Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 92 - 95)

Ngôn ngữ ảnh hưởng của văn học dân tộc dân gian là thứ ngôn ngữ kế thừa một cách sâu sắc lời ăn tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số được kết tinh và truyền qua nhiều thế hệ. Tất nhiên sự kế thừa đó không phải là sự vay mượn một cách tuyệt đối, đơn giản, mà là một sự vận dụng có nâng cao sáng tạo. Không chỉ đối với các nhà văn dân tộc, những tác giả người Kinh đã từng gắn bó cùng đồng bào thiểu số, đặc biệt là đã từng nghiên cứu văn hóa văn học dân gian dân tộc thiểu số thì vốn hiểu biết văn hóa, văn học dân gian phong phú đó cũng chắp cánh cho những sáng tác của họ. Như vậy, tiếp thu văn học dân gian cũng là một đặc trưng quan trọng tạo nên đặc điểm riêng biệt của bộ phận văn xuôi viết về dân tộc miền núi.

Đoàn Hữu Nam là một tác giả người Kinh, nhưng với niềm say mê văn hóa dân gian ông đã tiếp cận và nghiên cứu văn hóa người dân tộc Dao, Mông, Phù Lá ở Lào Cai. Trước khi viết tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão,

Thổ phỉ các kịch bản điện ảnh ông đã hoàn thành 2 công trình nghiên cứu văn

hóa dân gian, đó là công trình Lễ cấp sắc của người Dao đỏ Văn Bàn – Lào Cai, và công trình Người Phù Lá ở Lùng Phình – Bắc Hà – Lào Cai. Cả hai công trình này đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao, xếp hạng A. Ngoài ra ông còn có mấy chục bài viết giới thiệu phong tục tập quán các dân tộc Dao, Nùng, Mông, Phù Lá ở Lào Cai.

Chính vì vậy, người đọc dễ nhận thấy một trong những điểm mạnh trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đó là nhà văn đã khai thác triệt để vốn văn hóa văn nghệ dân gian của các tộc người. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, ước tính có khoảng hơn 524 thành ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết Thổ phỉ mà không có sự trùng lặp. Rõ ràng đây là một lượng vốn

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành ngữ, tục ngữ rất rộng và quan trọng là tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn, thành thạo và có sự sáng tạo nhất định.

Đoàn Hữu Nam đã biết kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa thành ngữ, tục ngữ, triết lý dân gian và cái lý người Dao với kiến thức học trong sách vở, học ở trải nghiệm ngoài đời, đưa vào tiểu thuyết của mình nhiều câu, nhiều đoạn triết lý nhân sinh với tần suất dầy đặc. Chẳng hạn như, để chỉ sự heo hút, hẻo lánh của một vùng rừng núi, tác giả viết: “Tay vua với tới khó khăn, ngựa

quan đi qua chẳng kịp dừng”. Đề cập đến phong tục tập quán của mỗi vùng

đất, tộc người, tác giả viết: “Ở nơi nào có cách thắp hương của nơi ấy”.

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những thành ngữ, tục ngữ được đề cập đến nhằm thể hiện nếp sống, nếp nghĩ của người vùng cao. Ví dụ:

- “Một người bắc cầu trăm người qua, một người sao sách trăm người xem”. - “Lửa nóng tro nóng, lửa lạnh tro lạnh”

- “Muôn lời nói ra đều thuận tai, muôn vật làm ra đều thuận mắt”(Thổ phỉ)

Một trong vài thế mạnh của nhà văn Đoàn Hữu Nam là khai thác vốn văn hóa văn nghệ dân gian của các tộc người. Trong lời trần thuật, các thành ngữ thường xuất hiện khá nhiều. Nó thể hiện kinh nghiệm sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những thành ngữ kiểu như:

"Nước lên cá ăn kiến, nước xuống cá làm mồi cho kiến", "Được lòng nỏ, mất lòng sóc",

"Rễ cây ngắn, rễ người dài"…. (Trên đỉnh đèo giông bão)

“Bấc thấm đến đâu, dầu ngấm đến đó” “Ong độc sợ sừng trâu”

“Khỉ già biết cành cây khô”.

