7. Cấu trúc luận văn
2.2.2.2. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những cấu trúc ngữpháp riêng của phong cách
khẩu ngữ để xây dựng lời thoại nhân vật
a. Dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen như: mà, thì, rất là, ấy là, coi như... Ví dụ 36: Bất thần, Bông xô Lương té ngửa dưới nước. Đợi Lương vẹt đám rác trôi lều bều trên đầu lên. Bông nói:
- Mắc cười quá, mặc cười thiệt. Tới xấu xí khùng khịt như anh mà còn che tui nhơ nhớp đến nỗi không dám rờ. Trời ơi mắc cười quá...[3, 89]
Ví dụ 37: Ông nhằn "Đi chuyến này cốt là hỏi coi chuyện thằng Tư Đờ ra làm sao, về dưới bà coòn có hỏi còn biết đường nói, mà cũng không đâu vô đâu hết, tốn công..." Tôi cưới, vỗ lưng ông an ủi "Thì ba biết rồi còn cái gì, báo nói, đài nói, người ta
đồn đãi, không trúng mười thì trúng một, hai". Ông gạt ngang: "Nhưng tao muốn nghe thằng Tư nó nói, nói thẳng thắn, thật thà, nó phải nói với tao sao mà tới nông nỗi như vậy, nó phải trả lời bà con Xóm Xẻo, chổ bà con cưu mang nó mười mấy năm trời. Làm lớn cũng khổ tâm lắm..."[2, 39]
Ở ví dụ 36 lời thoại của nhân vật Bông sử dụng kết cấu "mà còn" để thể hiện thái độ mỉa mai, khinh mạn trước thái độc của Lương. Cấu trúc này không chỉ kẻo dãn lời thoại mà còn tạo nên sự tương liên theo quan hệ với nhau trong tâm trạng nhân vật.
Ở ví dụ 37 lời thoại nhân vật dường như được kéo dan nhờ vào cấu trúc chêm xen "thì..., còn..., mà...". Qua đó diễn tả tâm trạng băn khoăn, lo lắng về mục đích chuyến đi không thành. Trong lời thoại của người con sử dụng kết cấu "thì" tạo điều kiện cho nhân vật đưa ra giải pháp giải quyết tình huống thông thường cho người cha. Điều đó cho thấy nhân vật là một người trí thức nhưng lại hành xử theo kiểu tùy tiện và buông xuôi.
Có thể nói cách nói chêm xen "thì, là, mà, còn..." trong lời độc thoại hay đối thoại trên đã khiến cho câu văn trở nên dài dòng. Cách nói này rất phù hợp với kiểu "vừa nói vừa nghĩ" của người dân lao động. Với cách nói chêm xen này nhân vật có thể tự do liên tưởng, tự do kết dính những vấn đề khác nhau. Và thông qua đó nhân vật bộc lộ những trạng huống tâm lí và tính cách của mình một cách rõ nét.
b. Sử dụng cấu trúc "Mà" đầu câu
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta nhận thấy tác giả sử dụng rất nhiều các kiểu câu có kết cấu chữ "Mà" đứng đầu câu. Với việc sử dụng kết cấu này, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư có thể tự do chuyển lời, chuyển ý. Đây có thể nói là kết cấu đặc thù trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Ví dụ 38: Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thiu. [1,39]
Ở lời thoại trên ta nhận thấy với cấu trúc chữ "Mà", Huệ có thể nhanh chóng chuyển từ đối thoại sang đột thoại nội tâm trực tiếp, tự do. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm trạng "ngổn ngang" của Huệ trước ngày cưới.
Ví dụ 39: Buổi chiều, Thỏ chở sách vở, quần áo, búp bê... lại, kêu Huệ ngồi nó chải tóc cho, bảo thiếu con mẹ bê bối cho coi. Mà, mẹ ơi, con nghỉ chơi với ba rồi...[3,148]
Khác với lời thoại của nhân vật Huệ, lời thoại của nhân vật thỏ cũng sử dụng kết cấu "Mà" đứng đầu câu tuy nhiên lại nhằm chuyển hướng đề tài, thông báo một vấn đề quan trọng. Với cấu trúc này lời thoại của nhân vật Thỏ dường như cũng được kéo dãn ra, bớt đi tính chất nặng nề trong thông báo về ở với mẹ.
Với việc sử dụng kết cấu chữ "Mà" đứng đầu câu, lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dường như tự do hơn trong việc giao tiếp, linh hoạt hơn trong việc thể hiện tâm trạng và tự nhiên hơn trong cách nói.