Khắc hoạ nhân vật qua miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 80 - 83)

Bên cạnh viêc miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã tập trung khắc họa nội tâm nhân vật. Theo quan điểm của Đoàn Đức Phương, nội tâm là khái niệm dùng để “chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật

chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình”. Lermontov cho

rằng “Lịch sử tâm hồn con người dù là tâm hồn bé nhất cũng hầu như thú vị và bổ ích hơn lịch sử của cả một dân tộc”.

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình xây dựng nhân vật, các tác giả miền núi thường có những cách thức khắc họa đời sống tâm lí nhân vật khá độc đáo. Nhân vật hiện lên khá rõ nét và để lại ấn tượng trong lòng độc giả nhờ những suy nghĩ, những diễn biến tâm lí của họ. Có khi nội tâm nhân vật được bộc lộ qua lời kể của tác giả. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật, hiểu những suy nghĩ của nhân vật và thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc đời sống nội tâm ấy. Những khát khao được sống, được yêu của Pham, của Đàu (Thổ phỉ); nhân vật Lay, Lin, Dỉ trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão.

Qua miêu tả tâm lý nhân vật, Hồ hằm hiện lên là kẻ cơ mưu túc trí “Nhớ lại lần đầu, khi vượt đèo Mây, lão không khỏi ngỡ ngàng. Vốn võ vẽ nghề địa lý, cái "hình sông, thế núi" của đất này đã làm cho lão sôi lên những dự định,

toan tính”[24, tr. 11].

Trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật là điều thường rất dễ nhận thấy. Ông là nhà văn rất tinh tế trong quá trình miêu tả những trạng thái cảm xúc, những chuyển biến tâm lý của nhân vật. Tùy thuộc vào từng nhân vật cũng như bộc lộ trạng thái tình cảm khác nhau mà nhà văn sử dụng cách miêu tả khác nhau. Có lúc nhà văn sử dụng cách đi sâu vào tâm lý nhân vật, nhất là những con người có số phận hẩm hiu, không may mắn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc vùng cao. Họ bị chèn ép bởi áp lực của những luật tục cổ hủ của một số phong tục tập quán lạc hậu. Ở họ luôn luôn khát khao có một cuộc sống tự do, hạnh phúc, không bị lệ thuộc, không bị áp lực bởi những luật tục và có những ước mơ của mình… Thông qua ngòi bút của mình, Đoàn Hữu Nam đã miêu tả diễn biến tâm lý của những con người này một cách chân thực, phù hợp với tâm lí – tính cách của con người miền núi.

Triệu Tá Sắn xưng "vua" trở thành thủ lĩnh là một tên đầu sỏ thổ phỉ khét tiếng, tác oai tác quái, vùng vẫy khắp vùng. Sắn là người Dao, được học, được hiểu biết, khôn ngoan, lọc lõi, ý đồ bá chủ luôn thường trực. Là người dân tộc

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bản xứ, hắn hiểu người Dao đến tận gốc rễ: nắm phong tục, hiểu sinh hoạt, thạo tiếng nói, thuộc đường đi, rõ tình người. Hắn tự hào tự mãn về những điều hắn có. Hắn đau khổ vì chưa thoả mãn vai trò bá chủ. Hắn lồng lộn tập hợp, lôi kéo, trấn áp, gây tội ác dã man để đạt được mục đích cá nhân. Hắn là một con người mà phần con hiện rõ hơn phần người khi cần thoả mãn dục vọng tầm thường. Hắn cũng là con người gian ngoan biết quên phần con đi để mưu đồ việc lớn. Triệu Tá Sắn được xây dựng phù hợp với cái nền hiện thực, hoàn cảnh, không gian nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rất sát thực với cuộc sống đời thường. Đây là nhân vật tiêu biểu làm nên sức nặng của tiểu thuyết Thổ phỉ. Sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa – lịch sử - con người cộng với sự kỳ công trong việc xây dựng nhân vật Triệu Tá Sắn của tác giả chính là yếu tố góp phần quan trọng có tính chất quyết định đối với tác phẩm và thế giới nhân vật trong Thổ Phỉ.

Bí thư châu ủy Long lại được miêu tả bằng bút pháp hiện thực bằng những mảng đan xen giữa ngoại hình, tính cách, đời sống nội tâm. Đó là con người có thân hình “mạnh mẽ, cứng cáp như cây lim, cây táu”, có tài đờn ca hát xướng khiến nhiều cô gái phải đổ quán xiêu đình, có tính cách kiên cường mà thâm trầm, sâu sắc, có đời sống nội tâm phong phú, biết đau nỗi đau của người khác, không mất niềm tin vào sự hướng thiện của con người. Qua đó, hình ảnh Long hiện lên là con người toàn diện, một chiến sĩ đầy bản lĩnh, luôn vững vàng trước sóng gió phong ba, là nhân tố then chốt làm nên chiến thắng của cách mạng. Chỉ đáng tiếc những mảng miếng này tuy đầy đủ nhưng chưa được tác giả chăm chút nhiều nên sắc màu còn hơi nhàn nhạt, chưa đậm nét.

Dường như bao nhiêu tâm sức của Đoàn Hữu Nam dồn cả vào nhân vật Triệu Tá Sắn. Con người này được Đoàn Hữu Nam dựng nên bằng hai phương pháp tiểu sử xen lẫn huyền ảo. Bạn đọc được cung cấp một lai lịch đầy đủ về Triệu Tá Sắn từ khi còn là giọt máu đỏ hòn trong bụng mẹ đến khi ra đời, đến tuổi trưởng thành, khi làm thổ phỉ cho đến những ngày tàn. Bạn

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đọc cũng được biết đến một Triệu Tá Sắn được hổ nuôi lớn, luyện đươc phép thôi miên của loài hổ, có tài hô phong hoán vũ, điều khiển âm binh... Hai lối viết này hòa quyện vào nhau tạo nên chân dung tên vua phỉ vừa hư vừa thực, vừa kỳ quái vừa rõ ràng, vừa âm u đáng sợ, vừa có nét dài dại ngây ngây... Đây là nhân vật được Đoàn Hữu Nam miêu tả thành công nhất.

Tuy nhiên, có một điều đáng nói là, tác giả Thổ phỉ chưa quan tâm đúng mức tới ngôn ngữ và tính cách của nhân vật, có nghĩa là những yếu tố sự kiện, tình tiết, nhân vật chưa được triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, phần độc thoại nội tâm để nhân vật tự nhận thức về mình và về nhân vật khác còn hạn chế.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)