Nguyễn Ngọc Tư sử dụng tất cả các kiểu câu: câu cảm thán, câu cầu khiến,

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 71 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1.Nguyễn Ngọc Tư sử dụng tất cả các kiểu câu: câu cảm thán, câu cầu khiến,

câu trần thuật, câu nghi vấn trong việc xây dựng lời thoại nhân vật

Việc tổ chức ngôn từ theo cấu trúc nhất định một mặt tạo điều kiện cho nhân vật giao tiếp thuận lợi và tạo ra những mã cấu trúc mà người đọc dễ dàng suy ý. Như vậy mỗi lời thoại nhân vật được sử dụng theo những cấu trúc cú pháp nhất định sẽ có vai trò riêng trong việc thể hiện suy nghĩ, tâm lý của nhân vật.

a. Câu cảm thán

Số lượng câu cảm thán của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là tương đối nhiều. Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp thì: "Câu cảm thán (Interjective sentence) là câu có mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói"

[15, 207]. Với hình thức xuất hiện luôn đi kèm với dấu châm than ở cuối câu, thật dễ để có thể nhận ra. Thường câu cảm thán xuất hiện trong những lời đối thoại, đôi khi xuất hiện ở lời độc thoại. Câu cảm thán giúp cho nhân vật thể hiện những thái độ ngạc nhiên, bất ngờ, những thái cực cảm xúc của nhân vật trong các tình huống.

Ví dụ 32: Trong đoạn đối thoại giữa Điền và Huệ, các nhân vật sử dụng câu cảm thán khá hiệu quả:

- Hồi sáng nầy, lúc đi chợ mua đồ về tao thấy ông Thi đi ngang nhà mình. Điền rũ cái áo bà ba hường là cái đèn chao ngọ, nó lên tiếng. Huệ ra bộ dửng dưng: - Ừ!

- Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm. - Ừ!

Điền trở giọng quạu quọ:

- Ừ, ừ hoài. Phải chuyện mầy với ổng mà thành, đám nầy vui biết bao nhiêu không. [1, 38]

Đọc đoạn văn, chắc chắn ấn tượng đầu tiên cho người đọc chính là hai câu trả lời liên tiếp của nhân vật Huệ "Ừ!" và câu nhắc lại của Điền "Ừ!". Với hai câu cảm

thán của Huệ, tưởng như đó là lời dửng dửng, không quan tâm, không cảm xúc. Nhưng với câu cảm thán "Ừ!" của Điền lại phá tan cái ý mà ta suy ra trước đó. Chắc chắn trong hai câu cảm thán kia, Huệ ừ đấy, dửng dưng đấy những lại có "sóng"

trong đó. Và như thế câu cảm thán "ừ" của Huệ đã diễn tả những trạng huống tình cảm trong cô đang đan xen với nhau: hờn dỗi có, dửng dưng có, không quan tâm có nhưng có cả yêu thương, nhớ nhung và kìm nén. Chỉ với những lời cảm thán ngắn nhưng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư với những tâm tư tình cảm hiện lên rõ nét. b. câu cầu khiến

Theo Nguyễn Thiện Giáp trong "Cơ sở ngôn ngữ học " thì: "Câu cầu khiến (Interjective sentence) là câu có đích nêu ra yêu cầu, nguyện vọng của người nói".

[15, 207]. Trên cở sở này, chúng tôi nhận thấy câu cấu khiến mà nhân vật sử dụng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là khá nhiều. Câu cầu khiến thường được sử dụng trong những lời đối thoại của nhân vật và những câu này thường biểu thị nội dung ra lệnh, khuyên răn, cảnh cáo, yêu cầu....

Ví dụ 33:

Anh chàng vẫn chưa đi. Đám đá banh í ới: "Sứa lửa đó nghen mậy, coi chừng chết nghen!". Anh chàng chân dài cười hớn hở, vẫy tay: "Em tao. Mà bên tao thua mấy trái rồi?", "bốn trái". "Ừ chút tao về phục thù". Anh chàng bắt đầu ngồi bẹp xuống cỏ duỗi phẳng chân, cách Miên chừng năm mét [2, 23]

Câu "Sứa lửa đó nghen mậy, coi chừng chết nghen!" là câu cầu khiến nêu lên sự khuyên bảo, cảnh báo của đám bạn đá bóng với anh chàng chân dài. Đám đá bóng khuyên anh ta nên đề phòng và tránh xa cô gái. Qua lời khuyên này một mặt là lời trực tiếp khuyên bảo, quan tâm của bạn bè anh ta nhưng đồng thời chúng ta có thể biết được cô gái có cái biệt danh Sứa lửa kia hẳn là một cô gái có cá tính mạnh, táo bạo, lạnh lùng và liều lĩnh. Dường như cô gái này chứa đựng cả một khối căm hờn lớn để rồi lúc nào cũng muốn giải tỏa bằng vũ lực. Và giữa cô gái kia với chàng trai chân dài đang có một vấn đề cần giải quyết. Đó là việc tìm hiểu xem cô gái kia có phải là người em gái hàng xóm nhỏ bé, thân thiết của anh ta xưa kia hay không.

c. Câu nghi vấn

Nghi vấn là câu có chức năng hỏi; là loại câu thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận nó.

Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng để cấu tạo câu nghi vấn (đồng thời là dấu hiệu nhận biết) đáng chú ý nhất là các đại từ nghi vấn, quan hệ từ "hay" với ý nghĩa lựa chọn, các phụ từ và tình thái từ chuyên dùng cho chức năng hỏi và ngữ điệu hỏi. Trên phương diện chữ viết được thể hiện bằng dấu câu (?).

Trên cơ sở lý thuyết trên, chứng tôi nhận thấy: số lượng câu hỏi mà nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong lời thoại khá phong phú và đa dạng. Việc sử dụng nhiều câu hỏi trong các lời thoại cho thấy các nhân vật luôn có nhu cầu tìm hiểu về người giao tiếp đương diện và rất nhiều câu hỏi độc thoại mang tính chất khám phá bản thân.

Ví dụ 34: Phi hỏi, "Vậy bác Sáu gái đâu rồi?". Ông già rên khẽ, "chú mầy cọ mạnh tay làm qua đau quá". Ông quay lại, gương mặt ràn rụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng, "Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?". Ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm qua hết đau được đâu.

Cả hai câu hổi Phi sử dụng đều có ý tìm kiếm và xác nhân thông tin. Ở câu thứ nhất Phi hỏi: "Vậy bác Sáu gái đâu rồi?" có mục đích để tìm kiếm thông tin về ông Sáu. Hay nói cách khác đây là một câu hỏi có tính chất mang tính chất khám phá bản thân. Còn ở câu hỏi thứ hai "Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?" lại là câu có ý hỏi được chen vào câu miêu tả để khẳng định thông tin. Cả hai câu đối thoại này đã tạo điều kiện cho các nhân vật giao lưu, hiểu nhau hơn và làm cho cuộc thoại được tiếp tục duy trì liền mạch.

d. Câu trần thuật

Câu trần thuật (câu trình bày) được hiểu là câu có chức năng trình bày, dùng để kể, miêu tả một nhân vật, hiện tượng; dũng để nhận định, xác định, dùng trong suy nghĩ.Câu trần thuật là hình thức thường gặp của một phán đoan lôgíc. Lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng khá nhiều câu trần thuật trong

các lời đối thoại mang tính chất trình bày một vấn đề hay một một phán đoán mang tính chất lựa chọn khẳng định có tính chân thật hay không có tính chân thật.

Ví dụ 35:- Cháu làm chúng tôi xúc động đây. Thôi, cháu kể sử tiếp. Tới đoạn đêm khởi nghĩa.

- Dạ nối con nói sau khi giết xong chúa đảo (đêm đó trăng sáng như ban ngày), bắt hai má con cô Đầm xuống bãi, thấy biểu mấy chú, à không mấy ông chú giữ đèn hải đăng cho nó đừng tắt. Và khi chiếc tàu chạy vào Xóm Rạch rồi, ngọn hải đăng vẫn vói theo nhìn theo chúng hoài hoài.[1,16]

Lời đối thoại của nhân vật Tươi trong "Ngọn đèn không tắt" là câu trần thuật điển hình. Việc sử dụng câu trần thuật trong trường hợp này hoàn toàn phù hợp với nội dung mang tính chất thuật kể của nhân vật. Với cách sử dụng câu trần thuật nhân vật Tươi có thể tự do trình bày câu chuyện của mình. Người đọc hoàn toàn có thể theo dõi câu chuyện liền mạch.

Như vậy: lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện đầy đủ ở các tiểu loại câu khác nhau. Mỗi một tiểu loại câu phục vụ cho mục đích nhất định: từ đối thoại đương diện cho đên độc thoại nội tâm. Với sự đa dạng trong việc sử dụng tiểu loại câu, lời thoại nhân vật được thể hiện một cách cụ thể, gần gũi giống như lời nói thường ngày của người dân Nam Bộ. Qua đó cá tính, tính cách nhân vật được hiện lên một cách rõ nét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 71 - 74)