Cũng giống như các tác giả viết về đề tài cách mạng ở vùng dân tộc miền núi, Đoàn Hữu Nam cũng phản ánh trong tác phẩm của mình những con người cách mạng bám dân, bám bản từ miền xuôi lên miền núi như Bí thư khu uỷ Long, anh Bắc cán bộ (trong Thổ phỉ), hay các nhân vật như cán bộ Tài, bộ đội Hoàng (Trên đỉnh đèo giông bão)… Tuy nhiên những nhân vật này còn mờ nhạt, chưa thực sự tiêu biểu. Nhà văn dành nhiều tâm huyết và tập trung phản ánh những người dân tộc thiểu số có số phận bất hạnh, đau thương nhưng luôn biết hướng tới cuộc đời mới, đi theo cách mạng làm lại cuộc đời. Họ là những chàng trai vì thù hận giữa các dòng họ mà bị đẩy vào đời, cuốn theo cơn lốc cách mạng như Lay hay đơn giản chỉ là những kiếp sống nhỏ bé của những người phụ nữ vùng cao vì những luật tục, đói nghèo,
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lạc hậu, vì sự đàn áp của thổ phỉ mà cuộc đời trở lên bất hạnh, thê thảm đã vùng dậy đi theo cách mạng như Lin, Dỉ, Đàu, Pham… Hay có thể là người đứng đầu của một cộng đồng tộc người có uy tín trải dài cả một vùng rừng núi cũng thức tỉnh nhận ra chân lý: chỉ có đi theo cách mạng mới mang lại ấm no bền vững cho dòng họ đời đời.
Trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão, Sần Lay là nhân vật đại diện tiêu biểu cho người Giáy thức tỉnh đi theo cách mạng. Anh vốn là con trai của Sần Đạt - một dòng họ có vai vế, từng nhiều năm làm thổ ty ở miền rừng Suối Hoa. Nhưng trò đùa của số phận nghiệt ngã đã khiến anh rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình từ khi mới 13 tuổi. Trong một lần chơi trận giả, nhóm của Lay vô tình đốt đống rơm làm chết cháy thằng con trai họ Hồ. Lo sợ tới tính mạng của con, bố Lay đã đẩy anh ra vào rừng. “Từ đó, trò đùa của số phận đã đưa Lay, một thằng bé mười ba tuổi ra khỏi vòng tay của gia
đình, vòng tay của núi non, để dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt”. Trong cuộc
ra đi định mệnh ấy, đã có luc Lay phải trốn chui, trốn lủi, đã men theo con suối, dòng sông mà đi, mà sống. Trên con đường mưu sinh bấp bênh như leo trên dây, đã có lúc Lay tưởng mình phải bỏ xác ở những nơi xa tít tắp, không quê hương, bản quán, không bố mẹ, họ hàng. Nhưng, “trò tung hứng của số phận đã dành cho anh dịp may, cơn lốc cách mạng đã ào qua vùng anh trôi
dạt, nhận anh vào vòng xoáy của nó. Anh đã tham gia giành chính quyền ở
tận vùng Trung du xa xôi, rồi trở thành anh vệ quốc”[24, tr.59]. Và quan
trọng hơn nữa, Lay đã trở về giải phóng vùng đất mà anh đã chôn nhau cắt rốn, có gia đình, dòng họ, cộng đồng người Giáy của anh.
Cách mạng đã làm đổi thay cuộc đời chàng thanh niên người Giáy này. Cách mạng đã làm đổi thay một cậu bé 13 tuổi với những trò nghịch ngợm dại dột, với tầm nhìn hạn hẹp quẩn quanh nơi núi rừng thành một bộ đội Lay
“cứng rắn, điển hình cho người Giáy, khoẻ khoắn, chất phác, lấy việc làm của
57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cán bộ tuyên huấn người Kinh bất lực trước những lệ tục, lối sống của người dân tộc. Trong con mắt người dân Suối Hoa “Lời của Lay là lời của con suối chảy từ nguồn, của ngọn gió thổi qua đèo, qua núi. Ngọn lửa âm thầm tích tụ trong mỗi người được Lay khơi bùng lên, ai nấy nghe anh như nuốt lấy từng lời”[24, tr. 86]. Lay đã thuyết phục được dân bản - những người dân tộc Giáy như anh đi theo cách mạng:
“Bằng giọng nói nhẹ nhàng, dứt khoát, mang hơi thở của núi rừng, Lay thật thà kể về cuộc ra đi của mình, về những vất vả, gian truân trên dọc con đường trốn chui, trốn lủi. Anh kể về những người cách mạng đã cứu anh, đưa anh ra con đường lớn, dẫn anh về với quê nhà, về với những người mà anh yêu quý. Cuối cùng anh nói về cuộc đời mới, về phận sự của mỗi người dân
Suối Hoa hôm nay”[24, tr. 85-86]. Lay đã cùng cách mạng và dân bản giải
phóng được Suối Hoa khỏi nạn áp bức của chế độ thổ ty, sống cuộc sống của tự do, bình yên. Anh cũng tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong niềm hạnh phúc lớn lao của quê hương được giải phóng, được cùng Lin – cô gái Giáy xinh đẹp nên vợ nên chồng.
