và sự trốn chạy của Văn chính là một minh chứng cho sự báo hiệu có chủ đích đó. Văn trở thành hiện thân cho sự chạy trốn.
Không giống với các nhân vật trí thức khác, Hậu được hiện ra với một số phận, một đau thương khác. Hậu thành đạt và hạnh phúc nhưng tất cả không còn ý nghĩa với Hậu sau nhát đâm oan nghiệt tại cua Bún Bò.
Ví dụ 80: Hậu chỉ nhếch một nụ cười tê dại, thấy mình quên thật rồi, điên thật rồi. Cái người đàn ông đang đứng trước mặt mình đây, là chồng, vậy mà bây giờ nhìn mặt thấy xa lạ, ghê tởm, thấy mình nẫu lòng ra, muốn chết quách đi cho rồi.[1,146]
Lời độc thoại nội tâm trực tiếp, tự do của Hậu cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của chị. Đến cả người chồng từng trải bao sóng gió mà chị cũng quên. Một sự đau khổ hay là một sự giải thoát? Hậu quên mất mình có một người chồng nhưng lại có những cảm xúc yêu thương lạ kì.
Ví dụ 81: Có lần đi chợ gặp Thường, Hậu ung dung chào, hỏi. Xong đứng nấn ná ở đấy trông tim nó lồm cồm ngồi dậy nhói chơi, nhưng không ăn thua, nó lặng như tờ. [1, 149]
Qua lời độc thoại nội tâm trực tiếp và lời độc thoại nửa trực tiếp thể hiện nỗi đau, nỗi thất vọng lớn. Phải chăng sự đau đớn tột cùng đã dẫn những con người đến với nhau. Những điều Hậu mờ mờ nhận ra sau khi xâu chuỗi tất cả những chi tiết: cô trưởng chi nhành miền Tây xinh đẹp, món tiền thất thoát, chồng Hậu và nhất là nhát dao oan nghiệt phải chăng chính là nguyên nhân dẫn đến tất cả.
Ví dụ 82: Hậu cũng khóc, trong vòng tay ấm mà nghe mình lạnh ngắt, khóc cho một trái tim đã chết ngoẻo cù nèo. [1, 149]
Qua lời độc thoại nửa trực tiếp, ta thấy trái tin Hậu dường như đã chết thật rồi. Khi những cảm xúc yêu hận đã không còn thì lòng người trống rỗng. Nỗi đau không còn hiện hữu bởi đã qúa đau. Và trái tim ấy không thể sống lại lần hai mặc dù đã có lần nó đập nhẹ nhàng trong lồng ngữc Hậu. Tình cảm mà Nhâm dành cho Hậu đã trở nên mây khói lúc Nhâm hỏi Hậu vết thẹo do đâu. Hai con người, hai trái tim héo khô vì những nỗi đau không nguôi.
Nhân vật trí thức của Nguyễn Ngọc Tư mỗi người một cá tính, mỗi người một số phận không ai giống ai. Họ đều là những người được ăn học nhưng hiện thực lại đưa họ tới những nỗi đau riêng. Cách xử lý nỗi đau của họ dường như là trốn chạy. Họ không dám đối mặt với số phận, không dám nhìn thẳng để nhận ra mình.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đa dạng và phong phú. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một số phận mà không ai giống ai. Ở đó dù học là ai họ cũng theo đuổi những mục đích khác nhau. Người nông dân theo đuổi những giá trị tình cảm gia đình, đấu tranh với sự cô đơn, đi tìm tình yêu đôi lứa hay thể hiện tình yêu của mình đối với mảnh đất quê hương với những ruộng đồng bát ngát cò bay. Nhân vật người nghệ sĩ tài hoa lại theo đuổi những giá trị của cuộc sống trên con đường nghệ thuật. Với họ nghệ thuật là cái đẹp, lời ca tiếng hát là tiếng nói yêu thương. Và nhân vật người trí thức là sự chạy trốn nỗi đau và kiếm tìm những giá trị cuộc sống tư hiện thực. Mỗi nhân vật một vẻ, mỗi nhân vật một sự cô đơn. Nhưng ở
họ vẫn lấp lánh tình yêu khi có cơ hội. Họ đều giống nhau ở bản tính phóng khoáng, ở tình yêu mãnh liệt và cả khát khao hạnh phúc gia đình cháy bỏng. Nguyễn Ngọc tư thực sự xây dựng một xã hội Nam Bộ thu nhỏ toàn vẹn mà trong đó mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật là một tế bào không thể thiếu. Nhân vật của chị trở thành người nghệ sĩ tài năng trên sân khấu.