Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 39 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Ngôn ngữ nhân vật

a. Khái niệm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện quan trọng được nhân vật sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”

(16, 279). Với quan niệm này thì ngôn ngữ nhân vật vừa thể hiện đặc điểm riêng của mỗi nhân vật nhưng đồng thời vô hình chúng cũng góp phần phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một lớp người, lớp nghề nghiệp… với giai cấp và trình độ khác nhau.

b. Đặc điểm

Ngôn ngữ nhân vật có một số đặc điểm sau:

- Dù tồn tạo dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, có lời ăn tiếng nói riêng. Mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa…

- Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: Nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật. Hoặc cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhà văn thích nói tới kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương.

- Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.

c. Chức năng

Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học có rất nhiều chức năng . Có thể kể ra một số chức năng cơ bản sau:

- Chức năng phản ánh hiện thực ngoài nhân vật.

- Chức năng như một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác.

- Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tư tưởng, đối tượng suy tư của tác giả.

- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật.

d. Phân loại

Ngôn ngữ nhân vật không chỉ xuất hiện như một phương tiện để thể hiện tính cách mà còn góp phần làm cho bức tranh phong tục thêm sinh động. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh thì “Thế giới bên trong của nhân vật không chỉ được phát hiện bằng ý nghĩa lôgíc của lời nói, mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói”. Có thể phân loại ngôn ngữ nhân vật như sau:

Căn cứ vào hình thức tồn tại của lời nói trong văn bản, ngôn ngữ nhân vật được chia thành 3 dạng:

- Lời nhân vật được trình bày sau dấu gạch đầu dòng: VD: "Một bữa, mưa nhiều, lúc ông đội áo đi, chị dặn:

- Mưa lúc nầy gầm dữ quá, sét nhiều, anh Hai nhớ vô sớm nghen. Ông gật đầu, day qua day lại:

- Cô Út thôi đừng hứng nước mưa nữa, hỏi chừng mai mốt tôi đi, ai mà uống". (Cái nhìn khắc khoải - Nguyễn Ngọc Tư) - Lời nhân vật được trình bày cùng hàng có thể coi là lẫn với lời tác giả:

VD: "Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói ổng đừng mắc công tìm con Cải chết ngắc rồi. Sao tui thù con nhở đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm...Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng. Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài...". (Cải ơi-Nguyễn Ngọc Tư)

- Lời nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác giả, dấu hiệu hình thức là dấu ngoặc kép:

VD: "Họ thương nhau từ lúc hai người mới hai hai, hai bốn tuổi. Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông. Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vui. Má chị

Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: "Anh Hết hổng đượcchỗ nào hả má?" "Ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được không. Bây quen được tưng tiu mà".

(Hiu hiu gió bấc - Nguyễn Ngọc Tư)

Căn cứ cào cách thể hiện chức năng giao tiếp, người ta chia ngôn ngữ nhân vật làm hai loại:

Ngôn ngữ đối thoại: là kiểu hội thoại tích cực, mặt đối mặt giữa các nhân vật hội thoại tức là các nhân vật tham gia hội thoại phải đương diện giao tiếp trao đáp với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe chứ không thông qua một khâu trung gian nào. Đối thoại diễn ra ở những địa điểm xác định, ở không gian và thời gian cụ thể. Hay nói cách khác thì ngôn ngữ đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương hoặc đa phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác, cử chỉ biểu cảm.

Ngôn ngữ độc thoại: Bao gồm độc thoại thường và độc thoại nội tâm.

- Độc thoại thường: chỉ có một nhân vật phát biểu còn các nhân vật khác chỉ nghe nhưng không phát biểu, không có lời đáp lại. Là lời nói một mình trước sau không có lời đáp.

- Độc thoại nội tâm: Là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình không nhằm tới người khác. Mình nói chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng khác, một suy nghĩ khác mà không tác động qua lại giữa người với người. Nó có thể xuất hiện trong một thể thống nhất với những câu văn mạch lạc chặt chẽ cũng có khi là những ý kiến mơ hồ lộn xộn.

Theo một số nhà nghiên cứu thì có nhiều cách để phân loại độc thoại nội tâm: + Xét về bình diện thể hiện:

Độc thoại nội tâm ngắn: Loại độc thoại này chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc, gồm một vài từ, một vài cụm từ hay tối đa là một câu ngắn.

Độc thoại nội tâm dài: Loại độc thoại này xảy ra trong một thời gian dài hơn, gồm vài ba câu trở lên cho đến một đoạn dài, thậm chí có khi dài tới vài trang tạo

thành cả một chương sách, kiểu độc thoại này thường xuyên xuất hiện ở những nhân vật có sự mâu thuẫn, giằng xé nội tâm.

