1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÀU SẮC TÌNH YÊU TỪ TIỂU THUYẾT TỐ TÂM TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT

27 488 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 208,5 KB

Nội dung

Thiết nghĩ đây là một hướng đi mà chúng tôi đã mạnh dạn đểkhai thác thêm, đi sâu những tầng vỉa mới của hai tác phẩm từ đó thấy được sự gắn bó hữu cơ, sự tiếp nối từ Tố Tâm cho đến Đoạn

Trang 1

MỞ ĐẦU

Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có một vị trí quantrọng trong lịch sử văn học dân tộc Với sự nỗ lực phi thường, dân tộc ta không chỉđứng lên sau những năm dài phong kiến, mà văn học thời kì này đã phát triển mạnh

mẽ để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Đây thực sự là một giai đoạn sôi động trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đạivới những cách tân lớn về thế loại, ngôn ngữ, hình thức và về quan niệm vănchương Với những cách tân này, hàng loạt tác giả, tác phẩm ra đời, chiếm lĩnhnhững đỉnh cao của thi đàn, văn đàn dân tộc Riêng thể loại tiểu thuyết, từ chỗ ảnhhưởng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, nó chuyển sang tiếp nhận tiểu thuyếtphương Tây Nó tự quảng bá mình qua hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở

Nam Bộ Hơn thế, nó còn tự ngời sáng, qua tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của

Hoàng Ngọc Phách: Tố Tâm Sự xuất hiện Tố Tâm của tác giả Hoàng Ngọc Phách

là sự xuất hiện của một cuốn tiểu thuyết mang một âm hưởng mới – âm hưởng hiệnđại Chính điều này đã làm bàn đạp cho hoàng tiểu thuyết hiện đại cùng với những

tên tuổi mới xuất hiện Ở đó, không thể bỏ qua tác phẩm Đoạn tuyệt của Nhất Linh.

Dù có tương đối nhiều công trình nghiên cứu về hai tiểu thuyết này nói riêng,thể loại tiểu thuyết hiện đại nói chung nhưng một công trình có sự gắn kết hai tiểuthuyết này còn khá ít Thiết nghĩ đây là một hướng đi mà chúng tôi đã mạnh dạn đểkhai thác thêm, đi sâu những tầng vỉa mới của hai tác phẩm từ đó thấy được sự gắn

bó hữu cơ, sự tiếp nối từ Tố Tâm cho đến Đoạn tuyệt trên phương diện chủ đề tình

yêu

Với đề tài là “MÀU SẮC TÌNH YÊU TỪ TIỂU THUYẾT TỐ TÂM (HOÀNG NGỌC PHÁCH) ĐẾN TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT (NHẤT

LINH)”, bài tiểu luận này chỉ dừng lại ở việc bước đầu đọc, cố gắng hiểu những bài

viết, các bài nghiên cứu của các tác giả Phong Lê trong ở bài viết “Hoàng Ngọc

Phách với Tố Tâm” hay “Tố Tâm với nền tiểu thuyết mới” cùng một số bài viết về

tiểu thuyết Đoạn tuyệt trích ở “Dưới mắt tôi” của Trương Chính, hay bài viết của

Phan Cự Đệ trong cuốn “Văn học Việt Nam, 1930-1945” Từ việc có cái nhìn khái

Trang 2

quát, chúng tôi sẽ trình bày lại và phân tích thêm những biểu hiện của màu sắc tình

yêu trong hai tiểu thuyết Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) và Đoạn tuyệt (Nhất Linh).

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm haichương chính:

Chương 1: Hoàng Ngọc Phách và Nhất Linh với nền tiểu thuyết Việt Namhiện đại những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Chương 2: Sự biểu hiện màu sắc tình yêu từ tiểu thuyết Tố Tâm đến tiểu thuyết Đoạn tuyệt.

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 HOÀNG NGỌC PHÁCH VÀ NHẤT LINH VỚI NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945

1.1 Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm

1.1.1 Tác giả Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách với bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng ĐôngThái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Xuất thân trong một gia đình có truyền thốnghiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương Thuở nhỏ, ôngtheo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳngTiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm Năm 1916 khi mới họcxong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải củacuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức Cũng trong thời gian học ởtrường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Họcsinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp vàbằng Thành Chung Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Caođẳng sư phạm, Ban văn chương Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn

thành tiểu thuyết Tố Tâm

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làmgiáo sư trường Thành Chung, Nam Định Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làmTổng thư ký trường Cao đẳng sư phạm Thời gian đó, phong trào để tang Phan ChuTrinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên Do cóliên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến Anrồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học LạngSơn Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa Saucách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trongngành giáo dục Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu

Trang 4

cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu Năm 1973, Song An Hoàng Ngọc Phách ốm nặngnằm bệnh viện Việt - Xô (Hà Nội).

Hoàng Ngọc Phách để lại không nhiều tác phẩm nhưng ông có một vị trí vôcùng quan trọng và không thể nào phủ nhận trong nền văn học Việt Nam đang trên

con đường hiện đại hóa Với tác phẩm Tố Tâm, ông xứng đáng là người mở đầu cho

nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

1.1.2 Tiểu thuyết Tố Tâm

Tiểu thuyết Tố Tâm được viết 1922, in lần đầu 1925 Ngoài phần “Mấy lời của

người ghi chép truyện”, tác phẩm gồm có 5 chương kể về câu chuyện tình thơ mộngnhưng bi thương của đôi trai tài, gái sắc: Đạm Thủy – Tố Tâm, qua lời dẫn truyệncủa nhân vật ký giả

Nghỉ hè, tại trường Đại học, nhân vật ký giả sang phòng bạn thân là chàng tânkhoa Lê Thanh Vân, giỏi văn chương, biệt hiệu là Đạm Thủy Chàng có chiếc hộp kỉvật đề dòng chữ “Mấy mảnh di tình” Biết bạn có ẩn tình riêng, ký giả hỏi về chiếchộp Được khơi đúng tâm trạng, Đạm Thủy kể lại chuyện tình đau buồn của mình…Một lần về quê, bị rơi mất ví dọc đường, Đạm Thủy đến trình quan huyện sởtại, được quan tiếp đãi nồng hậu Trở lại trường, chàng được nhắn đến nhà bà Án,chị của quan, để nhận ví Chàng kết thân với cậu Tân, con bà Án Chính dịp này,chàng gặp và thầm yêu chị của Tân, nàng Nguyễn Thị Xuân Lan, cô gái đẹp nhấtphố, nết na, hiền thục, tuy có phần kiêu kỳ Nàng biết cả chữ Nho, chữ Tây, say mêvăn chương Vốn yêu thơ Đạm Thủy, nay biết mặt chàng, nàng thêm quyến luyến.Mỗi khi chàng đến chơi, hai người thích mạn đàm văn chương Đạm Thủy đặt biệthiệu cho nàng là Tố Tâm Hai người dần cảm thấy không thể thiếu nhau Bấy giờ,gia đình đã tính chuyện hôn nhân cho Đạm Thủy Chàng đành viết thư kể sự thật vớinàng Nàng chủ động hẹn gặp, tỏ vẻ vui tươi, nhưng kỳ thực đau khổ Đến nhà nàngbất chợt, Đạm Thủy càng hiểu tình yêu mãnh liệt của nàng Từ đó, hai người ít gặpnhau, nhưng lại thường xuyên gởi cho nhau những bức thư nhớ thương, say đắm.Đôi lần, họ hẹn nhau đi chơi vùng quê, gặp nhau ở bể Đồ Sơn Họ càng có thêmnhững kỷ niệm đẹp Tình yêu thêm nồng nàn, nhưng là một mối tình trong sáng, caothượng, không hề pha sắc dục Lúc này, mẹ Tố Tâm ốm nặng, gia đình buộc nànglấy chồng Nàng nhất quyết khước từ Đạm Thủy, vì quá yêu, nên có ý tưởng cùng

Trang 5

nàng trốn đi, xây hạnh phúc Nhưng nghĩ tình gia đình, chàng bỏ ý định Tố Tâmcũng can ngăn chàng Tố Tâm tiếp tục bị thúc ép Phần vì quá thương mẹ, lại thêmĐạm Thủy viết thư khuyên nhủ, nàng đành chịu lấy chồng Trước ngày cưới, nànghẹn gặp Đạm Thủy, trao chàng kỷ vật và khóc từ biệt Nhận lá thư vĩnh biệt củaTốTâm, Đạm Thủy đáp từ, tặng nàng mấy cành hoa lan mừng ngày cưới Sau lễ cưới,nhân hội chùa Đồng Quang, hai người thoáng thấy nhau, nhưng nàng quay mặt đi.Lúc này, nàng đã ốm nặng Về, biết mình không khỏi bệnh, nàng tiếp tục viết nhật

ký cho Đạm Thủy Nàng cũng kể sự thật với chồng Rồi nàng qua đời, chỉ sau bamươi sáu ngày lên xe hoa

