Ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật. Qua việc miêu tả nhân vật, nhà văn có thể khơi gợi cho người đọc những liên tưởng chính xác về một con người, một thực tế tồn tại giữa cuộc đời. Đối với người viết, việc miêu tả ngoại hình nhân vật không đơn thuần là vẽ lên trước mắt người đọc một con người sơ cứng, đơn giản mà dựng lên chân dung một con người chân thực, một cá thể sinh động, hấp dẫn thể hiện được quan niệm, tư duy nghệ thuật của tác giả ở trong đó.
Trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, nhân vật trung tâm được miêu tả ở nhiều góc cạnh khác nhau, mối quan hệ khác nhau, đặc biệt là những chi tiết đặc trưng cho nét bên ngoài của các nhân vật như vóc dáng, khuôn mặt, đến mái tóc và ánh mắt… đó là những phương diện rất dễ nhận biết ở nhân vật.
Khi xây dựng nhân vật, Đoàn Hữu Nam cũng chú ý tới việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Bởi, ngay từ diện mạo, nhân vật đã gây một sự chú ý, ám ảnh trong lòng người đọc. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông phần lớn để lại ấn tượng như vậy. Đó có thể là một đứa trẻ khác thường, dị dạng về ngoại hình, với “thân nó ngắn chủn, nặng nề. Hai cẳng chân dài ngoẵng, gầy guộc như hai cái tăm cắm vào củ khoai. Hai cẳng tay đầy lông lá dài chấm hai đầu gối, hệt như tay vượn. Khuôn mặt ngắn lông lá viền quanh minh chứng cho sự
lại giống” [24, tr.134]. Ấn tượng nhất có lẽ là khuôn mặt của thằng: “Hai
cánh mũi trồi hếch lên như hai cái cửa hầm. Ngược lại cái sống mũi tẹt lõm
hẳn xuống như bị ai đó giáng vào đó một chày”[24,tr.134]. Nó như ma quỷ
hiện hình là con quỷ nhập tràng, là bóng ma ám ảnh cuộc đời của lão Vắn. Chính hình dáng này đã hé lộ cho người đọc về bản tính của nó sau nay, một tên tay sai khét tiếng reo rắc tai hoạ đến cho dân lành và cho cả những người thân yêu của hắn.
Những hành động quái dị đầy tàn ác của thằng Lù Tà sau mỗi lần về nhà thăm bố đã tố cáo bản chất bất nghĩa của hắn:
74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“…mỗi lần về nhà, cái thằng ngỗ ngược giời vật không chết ấy ít khi đánh động, hoặc đi vào lối cửa, mà nó thường ném vút sợi dây qua ngọn cột cái đầu hồi, vun vút leo lên gác. Từ trên gác, nó dõi theo từng cử chỉ của lão, rồi nghĩ ra những trò ma quái để hù doạ. Khi thì nó nhảy thụp từ trên sàn xuống làm cho lão hết hồn. Lúc nó lấy cái chày phang mạnh vào phên vách, làm lão giật mình ngã bổ chửng. Khi nó ném cum lúa sạt qua mang tai... Cứ
mỗi lần nghĩ đến chuyện nó về, là một lần tim gan lão thót lên rần rật.”[24,
tr. 140]. Thú vui của nó là hành hạ, doạ nạt làm cho kẻ mà nó gọi là cha phải khiếp sợ trong thảm hại thì nó mới hả. Bản tính nhân vật được bộc lộ thông qua hành động rất cụ thể và sinh động.
Cô bé Đàu khi còn ngây thơ, trong sáng được khắc hoạ „vô tư, trong sáng, mũm mĩm như bắp ngô căng sữa.... hai chân sáo lúc nào cũng nhảy
tâng tâng, giọng nói lúc nào cũng nhí nhảnh, hồn nhiên…” [25, tr. 184].
Nhưng sau khi gặp cảnh bị ba tên phỉ hãm hiếp, giờ chỉ còn là hình ảnh:“Cô giơ hai tay ôm lấy mặt, hai bàn tay bịt không kín khuôn mặt thành ra hình ảnh
múa may quay cuồng của ông thầy cúng già cứ hiện lên mồn một" [25, tr.
184]. Chỉ bằng hành động "giơ hai tay ôm lấy mặt", người đọc đã cảm nhận được nỗi đau đớn tủi nhục mà một người con gái đang phải chịu đựng.
Tất cả đã được Đoàn Hữu Nam tập trung miêu tả tỉ mỉ và mang vẻ riêng có sức hấp dẫn độc đáo.