Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 27 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đặc điểm phương ngữ tiếng Việt

Một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt như: ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp đối lập với các phương ngữ khác. Tạm gác những nét dị biệt cơ bản ở những địa phương hẹp và đồng thuận với ý kiến với Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ và nhiều nhà nghiên cứu khác, chúng tôi sẽ dựa trên sự phân vùng tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ là: Phương ngữ Bắc (PNB), Phương ngữ Trung (PNT) và phương ngữ Nam (PNN) để tiến hành chỉ ra đặc điểm phương ngữ tiếng Việt.

1.3.2.1. Đặc điểm về ngữ âm

Do sự phức tạp khi xác định chuẩn ngữ âm cho nên nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của các phương ngữ trên thì ta sẽ có những đặc điểm ngữ âm chủ yếu như sau:

a. Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc (PNB)

- Phương ngữ Bắc bao gồm toàn bộ các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Có thể chia phương ngữ Bắc thành 3 vùng nhỏ hơn là:

+ Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh Hà Nội, mang đặc trung tiêu biểu của PNB.

+ Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữu lại cách phát âm khu biệt s với x, tr với ch, d với gi mà các 2 vùng còn lại của PNB không phân biệt được.

+ Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta. Do đặc điểm của quá trình cộng cư diễn ra trong thời gian gần đây nên phương ngữ phát triển thống nhất với ngôn ngữ văn học tức là sử dụng ngôn ngữ toàn dân chứ không manh mún như nhiều thổ ngữ làng xã như PNB ở các vùng đồng bằng, cái nôi của người Việt cổ.

- Đặc điểm ngữ âm của PNB:

+ Hệ thống thanh điệu: có đủ 6 thanh (thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh không). Các thanh này đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu.

+ Hệ thống âm đầu: có 20 âm vị, không phân biệt các âm s/x, r/d/gi, tr/ch. + Hệ thống âm cuối: có đủ các âm ghi trong chính tả. Có 3 cặp âm cuối ở thế bổ túc là: [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước [i, ê, e], [-ng,-k] đứng sau nguyên âm dòng giữa [ư, ơ, â, a, ă], [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi [u, ô, o]

+ Hệ thống vần: Có 9 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và 2 nguyên âm ngắn. Ở nhiều nơi các nguyên âm đôi dồn về phía trước mất 1 yếu tố tạo nên các âm chuyển sắc.

b. Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung (PNT)

- Phương ngữ Trung được tính từ tỉnh Thanh Hóa cho đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Phương ngữ Trung dựa vào sự khác nhau về thanh điệu có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn là:

+ Phương ngữ Thanh Hóa: lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã còn các thanh còn lại phát âm giống với PNB

+ Phương ngữ vùng Nghệ - Tĩnh không phân biệt thanh ngã và thanh nặng và 5 thanh còn lại tạo thành một hệ thống thanh điệu có độ trầm lớn hơn PNB.

+ Phương ngữ vùng Bình – Trị - Thiên lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã. Nhưng xét về mặt điệu tính thì vùng này có hệ thống vần và âm cuối giống với PNN. Do sự pha trộn giữa PNB và PNN trong phương ngữ Thừa Thiên – Huế cho nên nó không tiêu biểu cho cả vùng phương ngữ Trung.

Tiêu biểu cho vùng phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

Đặc điểm ngữ âm của PNT:

+ Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu PNB cả về số lượng lẫn chất lượng.

+ Hệ thống phụ âm đầu: Có 23 phụ âm đầu, hơn PNB 3 phụ âm uốn lưỡi [s,z,t] chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr. Ở nhiều thổ ngữ thì có 2 âm bật hơi [ph, kh] thay cho 2 phụ âm xát của PNB là [f, x].

+ Hệ thống âm cuối: đôi phụ âm [ -ng, -k] có thể kết hợp với các nguyên âm trước, gữa và sau. Tuy nhiên gần đây các cặp âm cuối [-nh, -ch] và [-ng, -k] vẫn xuất hiện trong các từ chính trị - xã hội.

+ Hệ thống vần: có rất nhiều vần nhíu vào nhau. c. Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam (PNN)

- Phương ngữ Nam được tính từ Quảng Nam cho đến hết đồng bằng sông Cửu Long cho đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Phương ngữ Nam chia thành 3 vùng nhỏ hơn là:

+ Phương ngữ Quảng Nam – Quảng Ngãi. Do sự biến động đa dạng của các âm a và ă trong kết hợp với các phụ âm cuối khác nhau cho nên tạo ra điểm khác biệt đối với các nơi khác.