Ngày đưa tang nàng, Đạm Thủy đau xót đến viếng, nhưng không dám xuấthiện Hôm sau, chàng ra thăm mộ nàng, lấy áo mình đắp lên mộ Trở lại thăm nhà bà

Án, chàng được trao hộp kỷ vật, trong đó có quyển nhật ký của Tố Tâm Đọc nhật

ký, Đạm Thủy thương tiếc nàng, hối hận mà thành bệnh Anh trai Đạm Thủy biết emsuy sụp vì tình yêu nên kịp thời động viên, an ủi Từ đó, Đạm Thủy quyết tâm họchành, lòng giữ hai điều thiêng liêng: công danh sự nghiệp và mối tình nồng nàn, caothượng với Tố Tâm

Với tác phẩm Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã tạo nên một cuộc cách tân lớn

trong nghệ thuật, ông trở thành người đi tiên phong mở đường cho cả phong tràotiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn sau này

1.2 Nhất Linh với Đoạn tuyệt

1.2.1 Tác giả Nhất Linh

Là thế hệ sau Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam làmột nhà văn xuất chúng ở thời điểm lịch sử lúc bấy giờ Ông sinh năm 1906, quêquán ở Quảng Nam, sinh ra ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Là người conthứ ba trong một gia đình 7 người Theo lời kể từ một người em của Nhất Linh thìgia đình ông lúc vì bố mất sớm, nhà rất nghèo, do mẹ và bà ruột tần tảo duy trì Dogia cảnh, mấy anh em từ nhỏ được tiếp xúc với cảnh bùn lầy nước đọng, nghèo cùngcủa nông dân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và viết văn sau này, với tính chất bình dân, vịtha, không ưa những thứ quyền quý, trưởng giả, và ghét danh lợi, mấy đặc điểm của

Tự Lực Văn Đoàn sau này Những mâu thuẫn trong các gia đình hồi đó gây ấn tượngkhông ít cho Nhất Linh, vì ông là người có phản ứng nhạy cảm nhất đối với hiện

Trang 6

trạng và biến chuyển cuả xã hội Ông là con người đi tiên phong trong suy nghĩ vàtrong hành động Vì thế có thể nói Nhất Linh là người đi trước thời đại, ông cónhiều sáng kiến, có óc sáng tạo và biết biến suy nghĩ thành hành động Một mặt,khác với nhiều người chỉ đi theo danh lợi cá nhân, ông hoạt động hoàn toàn vì lýtưởng, vì muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn, cho người dân sống được dễ chịu hơn.

Năm 1932, cùng một số anh em, ông sáng lập tờ báo Phong hóa có thể gọi là mở

một thời kỳ mới trong văn học Cùng với số nhà văn tài hoa, ông thành lập Tự Lực

Văn Đoàn, đánh dấu sự phát triển của văn học Năm 1935, tờ Ngày nay được xuất

bản Cùng với những hoạt động bận rộn trên, ông đã viết một số tiểu thuyết và

truyện ngắn, mà tiêu biểu là cuốn Đoạn tuyệt, đều có giá trị văn chương và xã hội

rất cao

1.2.2 Tiểu thuyết Đoạn tuyệt

Với hơn 100 trang sách, tác phẩm gồm có ba phần, phần thứ nhất gồm có 7 mục,phần thứ hai gồm có 11 mục và phần thứ ba gồm 10 mục

Đoạn tuyệt xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận đề, kể về một người

phụ nữ đã tiêm nhiễm những tư tưởng mới về tự do, về giá trị và quyền sống của cánhân trong xã hội Vì không chịu nổi những ràng buộc vô lí của chế độ đại gia đình,những tập tục hủ lậu của lớp người cũ, nàng phải “đoạn tuyệt” với gia đình để thoát

li mọi áp bức và sống tự lập

Nhân vật chính là Loan - một cô gái đã học hết năm thứ 4 ban Cao đẳng Tiểuhọc Cô đã sớm hấp thụ được những tư tưởng mới và lẽ đương nhiên Loan khôngmuốn sống “trong sự phục tòng cổ lệ” như mọi người con gái khác Cô yêu Dũng -một thanh niên có chí khí, bị cha mẹ từ bỏ chỉ vì anh không muốn sống vô vị và cónhững tư tưởng mới mẻ hết sức “nguy hiểm” trong thời điểm lúc bấy giờ Dũng yêuLoan, nhưng không thể nghĩ tới việc lập gia đình, nên anh đành phải đóng vai mộtngười bạn Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân, con một nhà giàu ở Thái Hà Ngược vớiDũng, Thân là một thanh niên tầm thường, cổ hủ, nhu nhược, không có óc tự lập BàPhán Lợi, mẹ chàng, cũng được miêu tả là một bà mẹ chồng rất trung thành với lễnghi cũ, cay nghiệt và hiểm độc đối với con dâu mà bà muốn phải hoàn toàn phụctòng

