Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam phản ánh khá phong phú hiện thực miền núi những năm sục sôi cách mạng giành chính quyền và tiễu phỉ với nhiều biến cố lịch sử gắn liền với đời sống của cộng
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUỐC TUẤN
TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUỐC TUẤN
TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS CaoThị Hảo
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Ngô Quốc Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, đến
nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Với sự biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Cao Thị Hảo -
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin cảm ơn nhà văn Đoàn Hữu Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ về tư liệu
và thời gian để tôi hoàn thành phần nghiên cứu của mình
Cũng xin cảm ơn tới Ban giám hiệu trường PTDT Nội trú Sa Pa đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình nghiên cứu
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Ngô Quốc Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương 1 TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM TRONG DÕNG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ DÂN TỘC MIỀN NÚI 8
1.1 Diện mạo văn xuôi hiện đại viết về dân tộc miền núi 8
1.1.1 Quá trình vận động 8
1.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945 8
1.1.1.2 Giai đoạn 1945 – 1975 9
1.1.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay 12
1.1.2 Những thành tựu tiêu biểu 20
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam 23
1.2.1 Vài nét về tiểu sử và con người 23
1.2.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam 23
Chương 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM 30
2.1 Bức tranh hiện thực sống động về miền núi 30
2.1.1 Hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi 30
2.1.2 Những phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc 36
2.1.3 Thiên nhiên miền núi hoang dã, lãng mạn 44
2.2 Hình ảnh con người miền núi trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam 50
2.2.1 Những tên thổ ty, thổ phỉ cuồng vọng, tàn bạo 51
2.2.2 Những người dân có số phận đau thương thức tỉnh đi theo cách mạng 55
Trang 6Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM 64
3.1 Cốt truyện 64
3.1.1 Kiểu cốt truyện lịch sử 65
3.1.2 Kiểu cốt truyện đời tư 69
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 72
3.2.1 Khắc hoạ nhân vật qua miêu tả ngoại hình 73
3.2.2 Khắc hoạ nhân vật qua miêu tả nội tâm 74
3.2.3 Sử dụng đắc dụng yếu tố kì ảo để xây dựng nhân vật phản diện 77
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 82
3.3.1 Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ giầu hình ảnh 82
3.3.2 Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số 86
3.3.3 Lời văn đậm tính triết lý, lãng mạn, bay bổng 89
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học viết về dân tộc và miền núi là khu vực có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn học dân tộc miền núi đã đem lại sự phong phú, đa dạng và có một vị trí nhất định trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo nên sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về đồng bằng, đô thị Nhà nghiên cứu
Phong Lê đã từng nhận xét : “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ riêng,
không thay thế được, không ai bắt chước được” Do đó nghiên cứu về văn học
viết về đề tài miền núi sẽ có nhiều khám phá thú vị
1.2 Mỗi một nhà văn đều thông qua thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của mình để gửi gắm một quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời sống và tâm điểm của bức tranh ấy là số phận những con người trước những thử thách, những bi kịch trong cuộc sống đời thường hay trước những bão giông của lịch sử Trong văn học đương đại có khá nhiều nhà văn tiêu biểu viết về đề tài miền núi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc như: Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý… Đoàn Hữu Nam là một cái tên khá mới Ông có duyên với bút mực bắt đầu từ thơ, truyện ngắn, nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam phản ánh khá phong phú hiện thực miền núi những năm sục sôi cách mạng giành chính quyền và tiễu phỉ với nhiều biến cố lịch sử gắn liền với đời sống của cộng đồng các dân tộc: Hmông, Dao, Giáy… ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là Lào Cai - mảnh đất đã hoá thành máu thịt trong các sáng tác của ông Chúng ta có thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Hữu
Nam như: Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông bão và nổi tiếng hơn cả là Thổ
phỉ Tiểu thuyết Thổ phỉ của nhà văn họ Đoàn đã được giải A của Hội văn
Trang 8học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (năm 2010) và được chuyển thể thành kịch bản phim công chiếu rộng rãi
1.3 Nghiên cứu về tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đã có khá nhiều bài viết, bình luận, đánh giá, nhận xét về nội dung và phong cách nghệ thuật, cách kết cấu, ngôn ngữ… mang phong cách riêng Đó là những nhận xét của các nhà văn Trung Trung Đỉnh, Phạm Duy Nghĩa, Sương Nguyệt Minh, Đoàn Minh Tâm, Văn Công Hùng, Lộc Bích Kiệm, Cao Văn Tư Nhưng đi sâu để tìm hiểu những đóng góp của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam về phương diện nội dung và nghệ thuật để nhận diện những đặc điểm mới mẻ trong phong cách sáng tác của nhà văn này thì đến nay vẫn là một khoảng trống Hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhận diện một gương mặt tiêu biểu trong làng văn xuôi đương đại dân tộc và miền núi và có thể làm tư liệu cho những ai nghiên cứu tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam nói riêng và văn xuôi dân tộc và miền núi nói chung Qua đó, chúng tôi cũng muốn giới thiệu với bạn đọc về con người và vùng đất Lào Cai với những lịch sử văn hoá, những phong tục tập quán tiêu biểu Hơn nữa, là người con của Lào Cai - miền đất giáp biên giới phía Bắc của Tổ quốc - tôi cũng mong muốn sẽ hiểu hơn, yêu hơn vùng đất và con người nơi đây và muốn truyền cho độc giả niềm yêu mến đó khi thực hiện luận văn này
2 Lịch sử vấn đề
So với các nhà văn viết về miền núi và dân tộc như Tô Hoài, Nguyên Ngọc hay Ma Văn Kháng thì Đoàn Hữu Nam là một cái tên khá mới mẻ Anh sáng tác từ những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, nhưng thực sự được bạn đọc
biết đến vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đặc biệt khi tiểu thuyết Thổ
phỉ (2010) đạt được giải thưởng cao - Giải A Hội văn học nghệ thuật các dân
tộc thiểu số Việt Nam Sau sự kiện này, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam đã tổ chức một cuộc tọa đàm về “Tiểu thuyết Thổ phỉ của
Đoàn Hữu Nam và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại”
Trang 9Cuộc toạ đàm này đã diễn ra tại văn phòng cơ quan Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số vào ngày 23.4.2011 với sự chủ trì của nhà văn Cao Duy Sơn – Phó Chủ tịch Hội và sự điều hành của nhà thơ Inrasara Có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi đã tham gia trong cuộc toạ đàm này Tiêu biểu như: Hoàng Quảng Uyên, Lê Minh Thảo,
Mã A Lềnh, Lâm Tiến, Trung Trung Đỉnh, Sương Nguyệt Minh, Phạm Duy Nghĩa… Các ý kiến đánh giá xoay quanh những đóng góp và hạn chế của tiểu
thuyết Thổ phỉ cho văn học đương đại Việt Nam, nhất là văn học viết về dân
tộc và miền núi
Mã A Lềnh cho rằng: “xung đột thiệt ác đầy tính thời sự trong Thổ phỉ
đã được khắc hoạ rất thành công”, nhưng “lực lượng đằng sau lưng thổ phỉ xúi bẩy huýt chó, suýt thú cắn càn… hoàn toàn vắng bóng trong tác phẩm”
Nhà nghiên cứu Lâm Tiến khẳng định: “nội dung hiện thực phản ánh trong
Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có gì mới, trừ cụ giáo Choong” Sương
Nguyệt Minh lại không đồng ý với ý kiến này, anh cho rằng: “Đoàn Hữu Nam
đã có nỗ lực rất lớn trong cách thể hiện”
Hoàng Quảng Uyên nhấn mạnh ưu điểm trong cách sử dụng từ ngữ của
Đoàn Hữu Nam là “nói như người Dao, người Mông nghĩ” không như người
Kinh viết về dân tộc thiểu số lâu nay Điều này chứng tỏ Đoàn Hữu Nam đã
gắn bó rất sâu nặng với con người và cuộc sống vùng núi Lào Cai, “lặn sâu
vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào, hiểu biết vùng núi rừng với bao ngõ ngách của nó” (Trung Trung Đỉnh) Nhà thơ Inrasara lại chỉ ra xu hướng
sáng tác của Thổ phỉ là “viết theo phương pháp hiện thực, hiện thực xã hội
chủ nghĩa nữa” Chính vì viết theo xu hướng này, theo Inrasara, “hạn chế nổi
cộm nhất” của Thổ phỉ là “cái nhìn của Thượng đế - tác giả” Có lẽ đây không
chỉ là một nhận xét riêng dành cho tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam mà
là một đánh giá chung cho văn học dân tộc thiểu số, miền núi đương đại
Có thể nói, trong cuộc toạ đàm này một số ưu điểm và hạn chế của cuốn
