Kiểu cốt truyện lịch sử

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 71 - 75)

Trước hết, cốt truyện dù liên quan đến bất cứ đề tài gì thì cũng vẫn là hư cấu nghệ thuật. Chỉ có điều, có những sự hư cấu tạo ra cảm giác như thật cho người đọc. Đó là do tài năng, và cũng là do mục đích của tác giả. Kiểu cốt truyện lịch sử là những cốt truyện có liên quan đến các sự kiện lịch sử, để thông qua đó nhà văn truyền tải những thông điệp nghệ thuật của mình một cách thích hợp nhất. Nghĩa là, cốt truyện lịch sử chỉ mượn đề tài lịch sử như một phương tiện, chứ không nhất thiết là sự thật lịch sử.

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số nhà văn đương đại khi xây dựng cốt truyện cho mình thường viết kiểu cốt truyện mang tính lịch sử đó là tái hiện về cuộc chiến tranh oanh liệt hào hùng đã đi qua của dân tộc, cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại của dân tộc. Trong tiểu thuyết, Đoàn Hữu Nam dựa trên sự kiện có thật của lịch sử để xây dựng cốt truyện mang đậm màu sắc lịch sử, đó là những trang viết dựa trên những câu chuyện có thật để tái hiện về một thời kỳ đấu tranh kiên cường của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong công cuộc bảo vệ làng bản, giữ gìn cuộc sống bình yên cho con em mình.

Trên đỉnh đèo giông bão là tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam hưởng ứng

cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có bối cảnh xảy ra tại vùng miền núi – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, khoảng những năm 1945 – 1948. Đó là thời kỳ chúng ta vừa giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, nhưng ở một số vùng miền núi xa xôi hẻo lánh cách mạng còn non trẻ nên các thổ ty bản địa đã làm mưa làm gió ở đất này.

Từ cuộc tranh giành, thù hận của hai nhà họ Sần và họ Hồ, tác phẩm tái hiện lại lịch sử Lão Nhai (tên cũ của Lào Cai) trong giai đoạn Việt Minh tiến đánh Quốc dân đảng, giải phóng các vùng, chống Pháp trở lại xâm lược. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng sự quyết đấu của hai họ đang dẫn đến cảnh một mất một còn thì vùng rừng được bộ đội vào giải phóng.

Trên danh nghĩa được tự do song cả vùng đời nọ sang đời kia bị ràng buộc chặt vào thổ ty, vào luật tục và sự nghèo đói nên ánh sáng của Việt Minh không soi rọi được tới người dân ở đất này. Để thu phục được lòng dân buộc những người cách mạng phải lăn lộn, “ba cùng” với dân bản, chịu nhiều hy sinh mất mát.

Sau biết bao chông gai, đối địch, với sự thất thế của thổ ty, sự ngộ ra của đồng bào những cố gắng của người cách mạng đã phần nào được đền đáp, những người dân dần ngả theo cách mạng, những người cách mạng đã có chỗ đứng trong bản làng. Các thế lực phản động theo đuôi thực dân Pháp bị đánh

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tan, vùng rừng được giải phóng song đời sống của đồng bào chưa thể bình yên, những kẻ phản động thoát ra rừng sau này sẽ trở thành kẻ cầm đầu nổi phỉ làm cho cả vùng lâm vào cảnh nồi da nấu thịt.

Nếu như tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 lấy cái chung để đánh giá cái riêng, lấy số phận cộng đồng để định đoạt số phận cá nhân, thì ngược lại, hướng đi chung của các tiểu thuyết đương đại là từ số phận cá nhân mà soi chiếu trở lại lịch sử và cộng đồng. Nhìn vào đề tài thì hướng đi của

Thổ phỉTrên đỉnh đèo giông bão theo một vòng tròn đồng tâm với Đồng

bạc trắng hoa xoèVùng biên ải của Ma Văn Kháng. Nhưng nhà văn lại

triển khai theo mạch cốt truyện riêng, không lặp lại việc thương thuyết với thổ ty và tiễu phỉ như hai cuốn tiểu thuyết kia, Đoàn Hữu Nam khơi sâu vào vấn đề khác: vấn đề thu phục lòng dân. Nhiều năm bị buộc chặt với thổ ty bởi luật tục, miếng ăn, sự mông muội và nỗi sợ cố hữu khiến người dân "sống trong nô lệ tự nguyện" và không dễ gì theo Việt Minh. Muốn giành dân, người cách mạng chỉ có con đường "ba cùng", hiểu dân và làm cho dân hiểu. Như vậy, theo cách ví của Gamzatov thì ở đây, tác giả đã không đi vào lối mòn của tiền nhân mà đã mở cho mình được một lối đi riêng qua khu rừng văn học.

