Dựa vào phương thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Dựa vào phương thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật

Dựa vào phương thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật trên văn bản, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại lời thoại nhân vật trong 3 tập truyện ngắn với 26 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Kết quả thu được như sau:

BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHẬN LOẠI LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

(Dựa vào cách thức thực hiện chức năng giao tiếp của lời thoại nhân vật)

STT Truyện ngắn Tổng số lời thoại NV (lƣợt)

Đối thoại Độc thoại Lƣợt % Lƣợt %

1 Cải ơi 56 32 57.1 24 42.9

2 Thương quá rau răm 53 34 64.2 19 35.8

3 Hiu hiu gió bấc 46 30 65.2 16 34.8

4 Huệ lấy chồng 55 35 63.6 20 35.4

5 Cái nhìn khắc khoải 76 33 43.4 43 56.6

6 Nhà cổ 48 30 62.5 18 37.5

7 Mối tình năm cũ 30 13 43.3 17 56.7

8 Cuối mùa nhan sắc 55 36 65.5 19 34.5 9 Biển người mênh mông 54 33 61.7 21 38.9

10 Nhớ sông 44 21 47.7 23 52.3

12 Duyên phận so le 30 14 46.7 16 53.3

13 Một trái tim khô 42 21 50 21 50

14 Cánh đồng bất tận 153 74 48.4 79 51.6 15 Ngọn đèn không tắt 51 43 84.3 8 15.7

16 Cỏ xanh 52 43 82.7 9 17.3

17 Nỗi buồn rất lạ 28 25 89.3 3 10.7

18 Chuyện của Điệp 34 20 58.8 14 41.2

19 Ngổn ngang 31 22 71 10 39

20 Lý con sáo sang sông 53 49 92.5 4 7.5

21 Lỡ mùa 42 29 69 13 31

22 Chiều vắng 33 8 24.2 25 75.8

23 Nửa mùa 31 10 32.3 23 67.7

24 Bến đò xóm Miễu 34 22 86.2 9 13.8

25 Đau gì như thể 67 49 64.2 24 35.8

26 Nước chảy mây trôi 35 17 48.6 18 51.4 Căn cứ vào cách thức thực hiện chức năng giao tiếp, lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được chia thành lời đối thoại và lời độc thoại. Lời đối thoại và lời độc thoại xuất hiện trên toàn bộ 26 truyện ngắn khảo sát. Điều này cho thấy: lời thoại của nhân vật được thể hiện khá đa dạng và phong phú trong việc thực hiện chức năng giao tiếp. Từ đó làm cho tính chất các cuộc thoại trở nên phong phú, uyển chuyển, tự nhiên. Khảo sát 1316 lượt lời thoại nhân vật, chúng tôi nhận thấy số lượng các lời đối thoại xuất hiện nhiều hơn so với lời độc thoại. 791 lượt/1316 lượt, chiếm 60, 4% lượt lời thoại nhân vật.

Lời đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn không đồng đều nhau. Có những truyện lời đối thoại chiếm tỉ lệ rất cao như: Lý con sáo sang sông: 92,5%, Nỗi buồn rất lạ: 89,3%, Ngọn đèn không tắt: 84,3%... Tuy nhiên có những truyện lời đối thoại của nhân vật chiếm tỉ lệ thấp như: Chiều vắng: 24,2,%, Nửa mùa: 32,3%... Ngoài ra phần lớn các truyện lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật tương đương hoặc hơn kém nhau không quá chênh lệch.

Ví dụ 4: Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người cười héo hắt, "Ăn bám mà kéo theo cả bầy". Thàn cười hề hề, bảo "ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm".[1,7].

Lời độc thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện ít hơn so với lời đối thoại: 525 lượt/ 1316 lượt, chiếm 49,6% tổng số lượt thoại của nhân vật. Sự xuất hiện lời độc thoại của nhân vật trong các truyện chiếm tỉ lệ không đều nhau. Có truyện tỉ lệ độc thoại của nhân vật chiếm ưu thế như: Chiều vắng: 75,8%, Nửa mùa: 67,7%... Có truyện tỉ lệ độc thoại của nhân vật thấp như: Nỗi buồn rất lạ: 10,7%, Ngọn đèn không tắt: 15,7%.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 5: Nghĩ buồn cười, sao mấy cụ già này cứ đinh nình là nước chảy một dòng. Bao nhiêu nảm? Bao nhiêu mùa? Mười, hai mươi, ba mươi... Cái đầm bà tương đằng trước Xóm Xẻo quê mình hồi xưa sâu biết bao nhiêu giờ đã cạn, xuống lớn men theo lạch mới chạy được. Mớ đước già ven Đầm đã không còn nũa dù chỉ một bóng cây, ngày xưa xinh đẹp bao nhiêu giờ đã cởi cằn. Trời đất thay đổi, huống chi con người. [2, 32]

Sự chênh lệch của việc thể hiện lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là do ý đồ nghệ thuật của tác giả trong việc chuyển tải nội dung. Những truyện ngắn có tỉ lệ đối thoại cao thường là những truyện mà nội dung chỉ xoay quanh một chủ đề và các nhân vật trao đổi đương diện với nhau để làm sáng tỏ vấn đề có sẵn hoặc ít gây tranh cãi. Chẳng hạn: truyện ngắn Lý con sáo sang sông là câu truyện chỉ xoáy vào chủ đề tình yêu của Phi và Út Thà. Các nhân vật đối thoại trực tiếp với nhau để giải tỏa một sự thật mà các nhân vật đều chấp nhận. Tuy nhiên có những truyện tỉ lệ đối thoại ít bởi lẽ trong những truyện ngắn đó nội dung câu chuyện là vấn đề chưa rõ hoặc nhạy cảm của nhân vật với những suy tư, trăn trở. Vì vậy lời độc thoại của nhân vật trong những truyện ngắn này thường chiếm tỉ lệ cao. Có thể nói nhờ có những lời độc thoại nội tâm này nhà văn xây dựng cho mình thế giới nhân vật đa dạng, phong phú hơn mà ở đó mỗi nhân vật là một cá thể không thể lẫn. Chẳng hạn: truyện ngắn Chiều vắng có tỉ lệ độc thoại cao (75,8%) có thể là do nội dung câu chuyện là vấn đề phức tạp trong cuộc sống gia đình với những hờn ghen,

oán giận sâu sắc. Cho nên các nhân vật ít giao tiếp đương diện. Các nhân vật chủ yếu độc thoại nhằm thể hiện suy tư, suy nghĩ của mình. Dì Út Thu Lý thì cả đời khắc khoải, chờ mong; cậu Tư Nhớ cả đời chìm trong nỗi đâu và oán hận...

Như vậy có thể nói lời thoại của nhân vật thể hiện rõ nét cá tính, đời sống nội tâm của nhân vật ở nhiều phương diện khác nhau: lời đối thoại trong hoạt động tiếp xúc với nhân vật khác; Lời độc thoại thể hiện riêng cá nhân nhân vật.

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 51 - 54)