tiểu thuyết Thổ phỉ đã được các tác giả đưa ra bàn luận một cách khách quan,
Trang 10khoa học, thậm chí có những ý kiến trái chiều nhau Tuy nhiên, tất cả những nhà nghiên cứu, nhà văn trong cuộc toạ đàm đều nhất trí khẳng định: Mặc dù
vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là cuốn
tiểu thuyết thành công, có giá trị, mang lại sự mới mẻ cho văn học viết về dân tộc thiểu số những năm gần đây
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kể đến những bài báo, lời giới thiệu sách của những tác giả khác cũng có những ý kiến nhận xét về tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam Chúng ta có thể kể đến các bài viết sau:
Trên đỉnh đèo giông bão- một tiểu thuyết có văn (trong sách: Một thế kỷ
thơ văn Lào Cai, Nxb Hội nhà văn 2010) – Phạm Duy Nghĩa
“Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ (trong sách:
Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, Nxb Hội nhà văn 2010) - Sương Nguyệt Minh
Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận - Đoàn Minh Tâm (Tạp chí Văn
nghệ quân đội)
“Thổ phỉ” và hiện thực văn chương – Văn Công Hùng
Thổ Phỉ - Tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại – Lộc Bích Kiệm
Thổ phỉ - Làm mới một đề tài (Đọc tiểu thuyết Thổ phỉ của nhà văn
Đoàn Hữu Nam, NXB Hội nhà văn, 2010 – Giải A Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2010) (In trong tạp chí: Khoa học và tổ quốc,
số tháng 7/2012) – Phạm Duy Nghĩa
“Thổ phỉ” – Từ một góc nhìn nhỏ - Lâm Tiến
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều đối tượng
cả người nghiên cứu và người sáng tác Tuy nhiên chủ yếu các tác giả mới chỉ
quan tâm tới tiểu thuyết Thổ phỉ - một tác phẩm từng được giải thưởng cao và
tạo nên tên tuổi của Đoàn Hữu Nam và cũng mới chỉ dừng lại ở những bài
báo nhỏ, lẻ, chưa phải là những công trình khoa học Ngoài tiểu thuyết Thổ
phỉ, Đoàn Hữu Nam còn các tác phẩm khác cũng có giá trị như: Tình rừng,
Trang 11Dốc người, trên đỉnh đèo giông bão chưa được giới nghiên cứu quan tâm
Đây là những khoảng trống để chúng tôi có thể bổ sung hi vọng góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của nhà văn Lào Cai này qua những tiểu thuyết viết
về dân tộc, miền núi
Nhìn chung, Đoàn Hữu Nam là một trong những cây bút nặng lòng với
đề tài dân tộc và miền núi Ta có thể thấy được chất miền núi thấm đượm trong những trang văn của ông Nhà văn không chỉ thành công trong hàng loạt những truyện ngắn và thơ mà còn rất thành công trong tiểu thuyết Hàng loạt
những tác phẩm tiểu thuyết của ông được bạn đọc cả nước biết đến như: Tình
rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000, Dốc người –
Tiểu thuyết – NXB Công an nhân dân – 2001, Trên đỉnh đèo giông bão –
Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, NXB Lao động tái bản năm
2010, Thổ phỉ - Tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn năm 2010
Trong những sáng tác của Đoàn Hữu Nam có một vấn đề được ông đề cập đến khá sâu sắc ghi dấu một thời kỳ lịch sử dân tộc Đó là thời kỳ tiễu phỉ
ở phía Bắc nước ta Đây là một trong những thời kỳ nhiều biến động diễn ra ở các tỉnh miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của nước ta những năm 50 - 60 Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Đoàn Hữu Nam vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác và khẳng định phong cách riêng độc đáo trong sáng tác nghệ thuật Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài văn xuôi viết về miền núi Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về Đoàn Hữu Nam và những tác phẩm của nhà văn
Nhìn chung, qua khảo sát những công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam mới được nghiên cứu lẻ tẻ, chưa hệ thống Những đánh giá về đóng góp của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam cũng chỉ được đề cập ở những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số
Trang 12Hi vọng với công trình “Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam”, chúng tôi sẽ
tiếp nối những ý tưởng của những nhà nghiên cứu đi trước để khám phá, khảo sát và chỉ ra một cách hệ thống và cụ thể những đóng góp tiêu biểu của nhà văn Đoàn Hữu Nam trên lĩnh vực tiểu thuyết cho văn học nước nhà, nhất là dòng văn học dân tộc và miền núi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, luận văn
tập trung khảo sát một số phương diện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật được biểu hiện nổi bật trong tác phẩm của Đoàn Hữu Nam
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam
+ Tình rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000 + Dốc người – Tiểu thuyết – NXB Công an nhân dân – 2001
+ Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân –
2004, NXB Lao động tái bản năm 2010
+ Thổ phỉ - Tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn năm 2010
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm tới một số tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của các tác giả tiêu biểu như: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Vi Hồng… làm đối tượng để so sánh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích, lý giải những nét đặc sắc, tiêu biểu cùng những hạn chế nhất định trong những tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật Qua đó, chỉ ra quan điểm nghệ thuật, vùng thẩm mĩ riêng, các nhân sinh quan, thế giới quan trong sáng tác của ông Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của tác giả cho nền văn xuôi viết về miền núi nói riêng và văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
Trang 13- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp lịch sử, văn hoá
- Phương pháp khái quát, tổng hợp
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy của văn xuôi đương đại viết về dân tộc và miền núi
- Qua việc khảo sát và chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam người đọc được tiếp cận với thiên nhiên, con người và lịch sử vùng núi Lào Cai, thêm hiểu thêm yêu về vùng đất biên cương của Tổ quốc
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi triển khai trên 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam trong dòng văn xuôi hiện đại viết
về dân tộc miền núi
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam
Trang 14NỘI DUNG Chương 1
TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM TRONG DÕNG VĂN
XUÔI HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ DÂN TỘC MIỀN NÖI
1.1 Diện mạo văn xuôi hiện đại viết về dân tộc miền núi
1.1.1 Quá trình vận động
1.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1945
Đầu thế kỷ XX, hòa chung với quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, văn học dân tộc và miền núi chính thức ra đời Đây thực sự là một địa
hạt mới mẻ Với sức hút của một “miền đất lạ”, “một món lạ” với bao điều
kỳ thú, bí ẩn về một miền “ma thiêng nước độc”, văn học về cuộc sống và
con người miền núi bắt đầu được nhà văn và độc giả quan tâm Tuy nhiên trước năm 1945 văn xuôi viết về miền núi mới chỉ có tác phẩm của các văn
nghệ sĩ người Kinh mà giới nghiên cứu quen gọi là “truyện đường rừng”
Mảng hiện thực mới mẻ phong phú và hấp dẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều cây bút Trong thời kỳ này hầu như chưa có tác phẩm văn xuôi nào của tác giả người dân tộc thiểu số xuất hiện Mặc dù từ những năm 30 của thế kỷ
XX, trên diễn đàn văn học cũng đã xuất hiện một số tác phẩm viết về đời sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, nhưng tác giả viết về
mảng này đều là người Kinh như: Thế Lữ với tập truyện Vàng và máu; Lan Khai với Truyện đường rừng; Tchya với Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya; Nhất Linh với Lan rừng, Ngậm ngải … Khái Hưng với Tiếng khèn… Lúc
bấy giờ, những tác phẩm này cũng đã thu hút sự chú ý của người đọc bởi sự mới lạ về cảnh và người miền núi và một phần nào đã kích thích trí tò mò của độc giả trước những miền đất lạ xa xôi, hoang dã với những phong tục tập quán kì lạ, bí hiểm, hoặc những hủ tục mông muội, thậm chí man rợ của những tộc người (Thổ, Mán,…) trên vùng núi cao rừng sâu Những nhà văn lúc này giống như một du khách, một kẻ lãng tử đi khám phá những miền đất
Trang 15xanh thẳm, âm u, hoang dã, phát hiện ra những điều kỳ bí trong cuộc sống của những tộc người sống trong rừng thẳm còn nhiều bí ẩn đối với con người trong
xã hội văn minh
1.1.1.2 Giai đoạn 1945 – 1975
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc: thời kì độc lập tự do Lúc này, chúng ta phải đối đầu với những thử thách vô vàn khó khăn và khốc liệt với hai kẻ thù đó
là Pháp và Mĩ để bảo vệ nền hòa bình, giải phóng và thống nhất đất nước Dưới ánh sáng của thời đại mới, nhân dân miền núi đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc cách mạng dân tộc Con người miền núi cũng trở thành một đối tượng thẩm mĩ vô cùng quan trọng cho nền văn học cách mạng Có thể nói,