Cũng với cốt truyện xâu chuỗi từ các sự kiện lịch sử, Đoàn Hữu Nam đã tái hiện một thời kỳ với nhiều phức tạp, rối ren, đen tối của dân tộc – thời kì tiễu phỉ của đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc nước ta qua tiểu thuyết Thổ phỉ.

Cốt truyện cũng được kết cấu thông qua ba tuyến nhân vật: bọn thổ phỉ, những người cách mạng và quần chúng nhân dân. Tác giả cho ba tuyến nhân vật này phát triển theo thời gian vật lý và xẩy ra trong một không gian vừa phải (châu Phòng Tô). Ba tuyến nhân vật đó đan xen nhau, các nhân vật, các sự kiện được tác giả đẩy theo từng nấc dẫn đến cao trào. Cả thổ phỉ, cả dân chúng đều thấy không thể nào sống như vậy được nữa. Đó là lúc lũ thổ phỉ sắp bị tiêu diệt và quần chúng đã hướng theo cách mạng. Kết thúc truyện, phỉ đầu hàng, Phòng Tô được giải phóng, gia đình cụ Choong ngũ đại đồng đường lại được đoàn tụ.

68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác phẩm xoay quanh cốt truyện về thời kỳ đấu tranh gian khổ, huynh đệ tương tàn tại vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là bối cảnh chiến đấu ác liệt trong tiễu phỉ ở vùng Phòng Tô, vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong cục diện kháng chiến chống Pháp, tiễu phỉ của đất nước. Qua sự kiện nổi phỉ trên địa bàn Hồ Thầu – Phong Thổ, Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một loạt bối cảnh đấu tranh tư tưởng giữa ta, giữa địch, giữa ta với ta, giữa địch với địch, lật ngược lật xuôi việc nổi phỉ, tiễu phỉ, tập trung lý giải việc nổi phỉ và cuộc đấu tranh giành đất, giành dân đầy gian nan của những chiến sĩ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử đó. Cốt truyện cũng tập trung một phần đáng kể giới thiệu về dân tộc Dao, một dân tộc cần cù, dũng cảm, trọng lý lối, ham học chữ, song nhu mì, cả tin. Trong lúc thời thế nhộn nhạo, mất phương hướng, do áp lực mù quáng cùng nhiều lý do khác nhau của người Dao cũng như nhiều người khác ở Phong Thổ đã bị lôi kéo hầu hết vào chiêu

bài toàn dân làm phỉ, gây nên cảnh hoang mang, nghi kị chính quyền mới,

nghi kỵ mọi người. Với đường lối và phương châm, phương pháp mềm dẻo, cương quyết cộng với sức mạnh của đất nước dồn cho việc tiễu phỉ cuối cùng ta cũng đánh tan bọn phỉ, lấy lại được bình yên cho nhân dân, song để có được chiến thắng này ta phải tốn không ít thời gian, xương máu và tiền của.

Có thể nói, mặc dù lấy yếu tố lịch sử làm sườn cốt, nhưng tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam không khuôn cứng trong những sự kiện lịch sử mà rất linh động trong việc triển khai cốt truyện đan xen giữa lịch sử và đời tư, hiện thực và huyền thoại. Cốt truyện tiểu thuyết Thổ phỉ mặc dù mang hơi hướng sử thi, kết cục cuối cùng “ta thắng địch thua cả nhà sum họp”, nhưng vẫn đan xen các yếu tố về đời tư như số phận của nhân vật Pham, Đàu…, về hiện thực đậm nhạt khác nhau. Tiểu thuyết Thổ phỉ không chỉ là bản hùng ca từ bi kịch lịch sử một vùng đất mà còn là tiểu thuyết đậm tính hư cấu nghệ thuật đặt ra câu hỏi dằn vặt: Tại sao con người cứ phải đánh nhau? Đây cũng là tư tưởng đậm tính nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc.

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, do xây dựng cốt truyện liên quan đến các vấn đề lịch sử mà Đoàn Hữu Nam đã đem đến cho người đọc một cảm giác chân thực khi tiếp cận với tác phẩm của anh. Và đặc biệt, quan trọng hơn nữa, lịch sử đã trở thành một phương tiện hiệu quả để nhà văn soi chiếu các vấn đề của xã hội, những góc khuất trong thân phận con người. Những vấn đề này nếu không được đặt vào bối cảnh lịch sử thì khó có thể được soi chiếu một cách vừa chân thực và lại vừa sâu sắc như vậy.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)