Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo định nghĩa của tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì cốt truyện
là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật
nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức
của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [6, tr. 99].
Theo Lê Huy Bắc “cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác… Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo được sức hấp dẫn tối đa cho người đọc”.
Như vậy sức hấp dẫn, lôi cuốn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức thuyết phục của chủ đề tư tưởng tác phẩm và thể hiện được cuộc đời, số phận nhân vật. Một cốt truyện hấp dẫn phải thể hiện rõ kịch tính, tức là nó phải được kết cấu theo một trình tự kịch như xung đột kịch (có mở đầu, cao trào,
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giải quyết vấn đề và kết thúc). Nếu như văn học giai đoạn năm 1945 - 1975 với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức xâu chuỗi mạch lạc và chặt chẽ thì sau 1986 cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất tận của tâm trạng con người. Cốt truyện vẫn còn tồn tại song song bắt đầu bị biến dạng và phân rã. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính. Truyện không theo trật tự thông thường, từng mảnh đời nhân vật bị chia ra, bị phân tán vào ký ức lôn xộn, khắp nơi, rời rạc của nhân vật chính. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảng ghép bị đảo lộn, xáo trộn về hình thức logic thông thường. Trong sáng tác của các tác giả miền núi hiện đại, hầu hết đều có cốt truyện đơn giản hoặc lỏng lẻo, mơ hồ, khó nắm bắt, khó kể lại. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật chủ yếu triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ. Nhân vật của họ sống ít với thời gian của các biến cố, sự kiện dồn ép như con người trong văn học cách mạng. Con người miền núi hôm nay không sống với không gian đời tư, không gian sinh hoạt và trong dòng chảy hồi ức – hiện đại – tương lai đan cài phức tạp.
Khảo sát tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, chúng tôi nhận thấy, cốt truyện chủ yếu được viết theo kiểu cốt truyện gắn với sự kiện lịch sử và kiểu cốt truyện gắn với sự kiện đời tư.