sự phát triển của văn học miền núi giai đoạn này là sự kế thừa, phát triển của
thể loại “truyện đường rừng” giai đoạn trước 1945 đã được kết tinh ở những
cây bút xuất sắc như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc… những nhà văn đã
có công góp phần khai phá, mở đường cho văn xuôi dân tộc miền núi hình thành và phát triển
Nếu như văn xuôi viết theo xu hướng “truyện đường rừng” trước năm
1945 hình dung con người miền núi là những “giống người”, “bọn người”,
“người mọi” mà sự dã man từ thời mông muội của loài người dường như vẫn
còn rơi rớt lại, thì sau năm 1945 cái nhìn đối với con người miền núi đã có sự
thay đổi Từ cái nhìn phiến diện của “con mắt người Hà Nội” lúc ban đầu, về sau Nam Cao đã nhận ra rằng “Người Mán chẳng có gì đáng sợ… Họ chẳng
giết ai và cũng chẳng có gì là quái gở” Hơn nữa, tác giả nhận ra rằng người
Mán tốt và cũng tràn đầy tinh thần cách mạng: “Họ nhịn ăn, giấu cơm đem
cho người cách mạng ăn” (Nhật ký ở rừng) Nhà phê bình Lâm Tiến cho
rằng “Với Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã vẽ nên một bức tranh tuy còn đơn
giản nhưng rất chân thực, mới mẻ về con người, cuộc sống của các dân tộc miền núi”
Trang 16Một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi cách mạng về miền núi, sau Cách mạng Tháng Tám đó chính là Tô Hoài Nhà văn đã đến với đồng bào Tây Bắc và đắm chìm trong cuộc sống của con người các dân tộc miền núi Tô Hoài đã từng ăn, ở và sinh hoạt cùng họ, cùng ăn thịt ngựa, thịt chó nhạt, ăn rêu đá nướng và bọ hung xào như bà con, cùng vác củi, thổi sáo, bắt chuột, bắt con rúi, và trong những đêm trăng sáng theo thanh niên Hmông đi
“cướp vợ” Sống với người miền núi, ông thật sự thấu hiểu và yêu quý họ
Ông tâm sự: “Tôi thích những người ấy lắm, Cô thì nhận là em Cô thì nhận
là con… Qua họ, mình biết được người thật, việc thật, người bình thường việc bình thường Vì thế trước kia tôi có biết tí gì về miền núi đâu Nhưng bây giờ tôi dám viết về miền núi Tôi say sưa về miền núi Tôi đã để công phu vào việc học tiếng miền núi và tha thiết yêu người miền núi, coi miền núi như quê
hương mình vậy” Núi cứu quốc được tác giả viết vào năm 1948 thể hiện
được sự vất vả, thiếu thốn nhưng giàu ý nghĩa đối với cách mạng nhưng cũng như quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi Tuy nhiên, tác phẩm còn nhiều hạn chế như còn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu, bề mặt của hiện
thực mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó để rồi “chết chìm trong
tài liệu” như nhà văn đã tâm sự Năm 1960 tập truyện Truyện Tây Bắc ra đời
với ba truyện ngắn là Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A
Phủ được đánh giá là tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về miền núi
trong văn xuôi cách mạng hiện đại Tập truyện có một vị trí quan trọng trong văn học hiện đại Việt Nam Nó mở rộng đề tài sang những vùng núi hẻo lánh
còn ít được nhà văn đào xới Ở đấy “cảnh và người Tây Bắc hiện ra hài hòa
đường nét, ấm màu sắc, êm ái âm thanh” và tác giả đã thành công trong việc
“miêu tả con người chuyển sang ý thức từ tự phát đến tự giác là một đặc trưng của ngòi bút Tô Hoài”
Đóng góp của tác giả ở chỗ ông đã nhận thức và đi sâu vào cuộc đời, thân phận khổ cực của con người miền núi tựa như một trái núi đè nặng con
Trang 17người từ khi sinh ra cho đến lúc chết, từ kiếp này sang kiếp khác, trùng điệp
nỗi khổ như kiếp trâu ngựa tôi đòi “đời con, đời cháu bao giờ hết nợ thì thôi”
(Vợ chồng A Phủ), để rồi tác giả đi tới cái nhận thức thật đau đớn và khó hiểu
là làm sao con người có thể kéo dài kiếp sống lay lắt và mù mịt như thế và ý nghĩa cuộc đời con người hi sinh là gì? Trăn trở với những kiếp sống tôi đòi của con người vùng cao, nhất là thân phân của người phụ nữ miền núi dưới chế độ xưa, Tô Hoài đã thâu tóm cuộc đời người đàn bà miền núi trong những
câu văn ám ảnh: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì gặt đay,
xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc xay ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế Con ngựa, con trâu làm vẫn có lúc, đêm nó không được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày” Dưới sức mạnh của cường quyền và thần quyền, cuộc đời của
con người vùng cao trở nên bi thảm hơn bao giờ hết Tiêu biểu là nhân vật Mị
trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài…
Cũng sau năm 1945, theo định hướng đường lối văn nghệ của Đảng, mảng Văn học dân tộc thiểu số đã được quan tâm tạo điều kiện phát triển và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể Ngoài một số tác giả người Kinh viết về miền núi như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc…, đã có một số tác phẩm của một số tác giả người dân tộc thiểu số đã xuất hiện, gia nhập vào dòng chảy của văn xuôi miền núi vốn trước đây chỉ là độc quyền của nhà văn dân tộc người Kinh Một thế hệ nhà văn trẻ người dân tộc đã được hình thành trong những năm 50, 60 khi miền Nam đấu tranh chống Mĩ, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa Họ là những trí thức dân tộc, những người yêu mến và
tự hào về mảnh đất và con người miền núi, thiết tha muốn đóng góp vào nền văn học nước nhà những tiếng nói tình cảm và tâm hồn của dân tộc mình Đó
là nhà văn Nông Viết Toại với tác phẩm: Boỏng tàng tập éo (1952), Nông Minh Châu với Ché Mèn được đi họp (1959), Y Điêng với Em chờ bộ đội
Trang 18Awa Hồ (1960), Hoàng Hạc với Ké Nàm (1964), Triều Ân với Tiếng khèn A
Pá (1968), Vi Thị Kim Bình với Những bông huệ (1968), Hoàng Hạc, Triều
Ân với Tiếng hát rừng xa (1969)… Cách mạng, nhân dân, văn hóa văn học
dân gian chính là ba nguồn mạch cảm hứng vô tận nuôi dưỡng các cây bút văn xuôi người dân tộc thiểu số trong những năm kháng chiến chống Pháp Những sáng tác của họ luôn luôn bám sát công cuộc cách mạng dân tộc và thể hiện sâu sắc tình cảm, ý chí của người dân miền núi trong những tháng ngày đầy gian khổ, mất mát, hi sinh, nhưng cũng đầy oanh liệt, oai hùng của dân tộc Thời kỳ này phạm vi phản ánh của văn học dân tộc ta khá rộng, các tác giả dân tộc thiểu số không chỉ viết về cuộc sống và con người miền núi, mà
họ còn viết về miền xuôi, về miền Nam, thậm chí còn quan tâm tới cả những vấn đề có tính quốc tế Tác phẩm của họ luôn hướng tới việc ca ngợi sự thay đổi lớn lao của đất nước, của nhân dân các dân tộc miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam Ở giai đoạn này, ý thức dân tộc được nâng cao trong từng cây bút dân tộc thiểu số Họ háo hức, hồ hởi khám phá
với tâm hồn “bừng nắng hạ”, với một trái tim cháy bỏng, hăng say, hăm hở,
tràn đầy cảm hứng lãng mạn khi viết về quê hương vùng cao tươi đẹp, kì vĩ với con người miền núi khỏe mạnh, chân thật, hồn nhiên, yêu đời Vậy là dường như chưa bao giờ người ta chưa bao giờ được thể hiện niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình đến thế…
Như vậy, với những đóng góp đáng kể của các tác giả miền núi thuộc nhiều dân tộc khác nhau, văn xuôi dân tộc và miền núi Việt Nam đã dần dần được định vị và góp phần xứng đáng vào công cuộc cách mạng, công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.1.1.3 Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay
Trong bối cảnh hòa bình, thống nhất và phát triển đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới, văn xuôi dân tộc thiểu số
Trang 19phát triển một bước mới Và khoảng thời gian từ 1976 – 1986 được coi là chặng đường khởi động cho cao trào đổi mới Văn xuôi miền núi cũng có đóng góp tích cực cho chặng đường này Đội ngũ tác giả là người dân tộc thiểu số đông đảo hơn và thành tựu trong sáng tác cũng rực rỡ hơn Ở thời kỳ này, văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng, giúp chúng ta có thể nhận diện một cách rõ ràng, khẳng định nó như một thực thể riêng, độc đáo trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại
Một đặc điểm rất dễ nhận diện trong văn học sau năm 1975 ở nước
ta đó là dư âm của cuộc chiến tranh vẫn còn đọng nhiều trong từng trang viết và nhiều tác phẩm vẫn còn mang đậm chất sử thi với ý thức cộng đồng và cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng ngợi ca Hình tượng những anh hùng cách mạng, những con người mới, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đang cùng đồng bào miền núi xây dựng cuộc sống mới là trung
tâm của nhiều tác phẩm Những tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Trăng non (1982), Vùng biên ải (1983) của Ma Văn Kháng,
Rừng động của Mạc Phi… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện
thực miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của Tổ quốc Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người miền núi trong văn xuôi giai đoạn này đã ghi nhận sự thành công của nghệ thuật điển hình hóa cao độ nhưng vẫn chịu sự chi phối khá lớn của khuynh hướng
sử thi Con người mới, con người tập thể vẫn là trung tâm của văn học và