+ Xét về nội dung thể hiện

Độc thoại nội tâm trực tiếp: Đây là kiểu độc thoại mà lời của nhân vật được nói ra trong ý nghĩ và thường được dự báo trước bằng những lời như: “Tự nhủ”, “Nghĩ thầm”, hoặc nhân vật tự nói to lên với chính mình.

Độc thoại nỗi tâm nửa trực tiếp: Kiểu độc thoại nội tâm mà tác giả trực tiếp nói lên trạng thái tâm lí của nhân vật nhưng đến một lúc nào đó giọng tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật khiến cho ta khó phân biệt rạch ròi.

+ Xét về chức năng tâm lí:

Độc thoại nội tâm hướng nội: Kiểu độc thoại mà thông qua đó nhân vật tự ý thức, tự vấn lượng tâm, tự phê phán và tự đánh giá bản thân mình.

Độc thoại nội tâm hướng ngoại: Đây là những doạn độc thoại nhân vật tự bộc lộ cách nhìn, cách đánh giá của mình đối với những người xung quanh với xã hội và với những biến cố, hiện tượng đã và đang xảy ra.

Căn cứ vào biện pháp diễn đạt của lời văn người ta còn đưa ra một dạng khác của ngôn ngữ nhân vật là lời nửa trực tiếp.

Ví dụ: "Huệ gật đầu, ừ, mát, gió chạy nghe thông thống trong lòng. Nghe rõ ràng mùi xoài cát trái mùa chín son ngoài song cửa".

(Huệ lấy chồng - Nguyễn Ngọc Tư)

Lời nửa trực tiếp là lời văn của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật gây ấn tượng về sự hiện diện của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật.

Với tất cả những hình thức đó nhà văn có thể tái hiện một cách chân thực toàn bộ thế giới tâm hồn và cuộc sống của hiện thực lên trang văn qua việc thể hiện nhân vật.

1.4. Đôi nét về Nguyễn Ngọc Tƣ

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976) là một nữ nhà văn trẻ đồng bằng sông Cửu Long nhưng tác phẩm liên tục ra đời và liên tục đạt những giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam. Văn của chị không chỉ thu hút độc giả mà còn thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu, phê bình… Nguyễn Ngọc Tư trở thành một trong số ít những cây bút trẻ hiện nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Có thể nói, với những truyện ngắn ở giai đoạn đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại trong bối cảnh văn chương hiện nay quá chú trọng vào khai thác những mảng đề tài về hiện thực cuộc sống đang diễn ra với những bụi bặm, va chạm và nóng bỏng của đời thường.

Có thể nói, thành công đầu tiên đến với Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu từ tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000) – tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức. Từ thành công này, Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước đi mạnh dạn hơn. Nhiều tác phẩm của chị liên tục xuất hiện như: Ông Ngoại (tập truyện thiếu nhi), 2001; Biển Người mênh mông (tập truyện), 2003; Giao thừa (tập truyện), 2003; Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí), 2004; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

(tập truyện), 2005…Và đặc biệt năm 2005 Nguyễn Ngọc Tư “đánh ùm” một tiếng trong làng văn Việt Nam với sự xuất hiện của “Cánh đồng bất tận”. Từ đây cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã làm dấy lên mối quan tâm trong giới phê bình văn học và trở thành đề tài trong các câu chuyện văn chương. Trên các mặt báo như: Văn nghệ, Tuổi trẻ, Lao động, Công an nhân dân, Sài Gòn tiếp thị và các trang Web liên tục xuất hiện những bài phê bình, bình luận về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và

“Cánh đồng bất tận”. Họ bàn tán về cô, tranh luận, bình phẩm về cô với nhiều thang bậc đánh giá. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê cho rằng: “Từ thực tế cuộc sống, nhà văn có tạo được “thế giới nghệ thuật” của riêng mình, khi đó tác phẩm mới có sức dẫn dụ người đọc. Tôi nghĩ “Cánh đồng bất tận”; là một tác phẩm như thế. Và có thể nói, “Cánh đồng bất tận” là của riêng Nguyễn Ngọc Tư, là một khái niệm văn học chứ không phải là một khái niệm về địa lý, là một hoàn cảnh văn học được tưởng

tượng ra bằng cơ sở của khái niệm tuổi thơ của …Nguyễn Ngọc Tư” (ý của Mạc Ngôn, tác giả của Đàn hương hình, Báu vật của đời). Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, với “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã “đưa ngòi bút của mình ra khỏi nhà, khỏi xóm, đến với cánh đồng. Hình như phải sống giữa trời đất mới ra con người Nam Bộ, cả sự ngang tàng lẫn nỗi đớn đau…Nguyễn Ngọc Tư đã ném mình và nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời xem họ vật lộn như thế nào. Và cả nhà văn cùng nhân vật đã thành công…”.

Song không chỉ nhận được lời khen, “Cánh đồng bất tận” cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Không ít người gán cho nhà văn có “vấn đề”. Trên báo Tuổi trẻ (ngày 30/11/2005), bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nới rằng mình “cảm thấy nuối tiếc, hụt hẫng, cảm thấy như mình vừa mất đi một niềm tin chẳng hạn” khi “ Nguyễn Ngọc Tư đã là một cơn gió mát rượi của đất phương Nam bỗng trở thành cơn lốc, xoáy lên, chướng lên trên “Cánh đồng bất tận”. Ông cho rằng ở đây Nguyễn Ngọc Tư như “muốn nhân danh cái gì đó, dàn xếp cái gì đó, tô đậm cái gì đó, rồi dùng văn chương khuôn đúc nó lại”. Tuy nhiên vượt lên trên tất cả, Nguyễn Ngọc Tư vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ, khích lệ, động viên. Trên báo Tuổi trẻ (ngày 25/11/2005), nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết tâm sự: “Cánh đồng bất tận khiến tôi thấy nhớ nhiều chuyện quá – văn chương mà đánh thức kỉ niệm trong lòng người đọc và gợi cho người đọc nhiều điều là điều rất hiếm. Đó là sức mạnh của văn chương, không phải nhà văn nào cũng làm được. Với tôi, “Cánh đồng bất tận” là như vậy”.

Độc giả Trần Thụy Anh Trang đã viết cho nhà văn một bức thư nhan đề “Đừng dừng lại nghe chị”, với những dòng nhắn gửi đầy tâm huyết: “Hãy tiếp tục góp nhặt những vụn vặt phũ phàng, nhẫn tâm, độc ác của cuộc sống để tạo nên những đứa con tinh thần gai góc, ngang tàng”. Độc giả Trần Hữu Dũng, một Việt kiều Mĩ đã thể hiện sự yêu thích văn Nguyễn Ngọc Tư bằng việc thu thập các bài rải rác của chị trên web và lập nên trang web về chị. Lý giải việc yêu thích văn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Hữu Dũng tâm sự: “Trước hết, cô là một nhà văn có biệt tài, trong văn phong cũng như trong những nhận xét vô cùng tinh tế của cô, ai đọc cô cũng thấy điều đó. Thứ nữa là sự chân thật, đôn hậu, trong sáng tỏa ra từ những gì cô viết (cả truyện lẫn bút ký).

Nhưng có thể điều làm người miền Nam như tôi xúc động nhất là những phương ngữ, phương ngôn mà cô dùng. Tôi chưa bao giờ sống gần như trọn vẹn lại thời thơ ấu, ở quê hương tôi, như khi tôi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư” và ông tin rằng: “Mỗi lần về nước tôi thích giao du với các bạn trẻ. Ở họ, và nhất là những người như Nguyễn Ngọc Tư, tôi thấy tương lai một nước Việt Nam làm tôi vui và tin tưởng”.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng, “Cánh đồng bất tận” đã chia sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thành hai đoạn trước và sau nó. Cũng theo ông thì với “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư “đã bắt đầu chạm vào vỉa tầng cuộc sống của vùng đất cô sống và viết văn”. Có lẽ nhận thấy sự thay đổi “tận gốc rễ” của nhà văn trẻ Cà Mau, nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố rằng ông đặt kì vọng vào chính những người trẻ dám thử nghiệm như thế và hi vọng họ sẽ là người góp phần thay đổi bộ mặt văn học tẻ nhạt hôm nay.

Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tư được Hội Nhà văn đề cử và là nhà văn trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng văn học của khối Đông Nam Á tại Thái Lan. Chị cũng được Hội Nhà văn đề cử vì những đóng góp của chị vào đời sống văn học Việt Nam khoảng 10 năm gần đây. Có thể khẳng định: qua sự thành công của các tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư đã xây nên sự độc đáo trong văn của mình. Sự độc đáo của

“qủa sầu riêng” của miệt vườn Nam Bộ - Nguyễn Ngọc Tư.

Tiểu kết

Trong chương này chúng tôi trình bày những lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận cho luận văn. Đó là lý thuyết về ngôn ngữ văn học, lý thuyết hội thoại, lý thuyết về phương ngữ tiếng Việt, lý thuyết về nhân vật văn học và ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư để làm cơ sở cho việc tìm hiểu bước đầu trong việc tìm hiểu thế giới nhân vật của chị. Những vấn đề lý thuyết trên sẽ được chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Chƣơng 2

CÁCH THỂ HIỆN LỜI THOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

Nhân vật văn học là những đối tượng được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó có thể là những con người được miêu tả chi tiết

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 39 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)