Không chỉ sử dụng nguyên gốc các thành ngữ của các dân tộc thiểu số Dao, Mông, Tày… Đoàn Hữu Nam còn tiếp thu thành ngữ một cách sáng tạo và chuyển hoá chúng thành các vế câu mang tính ẩn dụ. Có thể liệt kê hàng loạt những trường hợp này:

88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

"Quạ già khôn hay đại bàng non khôn", "Con cua chết trước con ếch",

"Cây muốn lặng, gió chẳng dừng"... (Trên đỉnh đèo giông bão)

“Thân phận người đàn bà khốn khổ vùi tro bếp nhà người”

“Ăn cơm quên ruộng, ăn cá quên sông, đẵn cây xong quên rìu”…vv. “núi giữ chân người, người giữ chân núi

“Hà Bá mong mùa nước lũ để lấp cái dạ dày; hổ báo mong rừng động để khỏi phải khổ sở rình mồi”

“Rồng thêm vây, hổ thêm vuốt” …. (Thổ phỉ).

Tác giả còn sử dụng nhiều câu đó dân gian cho thấy sự tiếp thu kho tàng truyền thống hết sức phong phú. Ví dụ: “… Ngày xửa, ngày xưa, khi ấy cả vùng này như cái đĩa khổng lồ đơm đầy hoa thơm, quả ngọt. Vạn vật bám vào dòng nước từ dãy núi Phăng chắt ra để sinh sôi, nảy nở. Cây cối biết nhường nhau để đón mưa, đón nắng. Chim, thú biết cúi mặt chào người. Người già bảo con cháu: "Sống đất nuôi, chết đất phủ". Con trai bảo nhau: "Cây tựa cây mới thành rừng". Con gái đố nhau: "Thác cái chêm, đổi cái nhà, lấy cây tre, bắc cái cầu. Nghìn binh, vạn mã xuống ùn ùn" (Cầm cái chày, nghiêng cái cối. Cầm cái sàng, gạo lọt xuống nia). Trẻ con vừa nhảy lò cò vừa đố nhau: "Cái gì sinh ra không biết già?" (Mặt trời), "Cái gì già rồi không biết

chết?" (Đá), "Cái gì đếm được các đầu đá?" (Mưa rơi)...” [24, tr. 35]

Ngoài thành ngữ, tục ngữ, câu đố, tác giả còn lồng truyền thuyết vào cốt truyện như truyền thuyết núi Rồng, núi Chúa trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo

giông bão và đưa dân ca Giáy vào những trang miêu tả lễ hội. Ví dụ như:

Xưa nay hổ cậy thần rừng/ Thần rừng cậy hổ cho lừng tiếng thiêng/ Gặp thời

thần thánh chung chiêng/ Oai danh ông hổ liêng biêng cuối giời” (Thổ phỉ).

Vận dụng văn hoá, văn học dân gian là việc làm mang tính truyền thống của văn xuôi miền núi, như truyền thuyết về cô tóc thơm trong Mường Giơn

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngọc), truyện thơ Sa Dạ, Sa Rồng trong Xứ lạ mường trên (Hoàng Hạc) và vô số thành ngữ, tục ngữ Tày trong các tiểu thuyết của Vi Hồng... Việc cắm sâu vào cội nguồn dân tộc giúp cho tác phẩm có thêm sức nặng tư tưởng, thêm chất trữ tình và đậm đà thêm bản sắc. Tuy nhiên, nếu những chất liệu ấy không được chuyển hoá thành máu thịt của tác phẩm mà được cài đặt như một thứ đồ trang sức, phô trương chắc chắn sẽ tạo ra những hiệu ứng phi thẩm mĩ.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 92 - 95)