Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, văn xuôi viết về miền núi đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho nền văn học hiện đại nước nhà. Nó đã dựng nên bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống về con người miền núi trong cuộc cách mạng, trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những thành tựu rất đáng kể và ở mảng đề tài này, nó thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác cũng như sự kết tinh giá trị ở rất nhiều tác phẩm. Trong giai đoạn này, đã có không ít những nhà văn dành phần lớn công sức và tâm huyết cho đề tài miền núi. Họ cũng là những cây bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng... Họ là lớp người đi tiên phong, đặt nền móng, xây dựng và phát triển cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, tinh tế và trở thành món ăn lạ, hấp dẫn và là “đặc sản” vùng núi cao.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để có những thành tựu đó chúng ta phải kể đến đóng góp của những cây bút văn xuôi viết về đề tài dân tộc như: Vi Hồng (dân tộc Tày) – ông là người có nhiều đóng góp tiêu biểu cho nền cho sự phát triển của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Việc thể hiện sinh động và rõ nét bản sắc dân tộc trong tác phẩm – chính là một trong những phương diện tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Có thể nói văn hóa Tày đã thấm sâu vào tận đáy tâm hồn và trái tim của nhà văn, vì thế bản sắc Tày đã thấm đượm từ cảm hứng sáng tác đến hệ thống nhân vật, đến ngôn ngữ nghệ thuật… trong tác phẩm của ông… Ngoài Vi Hồng ra còn rất nhiều nhà văn đã có những đóng góp cho văn xuôi văn học dân tộc thiểu số như: Lan Khai là một trong những nhà văn người Kinh tiêu biểu thời kì này. Ông được mệnh danh là “nhà nghệ sĩ của rừng rú” vì “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng đầy rẫy những hình tượng nhiệm màu, đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa
cánh đồng bát ngát” (Trương Tửu). Trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
Lan Khai là người đầu tiên đi sâu vào việc tái tạo thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người dân tộc, miền núi. Tiếp đó là lớp nhà văn mới, họ tiếp bước các nhà văn đi trước, xây dựng cho mình phong cách sáng tác có cá tính và độc đáo riêng… Họ không chỉ góp phần công sức của mình trong việc xây dựng ngôi nhà văn học Việt Nam mà là những “chiến sĩ” trong mặt trận văn hóa các dân tộc và khơi nguồn cảm hứng bất tận cho kho tàng văn học dân gian các dân tộc trở lên mới mẻ và đầy sức quyến rũ. Họ đưa tiếng nói, giá trị văn hóa của dân tộc mình lên một tầm cao mới có tính thẩm mĩ, không những thế mà họ còn là những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, không ngừng tìm tòi và sáng tạo… Họ là những người cứu cánh, khôi phục những giá trị văn hóa tinh thần và là những người đưa văn học các dân tộc thiểu số trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học Việt Nam hiện đại.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng: văn học dân tộc miền núi Việt Nam thời kì hiện đại là bộ phận khăng khít cấu thành của nền văn học Việt Nam. Trong đời sống văn học nước nhà, bên cạnh đội ngũ sáng tác người Kinh còn có một đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu số. Lực lượng này ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều, chất lượng nghệ thuật ngày càng cao. Điều này chứng tỏ rằng văn học dân tộc miền núi trong hơn nửa thế kỉ qua đã góp phần bổ sung thêm một tiếng nói mới trong đời sống văn học Việt Nam với bao màu sắc lạ, nhưng rất đậm đà bản sắc dân tộc (trên tất cả các phương diện, từ nội dung phản ánh đến nghệ thuật thể hiện…). Chính vì thế mà văn học dân tộc miền núi Việt Nam ngày càng thu hút được đông đảo người đọc, thu hút được nhiều sự quan tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu, lý luận, phê bình nói chung, trong đó có các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình là người dân tộc thiểu số nói riêng.
Điều đó chứng tỏ rằng các nhà văn dân tộc miền núi đã góp phần chắp cánh ước mơ và thể hiện tiếng nói của dân tộc mình - những người con dân tộc Việt xây lên tòa lâu đài văn học Việt Nam ngày càng rực rỡ sắc màu. Họ đã khoác lên bộ trang phục “thổ cẩm” rực rỡ sắc màu núi rừng, lung linh, huyền ảo và đầy bí ẩn; họ đã mang bản sắc văn hóa dân gian, những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình một cách rất tự nhiên để cất lên tiếng nói nói về những suy nghĩ, những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng cháy bỏng với lòng tự hào tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ta có thể thấy được điều đó qua những trang văn của họ, đó là chất dân tộc luôn thấm đẫm trong cả nội dung phản ánh cũng như trong nghệ thuật thể hiện. Vẻ đẹp ấy vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa đậm đà hương vị sắc màu vùng cao.
Mặc dù nền văn học dân tộc thiểu số phát triển trong thời gian không được dài nhưng đã có những bước đi và thành tựu đáng nể. Đó là một trong những thành quả của sự vận động và phát triển không ngừng ở tất cả mọi phương diện từ thể loại cho đến nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành tựu ấy đã góp phần quan trọng cho rừng hoa muôn sắc văn học Việt Nam hiện đại… Trong khoảng thời gian ấy, văn học dân tộc miền núi đã có những đóng góp tiêu biểu và làm nên một diện mạo mới mẻ cho văn học nước nhà. Những thành tựu ấy là một kết quả nỗ lực không ngừng của các nhà văn, nhà thơ viết về đề tài dân tộc và con người miền núi. Họ là những người có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học và là một bộ phận không thể thiếu của văn học hiện đại Việt Nam.