có sự thống nhất cao giữa ngoại hình và tính cách Cũng ở giai đoạn này, đội ngũ sáng tác các nhà văn dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể và cũng trưởng thành nhanh chóng Nhà văn Vi Hồng tiếp tục đóng góp
hàng loạt tác phẩm có giá trị như Đất Bằng (1980), Vãi Đàng (1980),
Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985)… Bao trùm lên
các sáng tác của ông là cảm hứng ca ngợi cái tốt đẹp và lên án những tội
Trang 20ác mà bọn phong kiến đã gây ra cho người dân Bên cạnh đó còn có
Tiếng chim gô (1979) của Nông Minh Châu, Niềm vui (1979) của Vi Thị
Kim Bình, Tiếng kèn A Pá (1980) của Triều Ân, Hạt giống mới (1983)
và Sông gọi (1986) của Hoàng Hạc Mỗi tác giả đều phản ánh hiện thực
và con người miền núi theo cách riêng nhưng tựu chung lại họ đều tập trung phản ánh sự đổ mới của cuộc sống và con người miền núi nhờ có ánh sáng của cách mạng Những thành quả từ hai nguồn tác phẩm của các nhà văn dân tộc Kinh và nhà văn dân tộc thiểu số cho thấy mười năm năm sau chiến tranh tuy không dài nhưng là giai đoạn phát triển đồng bộ
và phong phú của văn xuôi miền núi
Sự đổi mới trong văn học đã xuất hiện ngay từ cuối thập niên 70 đến đầu thập kỉ 80 nhưng phải đến năm 1986 sự thay đổi mới thực sự thành phong trào rộng lớn, sâu sắc, làm xuất hiện loại hình nhân vật mới trong văn học Văn xuôi miền núi cũng có những bước chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu mới mẻ Lúc này các cây bút người Kinh vẫn cần mẫn cắm bản Tô Hoài đánh dấu sự trở lại của mảng đề tài miền núi bằng tiểu thuyết
Nhớ Mai Châu (1988) Ma Văn Kháng với nhiều truyện ngắn đặc sắc về
vùng cao như Vệ sĩ của quan châu (1988), Bài ca trăng sáng (1992), Móng
vuốt thời gian (2003) đã cho thấy những cách nhìn mới mẻ, sâu hơn về hiện
thực và con người miền núi Một trong những thành tựu đáng kể trong giai
đoạn này đó là bộ ba tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Vùng biên
ải (1983), Gặp gỡ ở La Pán Tẩn (1999) của Ma Văn Kháng Nguyễn Ngọc
Thiện đã khái quát giá trị của các tiểu thuyết này ở vai trò “một cuốn sử biên
niên” với những tri thức quý báu về lịch sử, xã hội, phong tục, tâm lí, ngôn
ngữ,… của cộng đồng dân tộc Tây Bắc ở nước ta
Ở vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc – tác giả người Tày luôn chiếm số đông Ngoài các nhà văn như Ma Trường Nguyên, Hà Lâm Kì, còn có Đoàn
Trang 21Lư, Hoàng Hữu Sang, Cao Duy Sơn…, trong đó đáng chú ý là nhà văn Vi Hồng Từ năm 1980 – 1997, Vi Hồng đã cho ra đời 14 cuốn tiểu thuyết
Trong khu vực miền Trung xuất hiện La Quán Miên (dân tộc Thái) với
tập truyện Hai người trở về bản (1996), Kha Thị Thường với tập truyện Lũ
núi (2003), Lang Quốc Khánh với tập kí Những miền thương nhớ (2005),
Hà Thị Cẩm Anh (dân tộc Mường) với Gốc gội xù xì
Trong khu vực Tây Nguyên có Hlinh Nie (dân tộc Êđê) với tập truyện
ngắn Con rắn màu xanh da trời (1997) với tập kí Trăng Xí Thoại (1999), Kim Nhất (dân tộ Bana) với Hồn ma núi (2002) và Niê Thanh Mai (dân tộc Êđê) với tập truyện Về bên kia núi (2007)…
Khu vực các tỉnh phía Nam, lần đầu tiên xuất hiện văn xuôi của một số
dân tộc như truyện kí Chân dung người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (1994) của Lý Lan (dân tộc Hoa), tiểu thuyết Chân dung cát (2006) của
Inrasara (dân tộc Chăm)
Trong những sáng tác trên, có những tác phẩm khá xuất sắc, thể hiện được bản sắc riêng của, dân tộc từ dựng cảnh, dựng người đến cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy độc đáo Nhiều tác phẩm đã kết hợp được với ngôn ngữ nghệ thuật và cách tư duy nghệ thuật độc đáo Nhiều tác phẩm đã kết hợp được bút pháp tự sự theo kiểu truyền thống (ảnh hưởng từ các sử thi, truyện cổ, truyện thơ…) với bút pháp văn xuôi hiện đại, tạo ra sự đa dạng
muôn hình muôn vẻ, nhiều giọng điệu và tạo thành “vườn hoa nhiều hương
sắc”, làm phong phú bức tranh của đời sống văn học hiện đại nước nhà Mã A
Lềnh với bút kí “Cao Nguyên trắng” mang giọng điệu sôi nổi đã ghi lại
những đổi mới trên quê hương trong thời kỳ kinh tế thị trường Với một văn phong khá linh hoạt và hấp dẫn, ông đã tái hiện một bức tranh quê hương miền núi với những nét hoa văn khác nhau nhưng luôn có màu gam chủ đạo là
rực rỡ, sôi động Nhà văn Cao Duy Sơn với những tác phẩm Người lang
thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ… và đặc biệt hơn cả là tác phẩm Đàn trời đã tái
Trang 22hiện một bức tranh xã hội phong phú với những mảng đời, với những số phận
và những lối sống khác nhau ở miền núi Tác giả đã miêu tả những xung đột trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi cá nhân với một ngòi bút tinh tế, sinh động, đậm chất hiện thực, nhưng cũng không kém phần lãng mạn Kim Nhất (dân tộc Ba Na) thể hiện khá chân thật và phong phú những phong tục tập
quán của dân tộc mình qua những tác phẩm Chuyện buôn làng, Nối dây,
Phạt kơ đi… Hlinh Niê đã biết kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa chất huyền
thoại và sử thi khi viết về con người, cuộc sống ở Tây Nguyên Tác giả giới thiệu kho tàng florklore độc đáo với những ngôi nhà rông, những hình hoa văn, chim thú rừng được lưu giữ trên nóc các nhà mồ; về nghệ thuật ẩm thực
xứ Tây Nguyên…; miêu tả sắc nét lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, những nét hoa văn thổ cẩm Tây Nguyên phối hợp hài hòa giữa các gam: xanh, vàng,
đỏ để làm nổi bật hai màu chủ đạo là đen và trắng (Về đâu hỡi thổ cẩm Tây
Nguyên, Trăng Xí Thoại) Người con của núi rừng tây Nguyên này không chỉ
trăn trở trước những luật tục lạc hậu vẫn tồn tại, mà đau đớn xót xa trước
những di sản văn hóa dang bị mai một dần khi: “hàng trăm các nghệ nhân
theo dòng thời gian lặng lẽ nằm xuống Hàng trăm cổ vật như có cánh bay, hàng trăm công trình sưu tầm, công sức và tâm huyết của bao người bị mối xông thành đất Chiêng Gia Rai, Ê đê, Ba na chảy thành máu trong các lò nấu đồng” Đây không chỉ là lời cảnh báo mà là một hiện thực nhức nhối về
sự mất mát của các di sản văn hóa dân tộc trong thời buổi kinh tế thị trường, dưới sức tác động ghê gớm của đồng tiền
Cũng như thơ, thành tựu về văn xuôi dân tộc miền núi sáu năm đầu thế
kỷ XXI không nhiều Nhưng điều đáng quý là đã xuất hiện các viết truyện ngắn, tiểu thuyết khác trước Với giải A cuộc thi Báo Văn Nghệ - Hội nhà văn
Việt Nam năm 2004 cho tác phẩm Gốc gội xù xì, Hà Thị Cẩm Anh là một cây
bút văn xuôi dân tộc thiểu số có lối kể chuyện chân mộc, giản dị, dễ hiểu nhưng giàu biểu tượng, sâu sắc và hấp dẫn Tác phẩm đã phân tích, lý giải
Trang 23diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật một cách hợp lý Có thể nói đây là một trong những truyện ngắn có ngôn ngữ chi tiết, kết cấu, cốt truyện chặt chẽ nhất của văn học dân tộc thiểu số từ trước đến nay Bản sắc dân tộc được thể hiện rõ từ cách kể chuyện cho tới cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động, việc
làm của nhân vật Ngoài truyện ngắn Gốc gội xù xì, Hà Thị Cẩm Anh còn có
một số truyện ngắn thành công khác
Về tiểu thuyết – Cao Duy Sơn vẫn là cây bút chủ lực và có nhiều thành
tựu về thể loại này Từ tiểu thuyết Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ cho tới thiểu thuyết Đàn trời (xuất bản năm 2006) là một bước dài của Cao Duy Sơn nói riêng và tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói chung Với Đàn trời, lần
đầu tiên bức tranh xã hội rộng lớn của miền núi được thể hiện rõ ràng và đầy
đủ nhất, gần như có đủ các giai tầng, các ngành nghề; từ bí thư, chủ tịch tỉnh, chủ tịch xã, trưởng phố; từ giám đốc, phó giám đốc tới trưởng phòng, phó phòng, tổng biên tập, phó tổng biên tập tới phóng viên, nhà báo, kỹ sư, bác sĩ, công an; từ khách sạn, nhà hàng, tới doanh nghiệp, thương nhân; từ cô giáo đến học sinh, sinh viên; từ ông già thổi sáo, người nông dân lao động tới người buôn bán; từ bọn giặc cướp đến kẻ đâm thuê, chém mướn… Tác phẩm còn được mở rộng về không gian và thời gian, từ thành thị tới nông thôn, từ phố cũ đến phố mới, từ thị xã Bình Lãng, đến Long Châu, Hải Phòng, Hòn Gai, Lạng Sơn… Từ thời kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại cho tới những năm đổi mới, cơ chế thị trường hiện nay Cả một dung lượng rộng lớn
đó được thể hiện trong một cuốn tiểu thuyết dày 682 trang Với bút pháp hiện thực, tác giả đã phân tích, mổ xẻ những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật cũng như những mâu thuẫn, xung đột gay gắt đang diễn ra trong cuộc sống, nhất là trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng và đang diễn ra ở một tỉnh miền núi Cách xây dựng nhân vật của tác giả được chiếu dọi từ những góc độ khác nhau, làm cho tính cách nhân vật trở nên đa dạng, sắc nét Đó cũng là thành công trong cách viết của tác giả, mà từ trước tới nay
Trang 24những tác phẩm văn xuôi viết về dân tộc và miền núi chưa có được (nó chỉ có
trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) Với việc phản ánh chân thực những nhân vật và sự kiện, tác phẩm Đàn trời của Cao Duy Sơn không những mang
ý nghĩa phản ánh hiện thực phổ biến ở miền núi mà còn ở những nơi khác Ngoài Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, còn có thể kể đến truyện ngắn
của Bùi Thị Như Lan Với tập truyện Tiếng chim kỷ giàng (xuất bản năm
2004), Bùi Thị Như Lan đã đề cập tới một mảng đề tài mà các nhà văn dân tộc thiểu số còn ít quan tâm, đó là các anh bộ đội người các dân tộc thiểu số
Đó là anh bộ đội hy sinh trong thời bình (Mùa mắc mật), anh thương binh trở
về làng tham gia sản xuất (Hoa mía), những chiến sĩ trở về làng, vợ đã đi lấy
chồng khác (Sau lời hát sli), anh bộ đội bị nhiễm chất độc màu da cam (Trăng mọc trong thung lũng, Gió hoang)… Như vậy, với cách cảm nhận
riêng về con người, cuộc sống, thiên nhiên miền núi và sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa thiên nhiên và con người, tác giả đã khắc họa sâu đậm và cụ thể hơn những nét tính cách của nhân vật Đó cũng là nét mới trong cách viết của văn xuôi dân tộc thiểu số
Như vậy chúng ta có thể nói, mặc dù không có tài năng đặc biệt, xuất chúng, nhưng những cây bút người dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như sự khát khao cháy bỏng của những con người dân tộc thiểu số không quên cội nguồn – đó là nuôi giữ ngọn lửa văn chương nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc mình Nếu không có sự hòa nhập máu thịt,
sự cộng sinh giữa chủ thể và khách thể thì nhà văn dân tộc thiểu số sẽ không thể viết về con người, cuộc sống dân tộc mình một cách sâu sắc và đầy cảm xúc đến thế Gần như hầu hết các nhà văn dân tộc thiểu số luôn có cảm xúc mãnh liệt, có tình cảm da diết đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống của dân tộc mình, quê hương mình Bởi lẽ những người cầm bút ấy có một thế mạnh riêng khi tâm thức của họ từ trong huyết thống đã được nuôi dưỡng bởi
Trang 25những phong tục tập quán, bởi những biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc mình
Trong sự phát triển chung của đất nước, cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển và đổi mới về mọi mặt Chính vì thế cho nên đời sống văn chương cũng đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm viết về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi Ví dụ: tiểu thuyết
Gió hoang của Ma Trường Nguyên, tập bút ký Cao Nguyên Trắng của Mã A
Lềnh và các tuyển tập khác của Sa Phong Ba… Phạm vi phản ánh hiện thực trong các tác phẩm cũng được mở rộng hơn nhờ không khí dân chủ, đổi mới của văn học nói chung Những vấn đề nhạy cảm, những mảng tối, những mặt trái của hiện thực trước đây từng bị né tránh nay cũng đã được đề cập tới nhiều hơn Trong những năm 90, các tiểu thuyết của Vi Hồng đã được dư luận quan tâm bởi ông đã chạm vào những vấn đề có tính thời sự như: sự băng hoại đạo đức của một số là trí thức có địa vị xã hội khá cao, nhưng lại ham tiền tài, danh vọng quên đi những điều tốt đẹp trong quan hệ giữa con người
với con người nên đã bị xã hội phê phán, lên án (Người trong ống, Gã ngược đời); hoặc một số sai lầm của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, sự ấu trĩ của
việc ngăn cấm cá nhân làm giàu (Chồng thật vợ giả, Thung lũng đá rơi…)
Tuy nhiên, so với khoảng thời gian mấy chục năm đổi mới, văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi vẫn còn những hạn chế nhất định khi phản ánh hiện thực của đời sống muôn mặt trong quá trình vận động, phát triển của nó ở khu vực miền núi Dường như bộ phận văn học này còn ít chạm đến đề tài chiến tranh cách mạng – Một hiện thực lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của các dân tộc miền núi Phần lớn các nhà văn mới chỉ tập trung ngòi bút của mình vào việc phản ánh công cuộc xây dựng đời sống mới ở vùng nông thôn miền núi mà chưa dụng công tái hiện cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng anh dũng ngoan cường của nhân dân các dân tộc miền núi ở cả hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ xâm lược (ở mảng đề tài này lại phải nhờ đến những
Trang 26cây bút văn xuôi của người kinh phản ánh) Về quy mô tác phẩm, văn học dân tộc miền núi vẫn còn vắng bóng các tác phẩm có số lượng tầm vóc (từ 500 trang trở lên) để đủ sức khái quát được những vấn đề trung tâm của dân tộc – miền núi trong thời kỳ hiện đại như: quá trình chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở khu vực miền núi…
Một số vấn đề mang tính“thời sự” ở các vùng miền núi như an ninh, quốc
phòng… vùng núi cao biên giới cũng chưa được phản ánh một cách sâu sắc Những hiện tượng phức tạp về tôn giáo, về thực trạng đói nghèo, thất học, mù chữ hoặc tái mù chữ ở nhiều nơi… cũng mới chỉ được đề cập tới ở một số ít truyện ngắn Đội ngũ sáng tác cũng là điều đáng lo ngại, sự kế tục của thế hệ người viết trẻ của các dân tộc thiểu số chưa thực sự đảm bảo Đây cũng là một trong những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu quan ngại khi nhìn vào tương lai phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số trong thời kỳ hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập quốc tế
1.1.2 Những thành tựu tiêu biểu
Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, văn xuôi viết về miền núi đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho nền văn học hiện đại nước nhà Nó đã dựng nên bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống về con người miền núi trong cuộc cách mạng, trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước Đó là những thành tựu rất đáng kể và ở mảng đề tài này, nó thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác cũng như sự kết tinh giá trị ở rất nhiều tác phẩm Trong giai đoạn này, đã có không ít những nhà văn dành phần lớn công sức và tâm huyết cho đề tài miền núi Họ cũng là những cây bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng Họ là lớp người đi tiên phong, đặt nền móng, xây dựng và phát triển cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, tinh tế và trở
thành món ăn lạ, hấp dẫn và là “đặc sản” vùng núi cao
Trang 27Để có những thành tựu đó chúng ta phải kể đến đóng góp của những cây bút văn xuôi viết về đề tài dân tộc như: Vi Hồng (dân tộc Tày) – ông là người
có nhiều đóng góp tiêu biểu cho nền cho sự phát triển của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại Việc thể hiện sinh động và rõ nét bản sắc dân tộc trong tác phẩm – chính là một trong những phương diện tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Có thể nói văn hóa Tày đã thấm sâu vào tận đáy tâm hồn và trái tim của nhà văn, vì thế bản sắc Tày đã thấm đượm từ cảm hứng sáng tác đến hệ thống nhân vật, đến ngôn ngữ nghệ thuật… trong tác phẩm của ông… Ngoài Vi Hồng ra còn rất nhiều nhà văn đã
có những đóng góp cho văn xuôi văn học dân tộc thiểu số như: Lan Khai là một trong những nhà văn người Kinh tiêu biểu thời kì này Ông được mệnh
danh là “nhà nghệ sĩ của rừng rú” vì “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào
một thế giới lạ lùng đầy rẫy những hình tượng nhiệm màu, đột thú Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” (Trương Tửu) Trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
Lan Khai là người đầu tiên đi sâu vào việc tái tạo thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người dân tộc, miền núi Tiếp đó là lớp nhà văn mới, họ tiếp bước các nhà văn đi trước, xây dựng cho mình phong cách sáng tác có cá tính và độc đáo riêng… Họ không chỉ góp phần công sức của mình trong việc
xây dựng ngôi nhà văn học Việt Nam mà là những “chiến sĩ” trong mặt trận
văn hóa các dân tộc và khơi nguồn cảm hứng bất tận cho kho tàng văn học dân gian các dân tộc trở lên mới mẻ và đầy sức quyến rũ Họ đưa tiếng nói, giá trị văn hóa của dân tộc mình lên một tầm cao mới có tính thẩm mĩ, không những thế mà họ còn là những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, không ngừng tìm tòi và sáng tạo… Họ là những người cứu cánh, khôi phục những giá trị văn hóa tinh thần và là những người đưa văn học các dân tộc thiểu số trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học Việt Nam hiện đại
Trang 28Như vậy, ta có thể khẳng định rằng: văn học dân tộc miền núi Việt Nam thời kì hiện đại là bộ phận khăng khít cấu thành của nền văn học Việt Nam Trong đời sống văn học nước nhà, bên cạnh đội ngũ sáng tác người Kinh còn
có một đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu số Lực lượng này ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều, chất lượng nghệ thuật ngày càng cao Điều này chứng tỏ rằng văn học dân tộc miền núi trong hơn nửa thế
kỉ qua đã góp phần bổ sung thêm một tiếng nói mới trong đời sống văn học Việt Nam với bao màu sắc lạ, nhưng rất đậm đà bản sắc dân tộc (trên tất cả các phương diện, từ nội dung phản ánh đến nghệ thuật thể hiện…) Chính vì thế mà văn học dân tộc miền núi Việt Nam ngày càng thu hút được đông đảo người đọc, thu hút được nhiều sự quan tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu, lý luận, phê bình nói chung, trong đó có các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình là người dân tộc thiểu số nói riêng
