7. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Qua lời thoại nhân vật, ta thấy đó là cách nhìn nhận cuộc sốn gở phần bản chất
chất với những biểu hiện sinh động như nó vốn có
Điều này đã khiến truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không đơn thuần chỉ là sự thể hiện những biểu hiện của cuộc sống lên trang viết mà hơn thế nhà văn muốn người đọc suy nghĩ, bàn luận về sự đời.
Trong tác phẩm văn chương, ngôn ngữ là một phương tiện - một yếu tố quan trọng mà qua đó thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Mỗi một nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của quê hương Nam Bộ, sống trong lòng Nam Bộ cho nên việc tiếp xúc và am hiểu ngôn ngữ của nhiều tầng lớp. Khi xây dựng lời thoại nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng những ngôn từ mang tính chất địa phương đặc thù, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Đặc biệt, chị vận dụng một cách sáng tạo nhiều chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ, thành ngữ... và cả những ca từ hiện đại. Ví dụ:
- Từ ngữ thô tục như: tổ cha, con mẻ, thằng cha...
- Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian mà ở đây là các thành ngữ:
+ Thân sơ thất sở/ Cục đất chọi chim (Hiu hiu gió bấc)
+ Tính tình hịch hạc/ ruột để ngoài da (Nhà cổ)
+ Cốt ở tấm lòng/ Mừng như vừa sống dậy (Cuối mùa nhan sắc)
+ Của đi thay người (Biển người mênh mông)
+ Đầu tắt mặt tối/ Mưa nắng dãi dầu/ Nghèo vẫn hoàn nghèo
(Nỗi buồn rất lạ)
+ Chân thành như hòn đất (Ngổn ngang)
+ Mẹ gà chắt chiu con vịt, Lên càng cao té càng đau/ ngặm đắng nuốt cay
(Đau gì như thể)
- Sử dụng lời ca như:
+ Ở ở... Ai xui mà con sáo cái nò sang sông cái nò sang sông. Cho nên mà con sáo ở ở sổ lồng cài kìa bay xa cái kìa bay xa, cái lý em ở, cái lý chàng đi... (Lý con sáo sang sông)
+ Bẻ một nhành cây nhành cây trứng cá để đem vô trường chia trái cho em/ Em như mưa như sương như gió như khói như mây, tôi chết giấc lao đao chìm vào trong đôi mặt dại khờ/ Vai em gầy, yếu đuối mong manh như từng gân lá, anh che chở cho em, anh vuốt ve và hôn lấy vai em, nép đầu vào vai hát hù hú hù hu hù hu.../ Mây hôn phớt vào mặt ta như nụ hôn em đắng cay dịu ngọt thế. Ta xiết mây vào lòng nghe cả trời thương nhớ.../ Anh tặng cho ta đóa hồng mong manh trong suốt trinh nguyên, một lần cuối, rồi em yếu đuối tan vào gió mưa gửi lại... (Nửa mùa)
+ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ giàng phần ai? (Nước chảy mây trôi).
+ Chớ ầu ơ... Cây khô chưa dễ mọc chồi ... (Hiu hiu gió bấc)
+ Ô vui quá xá là vui... (Huệ lấy chồng)
+ Chớ bìm bịp kêu nước lớn chớ em ơi. Buôn bán không lời... chớ buôn bán không lời... chèo chống mỏi mê... (Biển người mênh mông)
+ Ước gì mình đừng ngăn cách ước gì nhà mình chung vách, anh... khoét tường... hú hí với em (Một trái tim khô)
Nguyễn Ngọc Tư đã vận dụng khéo léo những chất liệu dân gian và lời bài hát khi xây dựng lời thoại nhân vật khiến lời thoại nhân vật cá tính và sinh động.
