7. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Qua lời thoại nhân vật, tác giả gián tiếp lý giải và chỉ ra những nguyên nhân
nhân của vấn đề nảy sinh trong cuộc sống con người
Qua lời thoại của một số nhân vật như: Tôi trong Cánh đồng bất tận, bà ngoại Điệp trong Chuyện của Điệp, ông Sáu trong Biển người mênh mông, Xuyến trong
Duyên phận so le... Nguyễn Ngọc Tư đã lý giải nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn và bước đường lưu lạc của họ.
Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư để nhân vật Tôi thốt lên: "Không phải vậy, không phải vậy Điền ơi, tôi muốn kêu lên, tiếc là sự thất học khiến tôi không diễn đạt được bằng lời. Tôi không chắc lắm, nhưng dục tình và xác thịt không xấu xa, không đáng bị khinh bỉ, không phải là nguyên nhân đẩy chị em tôi đến cuộc sống này với những đổ vỡ này….[1, 139]. Lời độc thoại nội tâm dưới dạng trực tiếp, tự do của nhân vật Tôi gián tiếp chỉ ra nguyên nhân dân đến sự thất học, cô đơn và bế tắc của nhân vật. Đó chính là do những người làm cha làm mẹ.
Hay qua lời đối thoại của Hậu với Nhâm: "Ai cũng một thời điên vì qua sung sướng, quá đau khổ, vì danh vọng" [1, 150]. Đây có lẽ là lời thoại lý giải nỗi đau của từng nhân vật một cách rõ ràng, chân thật nhất.
Qua tìm hiểu lời thoại nhân vật, chúng tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn nhận và lý giải các vấn đề xã hội một cách sắc nét, mới mẻ và đầy thuyết phục. Và khi đưa ra những nhìn nhận, lí giải đó, trong lời thoại nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư cũng rất hay đưa ra triết lí, những lời khuyên:
Ví dụ: + Triết lì vì lẽ sống làm người: "Con muốn diễn hay thì phải sống nhân ngãi đã. Mình sống có tình đóng vai nào cũng dễ, con à" [3, 44]
+ Triết lí về lẽ được mất: "Ngoại dạy, cái gì của mình trước sau gì cũng của mình, cái gì không phải của mình đừng giành giật uổng công" [3, 48]
+ Triết lí về cuộc đời người đàn bà: "Dì quay quắt. Má tôi chút nữa bật khóc, bà cố nén nghẹn ngào: - Đàn bà mình sao khổ vậy? [1, 131]
+ Triết lí về cuộc sống: "Sống một mình thì buồn lắm... [1, 107]
+ Triết lí về sự tha hóa: "Có tiền, giàu có, có quyền lực thì dễ hư hơn mà ba"
[2, 34]
Thế giới hiện thực có quá nhiều góc khuất và ngã rẽ, ở đó sự phân biệt phải trái, trắng đen không dễ. Và nhân vật muốn thể hiện được sự phức tạp đó phải tìm đến một thứ ngôn từ phức điệu đa thanh - trong đó bao gồm cả độc thoại và đối thoại. Với thứ ngôn từ phức điệu đa thanh đó các nhân vật tự tranh biện, tự lý giải và tìm ra chân lý cho riêng mình. Qua lời thoại, nhân vật có thể sống với những gì thật nhất
của mình. Và điều đó đã tạo cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một giọng điệu riêng, một quan niệm riêng.