Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ giầu hình ảnh

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 88 - 92)

Mặc dù không phải là người dân tộc thiểu số, nhưng Đoàn Hữu Nam đã từng gắn bó nhiều năm ở với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Đồng thời

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn hiểu biết văn hoá, văn học dân gian phong phú đã chắp cánh cho các sáng tác của ông thêm bay bổng, lãng mạn, đậm chất miền núi. Các thủ pháp ví von, so sánh liên tưởng thường được tác giả sử dụng với mật độ lớn. Điều này thể hiện rõ sự ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong cách viết của tác giả đồng thời tạo cho tác phẩm giầu chất thơ, phù hợp với cách phô diễn của người dân tộc thiểu số.

So sánh là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng với tần số cao nhất trong sáng của Vi Hồng. Theo thống kê của tác giả luận văn Đặc điểm tiểu thuyết

Vi Hồng, số lần sử dụng thủ pháp so sánh trong một số tiểu thuyết của Vi

Hồng là:

Mùa hoa bióoc loỏng: 676 lần/346 trang

Tháng năm biết nói: 596 lần / 371 trang Người trong ống: 403 lần/ 327 trang Đi tìm giầu sang: 323 lần/ 300 trang

Vào hang: 276 lần/314 trang” (Dẫn theo 41).

Không chỉ ở Vi Hồng mà cả Cao Duy Sơn, Triều Ân, Hlinh Niê… cũng thường xuyên sử dụng so sánh trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, thủ pháp so sánh không phải chỉ là sở trường riêng của các tác giả dân tộc thiểu số mà có thể coi là một thủ pháp đắc dụng của các nhà văn khi viết về dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách sử dụng khác nhau nhằm làm nổi bật ý đồ nghệ thuật và phong cách riêng của mình.

Trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam so sánh thường gắn liền với ẩn dụ và triết lý. Thủ pháp này được nhà văn vận dụng rất triệt để vì nó gần gũi với ngôn ngữ, lời nói, cách diễn đạt hằng ngày của đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao. Chẳng hạn:

Trong tác phẩm Trên đỉnh đèo giông bão, nhà văn đã sử dụng với một tần số rất cao các so sánh và ẩn dụ. Chính các so sánh, ẩn dụ này đã cấu thành nên hàng loạt câu văn có hình ảnh. Những câu có nhung có tuyết, chứa đựng

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những từ có cạnh sắc, những từ ngữ vàng mười. Miêu tả cặp vợ chồng muộn con, tác giả viết: "Bố mẹ nó... như hai hạt thóc lép, ủ từ mùa xuân tới mùa

đông vẫn không sao nảy mầm được" [24]. Hay tả người đàn bà Mông trong

cảnh chết đói: "Hai bầu vú chảy thượt, trông giống như cái lưỡi lợn ôi dán hờ

vào những dẻ xương sườn nhôm nhoam" [24]. Đó là những câu đóng đinh vào

bộ nhớ của người đọc. Có thể nói, so sánh là cứu cánh của văn chương. Một so sánh trúng, đắt làm sáng bừng cả câu văn, có khả năng đánh gục hàng loạt phương thức biểu đạt khác.

Cũng có khi, so sánh được tác giả sử dụng trùng điệp với những hình ảnh độc đáo, tạo ấn tượng sâu trong lòng người đọc. Chẳng hạn, khi miêu tả vẻ đẹp của Pham: "Gáo nước nước này do thần rừng ban tặng sẽ làm cho da con gái ta như phấn của hoa, như hương của đất”, “Gáo nước này là nguồn sữa của thần suối ban cho, nó sẽ làm cho tóc của con gái ta đen như gỗ mun, chảy dài như dòng chảy của thần.”, “Gáo nước này là ánh trăng soi qua kẽ lá, nó sẽ làm cho mắt con ta lóng lánh như mắt nai, tinh anh như mắt chồn, trong sáng như giọt nước mắt sung sướng của thần núi mỗi khi đón ánh bình minh.”… Pham xinh đẹp như người giời. Da dẻ cô mát rượi như da rắn, trắng như vớt ra từ thùng bột gạo nếp. Đôi mắt cô lúc nào cũng lọc hết bụi bặm, cực nhọc, trong veo như sương mai. Mái tóc đen mượt thả dài tới khoeo bồng bềnh như dòng suối chảy giữa rừng thưa. Chạm tuổi mười ba các chàng

trai quanh vùng đã bu lấy cô như ong bu hoa, kiến bu mật”[25, tr. 127-128].

Để khắc hoạ vẻ đẹp rực rỡ trời cho của người con gái miền sơn cước, Đoàn Hữu Nam đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật so sánh rất độc đáo, gây ấn tượng và mang đậm bản sắc văn hóa, gần gũi với lối diễn đạt, những tiêu chí về vẻ đẹp của người Dao. Đó là một vẻ đẹp tự nhiên, ban sơ, phóng khoáng và mạnh mẽ. Để làm toát lên vẻ đẹp đó, nhà văn đã lựa chọn sử dụng những thủ pháp phù hợp và hiệu quả. Chẳng hạn, tác giả đã sử dụng trùng điệp giới từ so sánh “nhƣ”. Từ “nhƣ” xuất hiện đến 12 lần trong một đoạn

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn miêu tả. Đối tượng so sánh rất cũng được chọn lọc rất độc đáo: nhƣ phấn

của hoa, như hương của đất, như gỗ mun, như dòng chảy của thần, như mắt

chồn, như giọt nước mắt sung sướng của thần núi mỗi khi đón ánh bình

minh,… như người giời, như da rắn, trắng như vớt ra từ thùng bột gạo nếp,

như sương mai, như dòng suối chảy giữa rừng thưa… Trong mắt bạn đọc, vẻ

đẹp của Pham hiện lên rực rỡ, trong sáng như hội tụ khí thiêng đất trời, cỏ cây, hoa lá, thần sông, thần suối…

Trong tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu Nam đã vận dụng nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần của dân gian, chủ yếu là văn hóa, văn học dân gian Dao – Mông, Dáy như tục ngữ, thành ngữ dân tộc Dao đỏ, … Ngôn ngữ dân gian đã đem lại sắc thái dân dã, mộc mạc nhưng cũng rất ươi mới, hấp hẫn cho các tác phẩm. Qua đó, nó diễn tả được môi trường, cuộc sống sinh hoạt còn đậm chất dân gian của vung Tây Bắc. Cách ví von, so sánh, liên tưởng cũng là một trong những thủ pháp được Đoàn Hữu Nam sử dụng với tần số cao trong các tiểu thuyết của mình. Đây cũng là một thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian, một cách nói đặc biệt sinh động. Các thủ pháp nghệ thuật này là một thế mạnh của các nhà văn dân tộc thiểu số và nhà văn viết về đề tài miền núi, nó được chắt lọc từ bề dày văn hóa dân gian mà họ được thụ hưởng. Đoàn Hữu Nam đã vận dụng và kế thừa những nét văn hóa dân gian ấy một cách sáng tạo trong từng trang văn của mình để rồi nó trở nên sống động, hấp dẫn và mang đậm màu sắc dân gian Dao, Mông, Dáy…

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Nếu như ngôn ngữ tự nhiên (hay còn gọi là ngôn ngữ phi nghệ thuật) là hệ thống tín hiệu đầu tiên con người dùng để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm được nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định thì các tác phẩm nghệ thuật lại được cấu tạo từ hệ thống tín hiệu thứ nhất có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Các nhà văn trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật luôn luôn có những tìm tòi, cố gắng để làm sao cho ngôn ngữ có thể phù hợp với nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Đoàn

86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hữu Nam cũng là một trong những nhà văn như vậy. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông cũng mang những nét phong cách riêng, không cầu kì, xa lạ mà rất gần gũi và dễ đi vào lòng người.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết đoàn hữu nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)