Ví dụ 97:
- Ông nói vậy cho ba mát lòng chứ cực nỗi gì. Ông đi nước ngoài như cơm bữa. Ở nhà máy lạnh, ra đường đi xe máy lạnh, tới công ty chui vô phòng máy lạnh, đi nhậu cũng nhà hàng máy lạnh. Ai như ba, đầu tắt mặt tối, mưa nắng dầu dãi, nghèo vẫn hoàn nghèo. Thôi bỏ chuyện đó, vô cái này đi ba. [2, 31]
Những câu thành ngữ khiến lời thoại nhân vật trở nên đầy ý nhị của sự nhắc nhở. Chỉ với ba thành ngữ nhưng chiều sâu ý nghĩa lời thoại trở nên sâu sắc. Anh ta tỏ ra cảm thấy bất mãn cho ba khi sống cuộc đời lam lũ, vất vả vầy mà đời vẫn nghèo, vẫn khó.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã tập trung tìm hiểu và chỉ ra được những giá trị của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Lời thoại nhân vật cùng với lời kể của người kể chuyện đã đem lại giá trị: trước hết là khắc họa tính cách con người Nam Bộ; thứ hai: lời thoại nhân vật thể hiện không gian Nam Bộ và thứ ba: lời thoại nhân vật thể hiện phong cách nhà văn. Sau khi tìm hiểu chúng tôi rút ra một số nhân xét sau:
1. Thông qua lời thoại nhân vật, mỗi nhân vật hiện ra với những tính cách, những số phận khác nhau. Ở họ mỗi người một phận, mỗi người một tính. Mỗi người mang một nỗi đau riêng và mang một nỗi cô đơn riêng. Với người nông dân đó có thể là nỗi cô đơn do bi kịch trong tình yêu gia đình như Tôi, Điền trong Cánh đồng bất tận, ông Chín trong Dòng nhớ, ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải, ông Năm Nhỏ trong
Cải ơi... nhưng ở họ lại luôn dạt dào những yêu thương và khát khao tình cảm cháy bỏng. Với người nghệ sĩ, họ cống hiến cho nghệ thuật bằng những con đường và cách thức khác nhau. Nhưng ở họ ta nhận thấy một tình yêu nghệ thuật đến cháy bỏng, một cốt cách nghệ sĩ trân trọng. Đó là Phi trong Lý con sáo sang sông, là Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc, là Điệp trong Chuyện của Điệp... Với người trí thức, trong họ lại là những ý nghĩ sai lệch, nỗi cô đơn mà họ tìm cách chạy trốn. Họ không dám đối diện với thực tại như Văn trong Hiu hiu gió bấc; tự biện minh, tự lý giải như Tôi trong Nỗi buồn rất lạ và đôi khi học quên đi tất cả như nhân vật Hậu trong Một trái tim khô.
Mỗi nhân vật một số phận, một cá tính và nếu ghép những mảnh đời này biết đâu ta có thể có được một câu chuyện dài hoặc có thể có được những bức tranh liên hoàn kể về những cảnh đời éo le, lâm li, oan trái.
2. Qua lời thoại nhân vật, chúng tôi rất ấn tượng với thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cái không thể thiếu và luôn ẩn hiện trong lời thoại nhân vật chính là không gian sông nước Nam Bộ. Sông từ bốn phía, nước ở tứ bề. Phải chăng nước là nền, sông là dòng cho lời thoại nhân vật tuôn chảy. Khung cảnh rộng lớn của Nam Bộ được bao bọc bởi những dòng sông. Những dòng sông đổ đi muôn
hướng và theo nó là cả một thiên nhiên mênh mông sông nước huyền ảo. Dòng sông ôm lấy đồng bằng châu thổ sông Cửu Long tạo nên một vùng phù sa màu mỡ của những đồng lúa thẳng cánh cò bay. Màu xanh non của mạ, màu xanh đậm của lúa con gái, màu bàng của lúa chín tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhưng bức tranh ấy lại rất thực chứ không xa lạ. Thiên nhiên đôi khi cũng khắc nghiệt nhưng không đến nỗi tạo ra sự chết chóc. Có thể nói qua ngôn ngữ nhân vật, không gian Nam Bộ hiện lên thật sinh động, cụ thể, đặc thù Nam Bộ.
3. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cá tính, một giọng điệu riêng trong truyện ngắn của mình. Chị là một nhà văn có khả năng trong việc phân tích, lí giải và tìm cho bản chất những con người hiện đại. Và với cái nhìn sâu sắc, đầy tình người chị gián tiếp lý giải và chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người. Từ đó cho thấy cách nhìn nhận con người của Nguyễn Ngọc Tư rất tinh tế, sâu sắc. Chị nhìn nhận cuộc sông ở phần bản chất với những biểu hiện sinh động như nó vốn có.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để có một đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu lời thoại nhân vật với tư cách là phương tiện để thể hiện tính cách nhân vật - một vấn đề đang được quan tâm trong nghiên cứu hội thoại - là mong muốn của chúng tôi. Quá trình xử lý đề tài cũng cho chúng tôi thấy được thế giới nhân vật trong truyện ngăn của Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, đa dạng, mỗi người một vẻ, không ai giống ai.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những lí luận ngôn ngữ có liên quan bao gồm các vấn đề: ngôn ngữ văn học, nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật, lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại đối với việc lựa chọn ngôn từ, cách kết hợp từ ngữ trong lời thoại của nhân vật.
Việc thực hiện đề tài đã dẫn đến một số kết luận sau đây:
1. Qua khảo sát và phân loại lời thoại nhân vật trong 26 truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy lời thoại nhân vật xuất hiện với tần số cao, biểu hiện đa dạng không đồng đều ở từng nhân vật nói riêng và ở các truyện ngắn nói chung. Những truyện ngắn có tấn số xuất hiện lời thoại cao như: Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khắc khoải, Chuyện của Điệp...