+ Dải phương ngữ từ Quy Nhơn đến Bình Thuận mang những đặc trưng chung nhất của PNN.

+ Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần: -in, -it với –inh, -ich.

-un, -ut với –ung, úc.

Có khuynh hướng lẫn lộn s/x, tr/ch như PNB, nhun trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong hoạt động văn hóa, giáo dục sự phân biệt phụ âm trên được duy trì rất có ý thức.

- Đặc điểm ngữ âm của PNN :

+ Hệ thống thanh điệu : có 5 thanh, thanh ngã và thanh hỏi trùng làm một. Xét trên bình diện điệu tính thì hệ thống thanh điệu của PNN khác với PNB và PNT.

+ Hệ thống phụ âm đầu : Có 23 phụ âm đầu, thiếu phụ âm [v] nhưng bù lại có phụ âm [w], không có âm [z] và được thay thế bằng âm [j]. Âm [r] có thể phát âm rung lưỡi.

+ Âm đệm [-w-] đang dần biến mất trong PNN. + Mất rất nhiều vẫn so với 2 vùng phương ngữ trước.

+ Hệ thống âm cuối : thiếu đối âm cuối [-nh, -ch] và đôi âm [-ng, -k] trở thành những âm độc lập.

1.3.2.2. Đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa

a. Đặc điểm về từ vựng

Để thấy được đặc điểm đặc điểm từ vựng của tiếng Việt, ta phải phân biệt được hai lĩnh vực khác nhau là: lịch sử ngữ âm của tiếng Việt và nguồn gốc xuất hiện.

- Sự khác nhau do bản thân sự phát triển lịch sử ngữ âm của tiếng Việt mà có là kết quả của sự phát triển nội bộ của tiếng Việt, của những quy luật ngữ âm lịch sử có tính chất đều đặn và nhất loạt. Cho nên những từ khác nhau chẳng qua là biểu

hiện của bản chất: những quy luật ngữ âm lịch sử. Những từ này xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống và biểu hiện ở mọi từ loại.

Do biến đổi ngữ âm tạo nên những từ khác âm bộ phận. Các từ này chỉ khác nhau ở một hoặc hai bộ phận, có thể ở phụ âm đầu, ở nguyên âm, ở phụ âm cuối hay thanh điệu. Tùy theo bộ phận khác âm, ta có thể chia ra những từ khác phụ âm đầu, những từ khác nguyên âm, những từ khác phụ âm cuối...như:

+ Từ thể hiện quá trình xát hóa: biến thể cổ b, đ ở PNT tương đương với v, z ở PNB. Ví dụ: bui/ vui, bá/ vá, đa/ da, đưới/ dưới...

+ Từ cặn thể hiện quá trính xát hóa và hữu thanh hóa. Biến thể cổ ở PNT tương ứng với biến thể mới ở PNB.

Ph, th, kh/ v, z(d), G(g). Ví dụ: ăn phúng/ ăn vụng, phở đất/ vỡ đất, nhà thốt/ nhà dột, mưa thầm/ mưa dầm, khải/ gãi, khở/ gở...

Ch, k/ j (gi), G(g). Ví dụ: chi/ gì, chừ/ giờ, ca/ gà, cấu/ gạo...

+ Hiện tượng hữu thanh hóa thường xảy ra cùng với việc hạ thấp thanh điệu: thanh không thành thanh huyền, thanh sắc thành thanh nặng, thanh hỏi thành thanh ngã. Phụ âm vô thanh đi với thanh cao ở PNT còn phụ âm hữu thanh đi với thanh trầm ở PNB.

Ví dụ: sắc/ nặng: ăn phúng/ ăn vụng, cấu/ gạo...

Không/ huyền: ca/gà, chi/gì...

Hỏi/ ngã: phở/ vỡ, phổ/ vỗ...

+ Các tổ hợp phụ âm đầu bl, tl, ml được ghi trong từ điển Việt - Bồ - La (1965) của A.de. Rhodes biến mất và cũng để lại ở những từ cặn trong PNT: lôông cơn/ trồng cây, ruồi lằng/ ruồi nhặng, hoa lài/ hoa nhài....

Những từ có phụ âm đầu khác với ngôn ngữ văn học có thể thấy trong PNB nhưng không nhiều hiện tượng như ở PNT: dăn deo/ nhăn nheo, duộm/ nhuộm, con dộng/ con nhộng...