Điều đó chứng tỏ rằng các nhà văn dân tộc miền núi đã góp phần chắp cánh ước mơ và thể hiện tiếng nói của dân tộc mình - những người con dân tộc Việt xây lên tòa lâu đài văn học Việt Nam ngày càng rực rỡ sắc màu Họ
đã khoác lên bộ trang phục “thổ cẩm” rực rỡ sắc màu núi rừng, lung linh,
huyền ảo và đầy bí ẩn; họ đã mang bản sắc văn hóa dân gian, những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình một cách rất tự nhiên để cất lên tiếng nói nói về những suy nghĩ, những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng cháy bỏng với lòng tự hào tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Ta có thể thấy được điều đó qua những trang văn của họ, đó là chất dân tộc luôn thấm đẫm trong cả nội dung phản ánh cũng như trong nghệ thuật thể hiện Vẻ đẹp ấy vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa đậm đà hương vị sắc màu vùng cao
Mặc dù nền văn học dân tộc thiểu số phát triển trong thời gian không được dài nhưng đã có những bước đi và thành tựu đáng nể Đó là một trong những thành quả của sự vận động và phát triển không ngừng ở tất cả mọi phương diện từ thể loại cho đến nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện
Trang 29Thành tựu ấy đã góp phần quan trọng cho rừng hoa muôn sắc văn học Việt Nam hiện đại… Trong khoảng thời gian ấy, văn học dân tộc miền núi đã có những đóng góp tiêu biểu và làm nên một diện mạo mới mẻ cho văn học nước nhà Những thành tựu ấy là một kết quả nỗ lực không ngừng của các nhà văn, nhà thơ viết về đề tài dân tộc và con người miền núi Họ là những người có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học và là một bộ phận không thể thiếu của văn học hiện đại Việt Nam
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam
1.2.1 Vài nét về tiểu sử và con người
Đoàn Hữu Nam sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957 tại làng Nội, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Sinh ra và lớn lên ở nơi được coi là cái rốn của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, lại gặp cảnh bố mẹ ốm bệnh đau yếu nên từ nhỏ ông đã phải gồng mình lên lo cái ăn cái mặc cho gia đình Vào cái tuổi ăn chưa no, sức chưa lớn ông đã nhập vào đội thủy lợi 202, đã phải để
cho “những tảng đất hình chóp nón/ trèo qua cái tuổi mười lăm”
Năm 1975, khi chớm tuổi 18, đang học dở dang cấp ba trường huyện ông nhập vào đội quân giao thông lên phá đá mở đường tận vùng Bảo Hà – Văn Bàn, Lào Cai đầy lam sơn chướng khí Cuộc sống miền núi đã tạo nên ở Đoàn Hữu Nam một con người chân chất, mộc mạc, mạnh mẽ mà cũng đằm thắm sâu sắc
Ông từng tham gia các Hội chuyên ngành TW: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam Hiện ông là Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, Tổng biên tập Tạp chí Phan Shi Păng
1.2.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam
Đoàn Hữu Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng thơ Thơ ông phóng khoáng, mộc mạc, chân chất, hòa quyện khá nhuyễn giữa bản chất của con người đồng bằng Bắc Bộ với tính cách con người miền núi
Trang 30Ơn nghĩa chữ nghĩa thơ văn được ông tôn thờ, theo đuổi đến mê muội
Nó canh cánh theo ông suốt một thời bao cấp đói khổ, gian nan giúp ông đủ sức trụ được với cái nghề quanh năm khoác đèn chiếu đi phục vụ khắp 24 xã của huyện Bắc Hà, khiến ông thâu đêm bên bếp lửa với các cụ già người
Mông, người Dao, người Phù Lá Trong lời kết của tập thơ “Đêm không
em”, ông bộc bạch: “Từ khi sinh ra, cái khó nhọc cuộc đời theo sát tôi từng bước Tôi chẻ nhỏ cái thường ngày đó ra cột vào từng con chữ rồi dắt đi lang thang khắp nẻo đường đời Có may mắn phù du Có ngã ba ngã bẩy Có những cộng trừ nhân chia khiến đời người như chỉ rối Trong hành trình ấy, bao câu thơ lặng lẽ bỏ đi, cái còn lại sù sì, gân guốc, cười có, khóc có, khẳng định có, dự cảm có, rồi lại hoang mang trước gặt hái mùa màng”
Đoàn Hữu Nam sáng tác không nhiều nhưng các tác phẩm của ông khá thành công và được đánh giá cao trong các cuộc Hội thảo về Văn học dân tộc Niềm đam mê văn thơ canh cánh trong ông từng ngày, từng giờ và nó
đã ăn sâu vào huyết mạch ông… Song văn chương là con đường gập ghềnh, với Đoàn Hữu Nam càng gập ghềnh Việc học từ thủa bé đã gặp nhiều trở ngại, ông là người sớm chịu nhiều thiệt thòi trước khi bước vào
nghiệp văn sau này Những tháng ngày “trần lưng vác đá” vá víu bù đắp
những lỗ hổng kiến thức khiến ông luôn phải vượt lên chính mình Với bản thân ông luôn gắng học hỏi, gắng bộc lộ đúng khả năng Với định kiến của nhiều người ông như con nhím xù lông để bảo vệ mục đích của mình Nhà
văn bộc bạch: “Cuộc đời của tôi vốn không được suôn sẻ, bài bản Sự
không suôn sẻ, bài bản không hợp với máy móc, định kiến, mà máy móc, định kiến thường chung đường với hẹp hòi, coi thường, nhìn nhận phiền diện, việc này đánh mạnh vào lòng tự ái của lòng tự trọng, bắt tôi phải vượt lên.” Ông còn chia sẻ: “Không đi, không thâm nhập, am hiểu cuộc sống, am hiểu nhân tình thế thái không có chất liệu để sáng tác Không đọc
sẽ không tạo nên niềm say mê, không biết được thế giới muôn loài qua lăng
Trang 31kính của các nhà văn Không học không nắm bắt được những kiến thức cơ bản, những cách làm hay, làm giở của những người đi trước để tự tin bước vào trang viết Không nuôi chí, không phiêu lưu, mạo hiểm thì chất sáng tạo bị bó khuôn, đông cứng, nhà văn chỉ là người sao chép lại ý tưởng của người khác Tóm lại, nhà văn muốn khẳng định mình bằng tác phẩm là cả một chặng đường đổ mồ hôi, sôi máu mắt, ngoài đòi hỏi tài năng, cầu thị, lòng kiên trì và buộc phải đeo bám ý nghĩ vượt lên chính mình, lấy tác phẩm làm mục tiêu, làm thước đo sự cống hiến cho xã hội”
Với niềm đam mê khám phá nghệ thuật văn chương, Đoàn Hữu Nam đã thử sức mình sang một lĩnh vực mới, đó là văn xuôi Đây là một trong những lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với ông Vậy là ông lại bắt tay vào từng con chữ, mày mò đầy nhiệt huyết Lúc bấy giờ thực trạng văn xuôi Lào Cai còn rất mỏng cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm Mỏng đến nỗi trong Đại hội Văn học nghệ thuật Lào Cai lần thứ ba (tháng 9/1992) nhà văn Mã A
Lềnh đã phải thốt lên: “Văn xuôi Lào Cai tái lập chưa có nhiều để mà nói”,
tạp chí Văn nghệ Lào Cai lúc đó ra ba tháng 1 kỳ mà có tới 2/3 trang văn xuôi
là của bè bạn trong cả nước Do lòng tự trọng nghề nghiệp, do không thể để tình trạng tạp chí mình đang góp sức ăn đong mãi ông đành gác thơ sang một bên quyết tâm cùng một số cây bút mới, cây bút có bề dày sáng tác của Lào Cai làm một cuộc bộ hành không mệt mỏi trên lĩnh vực văn xuôi
Làm văn, viết văn xuôi đâu phải là dễ! Bắt đầu viết từ đâu? Viết như thế nào? Viết về ai và về cái gì? Truyện ngắn đầu tay của Đoàn Hữu Nam là một thất bại, thất bại thảm hại Từ câu chuyện kể về một mánh khóe của bọn buôn
đồ cổ nghe lỏm được trên tàu ông ra sức mày mò chế biến thành truyện
“Chiếc bình cổ” Trong khi háo hức chuẩn bị cho ra mắt bạn đọc Chiếc bình
cổ mà ông tình cờ phát hiện câu chuyện được rút ra từ một truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng Thất bại trong khởi đầu làm ông thất vọng, bẽ bàng song cũng bài học đắt giá để ông đi tiếp đường văn
Trang 32Văn chương là vậy, có vấp ngã mới vực tiếp được và nhất là viết về đề tài dân tộc – một trong những đề tài khó viết bởi tính đặc thù về bản sắc văn hóa vùng miền Viết cho đúng, trúng về đề tài miền núi và dân tộc là một việc
vô cùng khó khăn Ngoài những thao tác bắt buộc như kết cấu tác phẩm, bút pháp, vấn đề cần giải quyết còn là: để bắt kịp với văn chương hiện đại thì nhà văn miền núi còn phải dựng cho ra hình ra nét vùng đất, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của con người, miền đất mình đề cập Muốn vậy nhà văn buộc phải thâm nhập, phải hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, phương thức canh tác, cách sống, cách nghĩ cho đến đất đá, khí hậu, cây cỏ, tức là trước khi thành nhà văn nhà văn buộc phải là nhà nghiên cứu văn hóa Trong tham luận của
một cuộc Hội thảo về đề tài Miền núi, dân tộc ông đã phát biểu: “Đã qua lâu
rồi cái thời động nói, động viết đến dân tộc và miền núi là động đến ngô nghê, cái tao, cái mày, cái lạc hậu (đây là tôi nói cái chung, thành thật xin lỗi nhà văn suốt đời tâm huyết và thành công trong đề tài này), đã đến lúc nhà văn phải nhìn nhận khách quan, tổng thể về lịch sử, văn hóa, nhân cách, tính cách của người miền núi Lấy tác phong, lối sống hiện đại mà ta gọi là văn minh, là tiến bộ gò ép vào cách nghĩ, cách sống, văn hóa người miền núi là sai lầm không thể dung thứ, là “ngươi viết ngươi đọc, ta có thế nào ta sống thế.”
Với sự nỗ lực và quyết tâm đúng hướng, Đoàn Hữu Nam đã thành công
ở mảng văn xuôi Song song với các tập thơ Đêm không em – NXB Văn hóa
dân tộc (1994), Trường ca Luân Hồi – Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai
(1997), Dấu nối thênh thang – Nhà xuất bản Hội Nhà văn (2006), ông lần lượt xuất bản các tập truyện, tiểu thuyết: Ý nguyện - Tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (1994), Đi tìm bố - Truyện thiếu nhi - NXB Kim Đồng (1998), Tình rừng - Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2000), Hằng Nga đưa cuội về giời – Nhà xuất bản Kim Đồng (2000), Dốc
người – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Công an nhân dân (2001), Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2004), Nhà xuất
Trang 33bản Lao Động tái bản năm 2010), Thổ phỉ - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Hội
Nhà văn năm 2010)
Đoàn Hữu Nam không chỉ viết văn, làm thơ, ông còn tham gia viết kịch bản điện ảnh và khá thành công trong lĩnh vực này Những kịch bản viết về đề tài Miền núi, dân tộc của ông lần lượt được các hãng phim lớn sản xuất, công
bố, đó là: Tình rừng - phim truyền hình (2 tập) - Điện ảnh chiều thứ bẩy – Đài Truyền hình Việt Nam, Kỷ vật đồng đội – Phim VIDEO – Hãng phim Quân đội nhân dân, Mùa xuân đã về - Kịch bản phim VIDEO – Hãng phim truyện Việt Nam I, Đất thiêng – Phim truyền hình (6 tập) – Phim Văn nghệ chủ nhật – Đài Truyền hình Việt Nam, Rừng thiêng – Phim truyền hình (15 tập), Lửa rừng – Phim truyền hình (15 tập) – Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC cùng nhiều kịch bản phim tài liệu nghệ thuật khác
Văn chương chữ nghĩa đã trả nghĩa cho ông Những cuốn sách, kịch bản
đã đưa ông đến với bạn đọc, trở thành hội viên các Hội: Nhà văn Việt Nam, Điện ảnh Việt Nam, Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, đã cho ông nhiều gặt hái như: Giải Nhất cuộc thi bút ký, truyện ngắn 2003 – 2004 do Tạp chí Văn hóa dân tộc tổ chức; 1 giải
A, 1 giải C – Giải thưởng viết kịch bản phim về đề tài dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa tổ chức năm 2007, 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C, – Giải thưởng hàng năm của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2000, 2002,
2008, 2010), 1 giải Nhì - Cuộc thi viết kịch bản phim về đề tài môi trường do
Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Hội Điện ảnh, Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức, cùng nhiều giải thưởng Văn học nghệ thuật địa phương với giải thường, văn chương cùng với việc hoàn thành xuất sắc chức trách công chức, ông đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba
Trang 34Sự nghiệp sáng tác văn chương của Đoàn Hữu Nam xuất hiện chính thức
và đều đặn bằng thơ vào những năm 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhưng thành công hơn cả với nhà văn là tiểu thuyết Viết tiểu thuyết quả thực
là một công việc rất khó, bởi vì tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có một vốn kiến thức, vốn sống, vốn văn hóa sâu rộng Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đến với bạn đọc rất mộc mạc, rất chân chất nhưng chứa đựng ở trong đó là cả cuộc đời, sự tâm huyết và niềm đam mê văn học Anh đã dày công tìm hiểu văn hóa dân gian ở Lào Cai, những lễ hội và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Mông, Phù Lá để rồi đưa vào tác phẩm của mình những giá trị độc đáo và sinh động, điển hình như Lễ cấp sắc của người Dao
đỏ trong tiểu thuyết Dốc người và Thổ Phỉ, như Lễ cúng ma của người Giáy
ở Tình rừng và Trên đỉnh đèo giông bão Bạn đọc không khỏi ngỡ ngàng
khi được chứng kiến những phong tục độc đáo và không kém phần kì lạ đầy
bí ẩn và lôi cuốn của họ… Nhưng ẩn chứa ở trong đó là cả một giá trị sâu sắc
về nhân sinh, về đời sống tinh thần, về con người, về phong tục tập quán và nếp sống về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên cương của Tổ
quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có “con sông Hồng chảy vào đất Việt” Ở
nơi đó có một sức sống mãnh liệt đang mơn mởn, xanh tươi, có núi rừng bí ẩn với đỉnh Phan Shi Phăng hùng vĩ gợi nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt của mảnh đất tươi đẹp này
Tuy tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Hữu Nam cũng không tránh khỏi những thiếu xót, vụng về ở một số mặt, nhưng dù sao tiểu thuyết của ông đã
có những điểm mạnh nhất định và đã góp một phần nhất định cho sự phát triển của văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi ở Việt Nam
Những thuyết của Đoàn Hữu Nam được bạn đọc biết đến đó là : Tình
rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000, Dốc người –
Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2001, Trên đỉnh đèo giông
bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, Nhà xuất bản Lao động
tái bản năm 2010, Thổ phỉ - Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm
Trang 352010 Trong số đó tiểu thuyết Tình rừng và Thổ phỉ đã được chuyển thể
thành kịch bản điện ảnh… Đây là những thành tựu đáng ghi nhận của ông Với nhà văn Đoàn Hữu Nam, việc làm thơ, viết văn là cả cuộc đời và gắn liền với vốn sống Ở ông đã toát lên một niềm tin và tình yêu cháy bỏng của một người cầm bút, một người làm nghệ thuật và sáng tạo không mệt mỏi Những đóng góp đó tuy chưa thật nhiều nhưng đã góp thêm một phần độc đáo trong sự phát triển của vườn văn xuôi dân tộc miền núi giàu hoa giàu sắc và góp phần cho sự phát triển chung của nền văn học đương đại Việt Nam
Tiểu kết chương 1:
Như vậy ta có thể nói rằng cùng với dòng văn học dân tộc miền núi trong một thời gian không dài nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho văn học nước nhà Những thành tựu ấy quả thực đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển của văn học thiểu số và cho nền văn học nước nhà Bước đầu tìm hiểu và khám phá cuộc đời và quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Đoàn Hữu Nam Đặc biệt là những đóng góp của ông cho với văn xuôi dân tộc miền núi Tây Bắc trong đó tiểu thuyết là một trong những lĩnh vực khá thành công của nhà văn Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật ấy, Đoàn Hữu Nam đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, khám phá và là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp trong sự phát triển của văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
Trang 36Chương 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÖI
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM 2.1 Bức tranh hiện thực sống động về miền núi
2.1.1 Hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi
Mỗi nhà văn thông qua thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm của mình đều muốn gửi gắm một quan niệm nghệ thuật nhất định về hiện thực đời sống Các nhà văn viết về dân tộc và miền núi cũng muốn gửi gắm những thông điệp của mình về hiện thực sống động của miền núi
Vào khoảng đầu những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của văn học hiện đại, trên văn đàn cũng xuất hiện một số tác phẩm viết về miền núi, dân tộc với một thế giới hoang vu và chứa đầy bí ẩn Đây là mảnh đất màu mỡ tạo đà cho các nhà văn thoả sức phóng túng trí tưởng tượng của mình Sức hấp dẫn của đề tài này là sự kì lạ, bí ẩn về những phong tục tập quán, lối sống của những người dân miền núi với một thiên nhiên thật dữ dội,
bí hiểm, nhưng đôi lúc cũng rất thơ mộng, trữ tình Viết về mảng đề tài này
nhiều nhất phải kể đến nhà văn Lan Khai với hàng loạt tác phẩm: Rừng
khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Hồng thầu, Suối đàn, Đỉnh non thần, Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Gò thần ;
Ngoài ra những tác giả khác cũng góp một vài tác phẩm như: Lan rừng của Nhất Linh, Đỉnh non Tản, Cô Dó của Nguyễn Tuân, Tiếng khèn của Khái Hưng,
Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh, Khói lam chiều của Lưu Trọng Lư
Những năm sau 1945, một số nhà văn như Tô Hoài (với các tác phẩm:
Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường…), Ma Văn Kháng (Đồng bạc trắng hoa xoè) cũng quan tâm tới đề tài miền núi Hiện thực được phản ánh trong
những tác phẩm của họ mang đậm tính lịch sử, gắn liền với cách mạng, với sự đấu tranh quyết liệt để đi đến đổi đời của con người vùng cao Đặc biệt trong
Trang 37sáng tác của Ma Văn Kháng và một số nhà văn khác như Mạc Phi (với tác