Trong truyện ngắn lời thoại nhân vật biểu hiện khá đa dạng. Điều này thể hiện rõ qua việc thống kê và phân loại. Lời thoại nhân vật tồn tại ở cả hai hình thức là đối thoại và độc thoại. Trong lời đối thoại, lời thoại nhân vật xuất hiện cả ở song thoại và đa thoại. Lời độc thoại của nhân vật biểu hiện rất đa dạng. Độc thoại bao gồm độc thoại thường và độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm lại được chi thành ba dạng: độc thoại nội tâm nửa trực tiếp, độc thoại nội tâm dòng ý thức và độc thoại nội tâm nửa trực tiếp.Có thể nói nhờ hình thức biểu hiện lời thoại đa dạng như trên mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng được thế giới nhân vật đa dạng, đông đảo, đầy cá tính. Qua khảo sát chúng tôi nhân thấy các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trao đổi với nhau về nhiều vấn đề riêng tư, cá nhân và đôi khi là vấn đề mang tính tập thể...
2. Lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đa dạng trong biểu hiện lại xuất hiện với tần số cao nên chứa đựng nhiều giá trị.
Nhà văn đã dùng lời thoại nhân vật như một phương tiện hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đa dạng và đông đảo. Tuy nhiên có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư đã rất dụng công trong việc đem đến cho nhân vật của mình một giọng điệu riêng, một thế giới riêng. Và minh chứng là nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư rất sống động, sắc nét và đa diện. Qua lời thoại nhân vật, Nguyễn Ngọc tư còn giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất con người thời đại mới.
Cùng với việc sử dụng lời thoại là phương tiện khắc họa cá tính nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư cũng đồng thời phản ánh hiện thực cuộc sống. Có thể nói qua lời thoại nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đa dựng lên một bức tranh rộng mớn về đời sống nông thôn Nam Bộ trong đó có những khoảng tối, sáng đan xen.
Ngoài ra lời thoại nhân vật còn kết hợp với nhiều yếu tố xây dựng tác phẩm như: nhân vật, giọng điệu... để góp phần thể hiện, làm rõ một số nét phong cách trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ở một vài phương diện như: cái nhìn nhận diện tỉnh táo, đa diện; Cách lí giải sâu sắc những vấn đề xã hội; khả năng khám phá bản chất con người ở những tầng sâu kín nhất.
3. So với các nhà văn đương thời, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trong lòng độc giả. Người độc nhận ra chị không phải từ chất giọng nhẹ nhàng, tình cảm mà hơn thế là chất giọng Nam Bộ đậm đặc. Và có thể nói thông qua việc tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật đã chứng mình chị là "hiện tượng lạ", "Quả sầu riêng của miệt vườn Nam Bộ"
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tác phẩm
1. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cách đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2008. 2. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, 2008.
3. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008.
II. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên)(1983), Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long. 2. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 +2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bàn về văn học (2006), Nxb Văn học, 1965.
4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hài Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học - ngữ dụng, tập2,NxbGiáo dục,HN.
6. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1962), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc Lang (1983), Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và ngôn ngữ toàn dân, Ngôn ngữ, số 1.
9. Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt,NxbVHTT, HN. 10. Hữu Đạt (2006), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb DDHQGHN, Hà Nội. 11. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 14. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXb ĐHQGHN, Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)(2002), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb GD, HN.
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (chủ biên), (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng (2008), Từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn.
18. Phạm Văn Hảo (1979), Bàn Thêm về một số đặc điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong từ điểm phổ thông, tập 1, Ngôn ngữ, số 2.
19. Phạm Văn Hảo(1998), Hiệu quả việc sủ dụng từ địa phương, Ngôn ngữ và đời sống, số 3.
20. Phạm Văn Hảo – Nguyễn Tài Thái (2004), Sự xâm nhập của từ ngữ địa phương Miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 – 197, Ngôn ngữ và Đời sống.
21. Cao Xuân Hạo(2003), Mấy vấn đề về ngữ âm-ngữ pháp-ngữ nghĩa, NxbGD,HN 22. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng, Nxb GD, HN. 23. Nguyễn Thị Hoa (2008), Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện “Cánh đồng bất tận”, Kỷ yếu sinh viên khoa học toàn quốc, Huế.
24. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb GD, Hà Nội.
25. Nguyễn Thái Hòa(2005), Từ điển tu từ - phong cách –thi pháp học,NxbGD,HN. 25. Nguyễn Thái Hòa(2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, ,NxbGD, HN.
26. Trần Thị Minh Huệ (1998), Phương ngữ Nam Bộ trong một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ, Hà Nội.
27. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội.
29. Lê Thanh Kim (2002), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
30. Đinh Trọng Lạc(1988), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,NxbGD,HN
31. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, HN. 32. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, HN. 33. Trần Thị Ngọc Lang (1998), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội.
34. Nguyễn Hoàng Linh (2009), Sự thể hiện phép lịch sự qua nhân xưng từ trong lời thoại của tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”,Đề tài NCHK,Trường ĐHSP TN
35. Trần Thị Kim Loan (2008), Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học An Giang.
36. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, LA Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, (2006), Lí luận văn học, Nxb GD, Hà Nội
37. Nguyễn Thị Trà Mi (2007), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy