7. Cấu trúc luận văn
3.3. Lời thoại nhân vật góp phần thể hiện phong cách nhà văn
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo. Cho nên để đánh giá một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo hay không chúng ta không thể không xem xét khả năng và hiệu lực qua việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.
Phong cách nghệ thuật chính là cách nhìn nhận, đánh giá độc đáo, mới mẻ mang tính phát hiện của nhân vật về hiện thực. Cách nhìn này không chỉ thể hiện tình cảm của nhân vật đối với đời sống mà còn thể hiện những suy tư trong bản thân nhà văn. Nhà văn thể hiện cách nhìn nhận độc đáo có tính chất phát hiện này bằng hệ thống các phương tiện biểu hiện thích hợp như: ngôn ngữ, nhân vật, giọng điệu... Và dù lối biểu hiện đó có đa dạng đến đâu thì nó vẫn mang tính thống nhất, tính phát triển và tính kế thừa.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bị hấp dẫn bởi nhiều lí do. Trong đó, điều thật sự làm ta ấn tượng nhiều nhất chính là cách sử dụng ngôn từ (đặc biệt là qua lời thoại nhân vật). Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện một số nét phong cách của nhà văn tài năng này.
Nguyễn Ngọc Tư là một trong số rất ít nhà văn đương đại hay viết về nông thôn Nam Bộ. Và cũng là một trong số rất ít các nhà văn gặt hái được những thành công trên con đường văn chương hiện đại. Đọc truyện của chị, người ta thực sự thấy văn chị có cái Tâm chảy tràn. Hiện thực cuộc sống mà chị tái hiện trong tác phẩm đa dạng, phức tạp nếu không muốn nói là đồ sộ. Người đọc có cảm giác chị phải thấu hiểu tường tận mọi ngõ ngách của cuộc sống con người Nam Bộ, phải có khả năng
tổng hợp khái quát tuyệt với mới có thể viết lên những trang văn đầy chất sống động như vậy. Mỗi truyện ngắn của chị là một mảnh của hiện thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời để làm nên xã hội muôn màu. Chị đã để nhân vật của mình bị cuốn phăng đi trong dòng đời bất cưỡng, quanh quẩn trong rạch ngòi Hậu giang chằng chịt và nói lên các vấn đề của cuộc sống đương thời. Ở đây, ta bắt gặp trong lời thoại nhân vật các vấn đề không chỉ của thời hiện đại mà của cả thời quá khứ xa xôi; không chỉ các vấn đề có cá tính riêng lẻ mà còn có cả những vấn đề mang tính chất quốc gia, dân tộc.