Cụ giáo Choong trên 90 tuổi, không chỉ đại diện cho trí thức người Dao, mà còn là đại diện cho người Dao ở Phòng Tô. Cụ là người hiểu biết thời thế, biết hành xử mọi việc theo đạo lý của dân tộc đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, có lý, có lẽ, nên cụ được mọi người dân tin yêu, kính nể. Nhưng cuộc sống và gia đình cụ giáo Choong cũng chịu đau khổ, mất mát, tang thương, … như những người dân khác dưới bàn tay ác độc, dã man tàn bạo của bọn phỉ. Các con trai, cháu chắt đều bị ép đi theo phỉ, gia đình thì phải cung phụng tiền của để nuôi phỉ. Nên cụ cũng được quần chúng đồng lòng, thương cảm. Sau khi được cán bộ Long giác ngộ, cụ quyết định hướng con cháu đi theo cách mạng, cụ được quần chúng ủng hộ và noi theo, góp phần vào việc đánh thắng phỉ, giải phóng hoàn toàn Phòng Tô.
Cụ giáo Choong hơn 90 tuổi là đại diện điển hình cho một lớp trí thức người Dao hiếm hoi, thạo chữ Hán, uy tín bao trùm cả một vùng bởi gia thế
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vọng tộc. Cụ giáo học chữ thông thái, đức độ, thâm trầm… như là thủ lĩnh tinh thần cho cả một vùng cộng đồng người Dao rộng lớn. Cụ trở thành “linh hồn, là tấm gương sáng về Nhân, Nghĩa, Đức, Trí cho cả vùng Sín Chải noi
theo” [25, tr. 94].
Nhân vật văn học cụ giáo chinh phục cả những người đọc khó tính bởi tính “hai mặt của tính cách”. Khi thì ẩn nhẫn, dấu mình, chờ thời, lúc lộ diện xuất thân, đối đầu. Cụ vừa là con trăn đá thâm trầm triết luận cuộn mình trong hang đá mùa đông, vừa là con hổ mãnh liệt rời khỏi hang lúc kiếm mồi. Tính hai mặt của tính cách không mâu thuẫn nhau mà thống nhất ở trong một con người biết thời biết thế, biết ẩn nhẫn chờ cơ hội. Đỉnh cao của tính cách này là: Cụ là một người rất ghét thổ phỉ, nhưng trong chừng mực nhất định, vẫn chấp nhận cho hơn một chục cháu chắt, gia nhân của mình đi theo thổ phỉ, chỉ vì đã cùng đường, không theo không được, theo mới bảo toàn được tính mạng, giữ yên được nhà họ Triệu. Nhưng, đến thời cơ, khi cách mạng kêu gọi, cụ đã đưa đứa chắt nội đầu quân làm bộ đội tiễu phỉ.
Có thể nói đây là lần đầu tiên văn học viết về dân tộc và miền núi đã đề cập khá rõ chân dung người trí thức dân tộc. Đó là hình ảnh cụ giáo Choong. Một người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Dao, thông hiểu chữ nho và biết lựa thời thế để sống. Nhân vật vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lí tưởng, là đóng góp riêng, độc đáo của Đoàn Hữu Nam vào mảng văn xuôi dân tộc và miền núi.
Những người phụ nữ miền núi trong trang văn của Đoàn Hữu Nam đều đẹp đẽ, trong sáng, có trái tim nhân hậu, dù gặp bao bi kịch đau khổ. Đó là Pham, Đàu (Thổ phỉ), là Lin, Dỉ (Trên đỉnh đèo giông bão). Họ luôn vượt lên số phận, chống lại những nghiệt ngã của cuộc đời một cách quyết liệt để giành lấy sự sống, lựa chọn con đường đầy ánh sáng cho tương lai của mình.