Những từ khác nguyên âm thể hiện quá trình biến đổi từ nguyên âm đơn sang nguyên âm đôi theo 2 khuynh hướng: Thứ nhất: Nguyên âm đôi mở dần và nguyên âm đôi khép dần. Từ cặn có nguyên âm đơn gặp ở PNT tương ứng với:

Nguyên âm đôi mở dần trong PNB và PNN: e/ iê, a/ ươ, o/ uo, méng/ miệng, lả/lửa...

Nguyên âm đôi khép dần trong các phương ngữ khác: i/ iê, u/ uô, con chí/ con chấy, ni/ nầy...

Ngoài ra còn có sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở PNT, PNN với nguyên âm mở hơn ở PNB: u/ ô, ư/ â, chủi/ chổi, túi/ tối...

Những từ khác phụ âm cuối biểu hiện ở một số thổ ngữ Thanh Hóa. ở đây còn khác nhiều từ cặn với phụ âm cuối -n, trong khi các phương ngữ khác đã biến đổi thành -j: cần cấn/ cầy cấy, cái vắn/ cái váy...

- Những từ khác nhau do nguồn gốc (không có quan hệ ngữ âm). Có những phương ngữ có hai hay nhiều từ khác hẳn nhau nhưng lại đồng nghĩa. Ví dụ: trái

quả, bông và hoa. Những từ này là do xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau có thể là vay mượn, có thể là do sự phận bố trường nghĩa hoặc do sự phận bố bổ túc trong những cách dùng khác nhau. Ví dụ: từ "thuyền" ở PNB. Lúc đầu người Việt nói nôốc (Khơme/ tuk/). Từ "thuyền" gốc Hán Việt. Hiện nay từ nôốc vẫn phổ biến ở PNT để chỉ "thuyền". Một số từ khác nhau khác ở 3 miền:

PNB PNT PNN

Quả dứa trấy thơm Trái gai

Quả roi trấy đào trái mận

Cá quả cá tràu cá nóc

Ngã bổ té

...

b. Đặc điểm về ngữ nghĩa

Nếu hệ thống từ vựng càng phong phú thì nghĩa cả từ càng tinh vi, chính xác. Xét về mặt ngữ nghĩa thì PNB có một ưu điểm không thể chối cãi được: Nó là ngôn ngữ được thừa hưởng từ truyền thống văn học viết. Kết quả là nó có được một vốn từ vựng phong phú hơn hai miền kia, ở chỗ tương ứng với một từ ở PNT và PNN để chỉ một trạng thái hay tình cảm, một cảm xúc thì nó có cả một loạt từ. Do đó mức độ biểu hiện của nó chính xác hơn. Mặt khác sự giản lượn hóa vốn từ và mở rộng nghĩa

của từng từ là một hiện tượng thường thấy ở những người học ngoại ngữ. Điều này nói lên rằng PNN là một phương ngữ mới và những người sử dụng nó có nguồn gốc khác nhau. PNN PNB Lạnh lạnh, rét, buốt, giá Nóng, nực nóng, nực, bức, sốt Đau ốm, đau Cạn cạn, nông ...

Sự khái quát hóa về nghĩa trong PNN được đền bù bằng hàng loạt phó từ và trạng từ để tăng cường mức độ của tính từ và động từ. Ngôn ngữ văn học cận sự phân biệt tế nhị vè sắc thái từng nghĩa một, do đó dù là người địa phương nào, nói như thế nào trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đã cầm bút viết, là viết trước hết bằng từ vựng của ngôn ngữ văn học rồi sau đó mới thêm những từ địa phương điểm tô cho nghệ thuật của mình. Trong 3 phương ngữ chính, PNB tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay nhiều từ gốc Hán hơn cả. Tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ trong PNN nhưng nó rất ít. Ví dụ: khi PNB và PNT gọi là "đường" thì PNN gọi là "lộ", khi PNB gọi là "nến" thì PNN gọi là "bạch hạp".

