7. Cấu trúc luận văn
2.1.2.1. Lời đối thoại của nhân vật
Lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện ở hai dạng là:gồm song thoại và đa thoại. Qua khảo sát và phân loại, chúng tôi thu được kết quả như sau:
BẢNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI ĐỐI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
(Dựa vào cách thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật) STT Truyện ngắn Tổng số lƣợt
xuất hiện đối thoại (lƣợt)
Song thoại Đa thoại Lƣợt % Lƣợt %
1 Cải ơi 32 32 100 0 0
2 Thương quá rau răm 34 30 88.2 4 11.8
3 Hiu hiu gió bấc 30 30 100 0 0
4 Huệ lấy chồng 35 32 91.4 3 8.6
5 Cái nhìn khắc khoải 33 33 100 0 0
6 Nhà cổ 30 27 90 3 10
7 Mối tình năm cũ 13 13 100 0 0
8 Cuối mùa nhan sắc 36 26 72.2 10 27.8
9 Biển người mênh mông 33 33 100 0 0
10 Nhớ sông 21 17 81 4 19
11 Dòng nhớ 34 24 70.6 10 29.4
12 Duyên phận so le 14 14 100 0 0
14 Cánh đồng bất tận 74 68 93.2 6 6.8
15 Ngọn đèn không tắt 43 10 23.3 33 76.7
16 Cỏ xanh 43 8 18.6 35 81.4
17 Nỗi buồn rất lạ 25 25 100 0 0
18 Chuyện của Điệp 20 16 80 4 20
19 Ngổn ngang 22 21 100 0 0
20 Lý con sáo sang sông 49 27 51.1 22 48.9
21 Lỡ mùa 29 15 51.7 14 48.3
22 Chiều vắng 8 8 100 0 0
23 Nửa mùa 10 10 100 0 0
24 Bến đò xóm Miễu 22 22 100 0 0
25 Đau gì như thể 40 40 93 3 7
26 Nước chảy mây trôi 17 15 88.2 2 11.8 Lời đối thoại của nhân vật xuất hiện ở 26 truyện ngắn, được chia thành: Song thoại và đa thoại. Trong đó song thoại có tần số cao hơn đa thoại.
- Song thoại: 26/ 26 truyện ngắn. - Đa thoại: 12/ 26 truyện ngắn.
Khảo sát và phân loại 791 lượt lời đối thoại, chúng tôi xác định được 578 lượt/ 791 lượt lời song thoại, 213lượt/ 791 lượt lời tam, tứ thoại. So với tổng số lượt lời đối thoại thì song thoại chiếm 70, 9%; lời tam, tứ thoại chiếm 29,1%. Một số truyện xuất hiện nhiều lời song thoại như: Cánh đồng bất tận (74 lượt), Lý con sáo sang sông (49 lượt), Ngọn đèn không tắt (43 lượt)...Truyện có lời tam, tứ thoại nhiều nhất: Ngọn đèn không tắt (33 lượt), Lý con sáo sang sông: 22 lượt... Ngoài ra thì có những truyện lời song thoại xuất hiện ít như: Cỏ xanh: (8 lượt), Chiều vắng (8 lượt).... Có 12/ 26 truyện không xuất hiện lời tam, tứ thoại. Điều này cho thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ít chạm tới vấn đề mang tính rộng lớn mà thường đề cập có tính chất nhỏ hẹp của cuộc sống gia đình. Và qua đó nhân vật ít bị hòa lẫn trong cộng đồng chung. Nhân vật tồn tại độc lập, tự phát ngôn ý kiến của mình.
Xét về phương diện độ dài của lời thoại thì lời đối thoại của các nhân vật tồn tại ở cả lời thoại ngắn và lời thoại dài - câu văn trơn tuột như lời nói thường. Cả hai lời thoại này đều vi phạm các quy tắc của lý thuyết tương tác trong hội thoại, không hoàn toàn tuân thủ vận động đối thoại và nhịp điệu đối thoại thường kéo dài, chậm. Đôi khi lời đối thoại nhanh, dồn dập.
Ví dụ 6: Song thoại:
Dì lại e hèm, ngoảnh nhìn quanh quất, kiếm chuyện để nói:
- Củi bằng cườm tay để tui bửa cũng được, ông cưa chi mắc công hôn? Ông không ngẩng đầu lên:
- Mắc công gì, mớ bình bát này khô quá, tôi có bửa thử, nghe dội búa, sức tôi còn vậy, ốm yếu như bà sao chịu nổi. [1, 78]
Ví dụ 7:. Lời đa thoại: Điệp hỏi: "Chồng má đâu?", má nói chồng má đi biển rồi. Điệp nhìn cái bụng má lùm lùm sau áo hỏi chừng nào sanh em bé, má ngượng ngùng: "Chưa, mới có ba tháng mấy...". Con Giàu lên tiếng:"Má thèm chua quá trời, ăn me non ngọt xớt...".[2,51]