Lin vốn là cô gái xinh đẹp, có một gia đình yên ấm, nhưng tai hoạ ập xuống gia đình cô khi “cả nhà bị cụ Lý đẩy bật khỏi nơi chôn rau cắt rốn lên
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngụ tận lưng chừng núi này, nhà Lin như đàn cò gặp bão”. Rồi “bao nhiêu
của cải, ruộng đất nhà Lin mấy đời khai phá, gom góp phải nhập dần vào nhà Lý trưởng. Mẹ Lin đau đớn, tiếc của đã sớm bỏ bố con Lin. Bố Lin lâm vào cảnh cùng đường, suốt ngày làm bạn với bầu rượu. Lin như cây mận đắng
giữa hốc đá, ngày đêm chống chọi với nắng mưa, giá rét để tồn tại” [24, tr.
97]. Cả gia đình cô là điển hình cho những nạn nhân bi thảm của chế độ cũ dưới sự đàn áp của thổ ty, lý trưởng bị cướp bóc chiếm đoạt hết ruộng đất, của cải. Chỉ đến khi cách mạng về, người con trai Giáy mang lí tưởng mới trở về đã làm đổi đời Lin “lòng Lin vui phơi phới, chân cô líu ríu, tay cô tung tẩy, lòng cô muốn nhảy múa cùng những tia nắng lấp lánh. Mới hơn tháng trời gặp Lay, Lin như người được lột xác, thay máu. Từ một thôn nữ cam phận, vụt một cái, cô biến thành con chim gọi bầy, con cá gọi đàn. Nghe anh, cô và
lũ bạn của cô đã vượt khỏi bốn bức tường chật hẹp”[24, tr. 103]. Họ đã đến
với nhau, đến với đoàn thể, lập ra Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Đội dân quân tự vệ để cùng nhau đứng lên làm chủ đời mình, giải phóng Suối Hoa quê hương.
Không giống như Lin, Dỉ sinh ra là một cô gái bất hạnh khi mắc phải chứng bệnh lạ: “Cứ mỗi đêm thế này là ánh trăng lạnh lại như một thứ rượu mạnh, đúng hơn là những tia lửa ma quái luồn vào từng mạch máu của cô, làm cho hồn vía cô rối loạn, nhịp tim trong ngực không nhảy bình thường mà nó lồng lên như cần cối mùa lũ. Cái nóng từ gan ruột thúc lên làm cho mồm miệng cô khô đắng, da dẻ hừng hực, tưởng chừng chỉ cần xoè que diêm là
toàn thân bùng lên như cây đuốc” [24, tr.178]. Cô bị cộng đồng ghét bỏ, gọi
là ma cà rồng chuyên gây tai hoạ cho cả bản. Người con gái xinh đẹp đáng lẽ được hưởng hạnh phúc như biết bao người phụ nữ khác bị đẩy vào rừng sống lầm lũi như một bóng ma, chính “những tin đồn cùng những cái vô tình chết người đã bứt cô ra khỏi đồng tộc, làng bản, khiến cô như con thú bị săn đuổi
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ám ảnh về thân phận, về căn bệnh lạ của mình nữa khi cô gặp anh Hoàng – cán bộ cách mạng. Chính Dỉ đã cứu Hoàng khi anh mê man bất tỉnh trong hang đá lạnh sau lần đụng đầu với thổ phỉ. Hoàng không chỉ mang đến cho cô cảm nhận hạnh phúc của một người đàn bà được yêu thực sự mà quan trọng hơn nữa, anh đã chỉ cho cô chân lý chỉ đi theo cách mạng mới có thể thay đổi cuộc đời của mình.
Trong Thổ phỉ, Đàu cũng là một nhân vật khá sinh động. Đàu như “đám
mây của giời vô tư, trong sáng, mũm mĩm như bắp ngô căng sữa” [25]. Đàu
yêu Vương – chắt cụ giáo Choong, họ là điển hình cho tuổi trẻ, sức sống của núi rừng hoang dã. Đoàn Hữu Nam đã xây dựng một lâu đài tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, hoang sơ để Vương và Đàu trú ngụ, để thổi bừng sức sống, tươi mởn, xanh non vào vùng đất chết chóc, đói nghèo Phòng Tô luôn sống trong bần cùng, nơm nớp sợ hãi. Tình yêu tràn đầy lãng mạn của Vương và Đàu là điểm sáng lung linh, đẹp. Nhưng, sống trong sợ hãi giữa một không gian làng bản, núi rừng bất ổn bởi nòng súng, lưỡi lê thì số phận Đàu cũng bất hạnh như nhiều cô gái khác. Đàu bị ba tên phỉ thay nhau hiếp. Sống một cuộc sống bẽ bàng, hoảng loạn, lê lết, câm lặng. Một cây non xanh bị phạt gốc. Một mầm sống bị bầm rập. Một sức sống bị đốn phạt. Nhưng trên tất cả mầm sống ấy đã không gục ngã khi tiếp cận với cuộc đời mới. Đàu cùng Vương - người mà cô yêu thương tha thiết đã cùng nhau đi theo cách mạng, giải phóng bản làng khỏi nạn thổ phỉ.