Nhưng nhìn chung PNB vì trải qua sự xây dựng ngôn ngữ văn học, trong đó các nhà nho biết chữ Hán đóng vai trò không nhỏ cho nên PNB tiếp thu nhiều từ Hán Việt và gốc Hán hơn. Những yếu tố Hán vào tạo nên những sự xê dịch về mặt nghĩa có thể đi xa đến nỗi ta có những từ đồng âm khác nghĩa ở hai phương ngữ Bắc và Trung - Nam. Ví dụ: từ "rèm" (Hán Việt: liêm) ở PNB tương ứng với từ "màn" ở PNT và PNN (gốc Thái) và từ "màn" hiện nay ở PNB tương ứng với từ "mùng" ở PNT và PNN với nghĩa là vật để che giường tránh muỗi có nguồn gốc Môn - Khơ me. Nói khác đi từ "rèm" xuất hiện làm thay đổi nghĩa từ "màn" và "mùng", kết quả là "màn" ở PNB đồng nghĩa với

"mùng" ở PNT và PNN, và từ "mùng" bị đẩy ra khỏi cách nói năng ở miền Bắc. Trong khi đó từ "màn" ở PNB chỉ vật bằng vải thưa để tránh muỗi trở thành từ đồng âm với từ "màn" ở PNT và PNN (chỉ tấm vải thưa che cửa).

Những hiện tượng trên là hết sức bình thường, và ngôn ngữ toàn dân không bị lâm nguy chút nào, khi nó có nhiều từ đồng nghĩa khác nhau. Một ngôn ngữ khi đạt đến trình độ văn học cao thường có nhiều lớp từ đồng nghĩa nguồn gốc khác nhau. Tiếng Việt không hề mảy may bị xáo trộn, hư hỏng đi, khi có nhiều từ thuộc các phương ngữ khác nhau cùng chỉ một vật, một khái niệm. Trong cái đà thống nhất sẽ có sự phân biệt, sự phân bố bổ túc xảy ra do các nhà văn đảm nhận. Điều này đã xảy ra và sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ, có lợi cho sự phong phú của một ngôn ngữ.

1.3.2.3.. Đặc điểm về ngữ pháp

Trong 3 mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ thì ngữ pháp là mặt ổn định, ít biến đổi nhất. Ngữ pháp tiếng Việt thống nhất chung cho toàn bộ các phương ngữ và rất ít có sự khác biệt. Những hiện tượng khác biệt không nhiều lắm, thường chỉ nằm ở cấp độ từ và cũng chỉ ở một số loại từ như: đại từ, tiểu từ tình thái... Sau đây là một vài nét khu biệt điển hình trong các hệ thống đại từ.

- Hệ thống các đại tử chỉ định và nghi vấn PNB PNT PNN Này ni nầy ấy nớ đó kia tê đó gì chi gì ...

- Hệ thống đại từ xưng hô

PNB PNT PNN

Tôi tui tui

Mày mi mầy

Ông ấy ôông ớ ổng

Chị ấy ả ớ chỉ

....

Thêm dấu hỏi (thanh hỏi) để biến danh từ thành đại từ là một phương phức ngữ pháp sử dụng rộng rãi trong PNN. Ngoài đại từ nhân xưng như trên đã dẫn ra:

ổng, bả, cổ, chỉ... còn hình thành những đại từ chỉ không gian: trỏng (trong ấy), ngoải (ngoài ấy)...

Những từ có tần số xuất hiện cao như ấy, với lại cũng được rút ngắn trong PNB, nhưng lại không tạo thành một phương thức ngữ pháp như trên: "ấy" thành " (Ví dụ: anh ý, chị ý..)

- Những từ phái sinh

Ỏ PNB chỉ duy nhất từ "nhiều" là có từ phái sinh: bao nhiêu, bấy nhiêu. Ở PNN có cả một hệ thống từ phái sinh kiểu ấy:

Lớn: bao lớn, bây lớn. To: bao to, bây to.

Dài: dài bao dai, dài bây dai.

Ở PNB chỉ nói "từ rày" với nghĩa "từ nay trở đi" ở PNN, còn nói "hổm rày" với nghĩa lag "từ hôm ấy đến hôm nay".

- Dùng phó từ và trạng từ đa dạng để tăng cường cho tính từ và động từ là một đặc trưng của PNN. Trong khi ở Bắc bộ và Trung bộ nói một câu đơn giản là:"Hôm nay tôiăn cơm rất no" thì người Nam bộ thường nói là: "Hôm nay tôi ăn cơm no quá xá mấu" hoặc "no quá chừng quá đỗi"...

- Ngữ khí từ có vai trò quan trọng trong việc xac định phương ngữ

Ngữ khí từ phụ họa với ngữ điệu tạo ra sắc thái địa phương rõ nét của từng vùng. Cùng với cấu trúc ngữ pháp và từ vựng không khác nhau, chỉ cần thay đổi ngữ khí từ và giọng điệu, nó thể hiện ngay sự khác nhau về phương ngữ:

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 27 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)