phẩm Rừng động), Phượng Vũ (với tác phẩm Hoa hậu xứ Mường)… hiện
thực về cuộc đấu tranh của nhân dân vùng cao với nạn nổi phỉ và tố cáo tội ác man rợ của thổ phỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nước ta được phản ánh khá phong phú
Nằm trong mạch nguồn này, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam cũng tập trung phản ánh hiện thực lịch sử về cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở những tỉnh miền núi phía Bắc
Có thể nói Đoàn Hữu Nam là người “sinh sau đẻ muộn” khi viết về thổ phỉ nhưng nhà văn lại “biết làm mới” một đề tài đã cũ Người đọc có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của ông “những phong tục, tập quán, lễ cấp sắc cho tới
những âm mưu thâm độc, những mưu ma chước quỷ, những hành động dã man của bọn phỉ như mổ bụng, moi gan, cắt đầu, xẻo tai, ăn sống, nuốt tươi, những cảnh làng bỏ hoang, người dân điêu đứng, bị hãm hiếp…” (Lâm
Tiến) Đây là những hiện thực đã từng được các nhà văn như Mạc Phi, Phượng Vũ hay Ma Văn Kháng phản ánh trong những tác phẩm viết về miền
núi Nhưng điều đáng nói là Đoàn Hữu Nam đã “xâu chuỗi những sự kiện
những nhân vật tạo nên một bức tranh khá đầy đủ, khá sâu sắc, khá sinh động
về thổ phỉ Chưa có cuốn tiểu thuyết nào viết về thổ phỉ lại tập trung đến như vậy” (Sương Nguyệt Minh) Đó là đóng góp đáng trân trọng của tác giả
Nhìn một cách tổng thể, tiểu thuyết Thổ phỉ mang hơi hướng sử thi, là
bản hùng ca chép từ bi kịch lịch sử một vùng đất nhiều đau thương nơi địa đầu biên giới nước ta Thông qua tác phẩm này, nhà văn đã tái hiện một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa sâu rộng
Trong Thổ phỉ tác giả đã dựng lên một thời kỳ đấu tranh dai dẳng đầy
gian khổ, huynh đệ tương tàn tại vùng Tây Bắc của đất nước Đó là bối cảnh chiến đấu ác liệt trong tiễu phỉ ở vùng Phòng Tô, vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong cục diện kháng chiến chống Pháp, tiễu phỉ của đất
Trang 38nước Qua sự kiện nổi thổ phỉ trên địa bàn Hồ Thầu – Phong Thổ, Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một loạt bối cảnh đấu tranh tư tưởng giữa ta và địch, giữa ta với ta, giữa địch với địch, lật ngược, lật xuôi việc nổi phỉ, tiễu phỉ, tập trung việc lý giải việc nổi phỉ và cuộc đấu tranh giành đất, giành dân đầy gian nan của những chiến sỹ cách mạng trong giai đoạn lịch sử những năm 50 – 60 của thế kỷ XX “Từ năm 1950 đến năm 1955 Tây Bắc bốn lần nổi phỉ, bốn lần bị
dẹp, nhưng dẹp gì, đánh gì thì mầm mống, khát vọng vẫn là hòn than ủ trong
lòng người, lòng rừng” (Trên đỉnh đèo giông bão) Điều này đã phản ánh
một sự kiện lịch sử có thật: Dưới sự hà hơi tiếp sức của người Pháp, người
Mỹ, bọn thổ phỉ ở Phong Thổ - Lai Châu nổi dậy đồng loạt, thành lập mặt trận tự trị, cướp của, giết người, hãm hiếp dân lành, lật đổ chính quyền Sau
đó chúng bị trấn áp, đánh tan, bị bắt hết đến tên cuối cùng
Bằng tư duy và hư cấu nghệ thuật của nhà văn, qua những tiểu thuyết của mình Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một thế giới thổ phỉ tăm tối, quỷ ác của bọn phản cách mạng Bên cạnh hình ảnh của núi non hùng vĩ, con người miền núi thật thà, nhân hậu, dũng cảm, đã tin gì là tin đến cùng, tác giả đã rất thành
công khi tái hiện tội ác của thổ phỉ Đó là hiện thực thật thảm khốc “chỉ qua
một đêm thôi mà cả cái bản đông vui biến thành một bản chết Cả bản không một bóng người, không một bóng trâu, ngựa, lợn, gà” [25, tr 296] Còn lại là
gì sau một đợt đụng độ với phỉ? “Ngôi nhà ông trưởng bản bị đốt lúc đêm giờ
chỉ còn những cây cột bốc khói Mùi lửa, mùi thịt, ngô, gạo cháy váng vất Một con trâu bị lóc hết thịt chỉ còn bộ khung xương nằm chỏng chơ trên đám
cỏ bị quần nát Ruồi nhặng Cơ man là ruồi nhặng Chúng bay vù vù khắp nơi, chúng đậu đen trên những mẩu xương, mẩu da, trên đám phân vung vãi”
[25, tr 296] Đó là hiện thực tàn khốc về cảnh bản làng cháy, ruộng nương
hoang hóa, tiêu điều, người chết như ngả rạ: “Xác chết còng queo trên suối
cạn Xác chết túm tụm vào chỗ gốc cây Máu Máu từ những xác chết mắc lại làm dòng suối loang đỏ Máu bết lại trên cát Máu phun nhuộm đỏ cây cỏ ven suối, chân rừng” [25, tr 403]
Trang 39Đặc biệt, nhà tiểu thuyết đã vẽ nên một thế giới tội ác khủng khiếp do bọn thổ phỉ gây ra Những người dân con em đồng bào dân tộc thiểu số lam
lũ, còm cõi, mòn mỏi trong cảnh nồi da xáo thịt Cái ác cứ ngang nhiên tồn
tại, hoành hành, tác oai tác quái trong loạn phỉ: “Bản Tà Thàng hơn một trăm
nóc nhà, bình thường nhộn nhịp chó kêu, ngựa hí, người khóc, người gọi nhau giờ vắng lặng như bản hoang Trên cây cơi lủng lẳng hai xác chết, trần truồng như nhộng Một xác bị móc mắt, hai hố mắt sâu hoắm, đen ngòm như đầu lâu thây ma Một xác bị mổ bụng, phanh ngực, toàn thân bết máu, ruột chảy lòng thòng, bụng, ngực trống hoác ” [25, tr 357]
Hiện thực được tác giả phản ánh cho thấy những hành động tàn bạo, man
rợ, mất hết tính người của những kẻ theo phỉ, là lời tố cáo đanh thép về tội ác của phỉ đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phải gánh chịu trong những năm nổi phỉ
Khác với các nhà văn khác khi viết về thổ phỉ, thông qua tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu Nam đã giải mã một cách rõ ràng, cụ thể về thổ phỉ thông qua những hình tượng nghệ thuật sinh động Chúng là ai ? Đó là một bộ phận nhỏ người Mông, người Dao, người Tày, người Nùng, người Giáy và cả người Kinh… Tất cả đều là con dân nước Việt Thổ phỉ chỉ có ở rừng núi hoang sơ, xa xôi heo hút Cầm đầu họ là những tên lọc lõi, dã man chuyên gây tội ác trong một thời gian dài không chỉ tính bằng ngày bằng tháng Đoàn Hữu Nam - qua hiện thực phản ánh trong tác phẩm cho người đọc một sự cảm nhận đầy đủ và sinh động về bản chất, hoạt động, hành trạng của đối tượng này Con đường dẫn họ vào rừng cầm súng chống lại nhân dân không phải vì hành động có lý tưởng riêng mà chỉ do u tối, nhẹ dạ cả tin, bị kích động, tham lam, do hiểu lầm hay do bị ép buộc…
Trong Thổ phỉ, Đoàn Hữu Nam tái hiện rõ nét một tổ chức có hệ thống
của bọn phỉ Triệu Tá Sắn là Tổng chỉ huy, dưới là bộ tham mưu gồm Hoàng Seo Lùng, Bàn Vần Sing, Lý Văn San, thầy mo Bàn A Quấy… Đằng sau là
Trang 40cột trụ tựa đỡ, nuôi dưỡng của người Pháp, người Mỹ Bọn này đã sử dụng những kẻ phản cách mạng trong nước, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người ở một số vùng nổi loạn chống phá thành quả cách mạng Thổ phỉ rất lì lợm, bị du kích bắt dong đi dọc đường, dù bị trói cũng liều mạng lao xuống vực, trốn được thì trốn, không thì chết vẫn cứ làm Hành động của chúng đầy
tính chất thú vật: “… phút chốc cái bụng trắng hếu của anh bị rạch làm đôi,
hai bàn tay hung bạo thò vào khoang bụng đang phập phồng móc ra hai lá gan đưa cho viên chỉ huy Viên chỉ huy lừ lừ lấy bình tông rượu tu một ngụm rồi đưa lá gan lên cắn, xé, nhai, nuốt, mồm miệng hắn nhoe nhoét máu trông chẳng khác gì hang hốc của người phụ nữ sau khi đẻ” [25, tr 295] Những cái
đầu thổ phỉ tối tăm, trong lúc hoảng loạn vì đói rét, bị truy sát đã săn bắt khỉ rồi gán cho mỗi con một cái tên Việt Minh, lập toà án xử khỉ, hành hình đàn khỉ cho đến khi chúng phát điên phát dại thì phạt đầu khỉ múc óc ăn nhồm nhoàm Bằng sự hiểu biết sâu sắc, tư duy nghệ thuật và bằng hình tượng văn học Đoàn Hữu Nam đã xây dựng được một hiện thực lịch sử sống động, mang ý nghĩa khái quát cao, gây ấn tượng mạnh mẽ về hiện thực lịch sử đầy cam go
đã diễn ra trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao của nước ta Trong tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu Nam còn dựng lại khung cảnh miền núi thời kỳ chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, cán bộ, dân chúng vô tư, háo hức song cũng còn nhiều ấu trĩ, có nhiều khó khăn và bọn phản động đã nắm rõ điểm yếu này, ra sức chống phá, lôi kéo dân chúng, đưa cách mạng đi hết bị động này đến bị động khác Tác giả cũng đi sâu xây dựng khá thành công hình ảnh những cán bộ, bộ đội hết lòng vì dân chúng, vì cách mạng Đó là Bí thư châu ủy Long dẻo dai sức chịu đựng, vững vàng, đầy bản lĩnh, không nhụt chí, kể cả khi cách mạng, chính quyền rơi vào tình thế bị động, phải trốn tránh vào rừng Đặc biệt hình tượng các nhân vật cách mạng khá chân thực, đậm tính đời thường, được soi chiếu nhiều chiều từ góc độ đời
tư Chính vì vậy, những nhân vật này không giáo điều khô cứng, mà sống cuộc sống của một con người bình thường, lãng mạn, hứng khởi