Nhân vật văn học mà không có số phận thì hình ảnh rất mờ nhạt, thiếu sức sống và không ám ảnh. Trong Thổ phỉ nhân vật mang số phận bi đát, thê thảm nhất có lẽ là Pham. Pham là hiện thân cho nỗi khổ đau tận cùng của người đàn bà miền núi. Vốn là một cô gái dân tộc Dao xinh đẹp “sinh ra giữa rừng, được ánh trăng nhuộm thỏa thuê từ lúc chui ra khỏi bụng mẹ nên Pham
được thừa hưởng khá nhiều lộc của chị Hằng Nga’ [25, tr. 127]. Cô là kết quả
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ra, bố Pham lặn lội lên tận đầu con suối thiêng mang về hai ống bương nước. Từng gáo nước thiêng cùng với lời khẩn cầu của người cha thấm vào, tan
chảy trong da thịt Pham” [25, tr. 127]. Lời nguyện cầu thành tâm của người
cha như đã được thần linh thấu hiểu và cho thoả nguyện, Pham lớn lên „xinh đẹp như người giời. Da dẻ cô mát rượi như da rắn, trắng như vớt ra từ thùng bột gạo nếp. Đôi mắt cô lúc nào cũng lọc hết bụi bặm, cực nhọc, trong veo như sương mai. Mái tóc đen mượt thả dài tới khoeo bồng bềnh như dòng suối chảy giữa rừng thưa. Chạm tuổi mười ba các chàng trai quanh vùng đã bu
lấy cô như ong bu hoa, kiến bu mật” [25, tr. 128]. Người con gái xinh đẹp của
núi rừng ấy đã không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Cô lấy chồng nhưng bố chồng, và chồng suốt ngày u mê chìm trong khói thuốc phiện ma mị. Mãi cô cũng không có con. Hoàn cảnh trớ trêu, sắp đặt hay vô tình, đùa giỡn con người đến mức bố chồng và Pham bị “ném” vào một nơi đầy rắn rết trong sự tàn phá khủng khiếp của vòi rồng miền núi. Con dâu đang tắm khỏa thân chạy bão giông gặp bố chồng nghiện ngập đóng khố cũng chạy trốn giông bão trong hang tránh vòi rồng chật chội, tăm tối. Và điều khủng khiếp nhất trong đời cô đã xảy ra. Không đủ sức để chống lại sự thèm khát bản năng từ lão bố chồng u tối, vô học và thất thần khi đã giết chết hàng trăm con rắn độc cô đã bị cưỡng bức đến trụy thai - đứa con mà cô đang ao ước mong mỏi và hi vọng là sợi dây nối cô với gia đình. Không có con thân phận cô càng là con trâu, con chó trong nhà chồng.
Cô lấy chồng nhưng chưa một lần biết đến vị ngọt của tình yêu. Sau lần được cứu sống khi tự tử ở dòng suối, Pham đã yêu anh Bắc cán bộ bằng tất cả trái tim cuồng nhiệt của người đàn bà chưa một lần được yêu. Nhưng mối tình vụng trộm đầy khao khát, được sống đúng mình ấy cũng tan vỡ nhanh chóng và rơi vào bi kịch vì Bắc bị thổ phỉ giết. Pham không còn nơi nương tựa tinh thần, vật vờ như ngọn gió lang thang… là điển hình cho phụ nữ vùng cao thụ động, bị coi thường, khinh rẻ như đồ vật, không có quyền làm người.
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điều đáng nói là, nhà văn không chỉ dừng lại ở việc kể về thân phận đau khổ của Pham, mà nhân vật còn được đẩy lên tận cùng của thử thách khi tác giả đặt ra tình huống bi kịch. Cô chạy trốn gã bố chồng không xong. Lão và con trai theo phỉ vào rừng sống, đến lúc bị bộ đội truy sát gắt gao, không có gì