Trang 7

Loan có cố gắng tỏ ra thần phục, kính trọng mẹ chồng và yêu chồng để đượcyên thân Nhưng những biến cố cứ liên tiếp đến với cô chứ không phải là một cuộcsống bình yên, phẳng lặng Vì đứa con Loan sinh ra đã chết, vì óc mê tín dị đoan của

mẹ chồng và bản thân cô không thể sinh nở được nữa, cô đã bằng lòng để cho Thânlấy vợ lẽ Loan cứ thế, sống tủi cực, ngày ngày phải chịu những sự hành hạ vô lí của

mẹ chồng, của gia đình chồng, kể cả vợ lẽ

Cuối cùng cuộc xung đột xảy ra: bị chồng đối xử tàn nhẫn nhân một chuyệnnhỏ, bẩn thỉu, Loan chống cự Trong lúc Thân hung hăng như con hổ dữ sấn lại phíanàng, tay cầm một chiếc lọ đồng, nàng hoảng hốt vớ lấy một con dao rọc sách địnhgiơ đỡ Bị đạp mạnh, Loan trượt chân ngã xuống giường Thân ngã theo bị con daođâm trúng ngực chết Loan ra hầu tòa và được tòa án tha bổng sau một thời giangiam cầm Mẹ Loan chết, cô phải bán ngôi nhà của cha mẹ cô để lại để trả nợ mẹchồng cũ (Sau này, nàng mới biết nàng bị ép lấy Thân vì mẹ nàng nợ tiền bà PhánLợi) Loan sống một cuộc đời chật vật và vẫn bị gia đình nhà chồng tìm cách làmhại và dư luận xã hội dè bĩu

Về phần Dũng, sau một thời gian hoạt động gian khổ, anhvẫn không quênLoan Anh hối hận vì anh mà Loan chịu đau khổ Loan yên trí rằng anh không yêu

cô và trong những ngày cuối năm, cô cảm thấy nỗi cô độc của bản thân, một thânmột mình sống trơ trọi Và rồi, Loan nhận được bức thư của Dũng gửi cho bàgiáoThảo - bạn thân của cả hai người nhờ dò xét tình ý của cô, xem hai người có thểnối lại được hay không Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Loan đang đi ngoài mưagió, nghĩ về Dũng, nghĩ về tình cảm mà Dũng dành cho mình quên cả mưa gió, ướtlạnh

Đoạn tuyệt đã đóng góp lớn lao cả về hai phương diện văn chương và cải cách

xã hội, được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, Đoạn tuyệt vẫn sống và sẽ còn sống

mãi trong lòng dân tộc

1.3 Tiểu kết

Lịch sử văn học Việt Nam đã chọn Hoàng Ngọc Phách làm người mở cánh

cửa đầu tiên cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Và Tố Tâm chính là minh chứng

để ông khẳng định tên tuổi của mình Tác giả đã không phụ lòng mong mỏi của thế

Trang 8

hệ độc giả lúc bấy giờ Tố Tâm đã tạo nên một cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật

và Hoàng Ngọc Phách đã trở thành người đi tiên phong mở đường cho cả phong tràotiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn sau này

Đã nhắc tới sự tiếp nối, chắc hản không thể không nói đến vị đại biểu xuất sắccủa nhóm Tự Lực Văn Đoàn – Nhất Linh chứ không phải là một ai khác Nền tiềuthuyết mới có quyền hy vọng, có quyền trao sứ mệnh thiêng để chuyển giao từ Song

An Hoàng Ngọc Phách đến Nhất Linh

Với những đóng góp của mình ở việc sáng tạo ra những “đứa con tinh thần”gắn với thể loại tiểu thuyết, cả Hoàng Ngọc Phách và Nhất Linh xứng đáng là nhữngtên tuổi nổi bật trong quá trình hiện đại hóa văn học những năm đầu thế kỉ XX

Sụ ra đời của Tố Tâm và sau đó là Đoạn tuyệt đúng như câu trả lời cho lịch

sử, đáp ứng sự kì vọng của bạn đọc trên ý nghĩa là những “viên ngọc lấp lánh” trongbiển cả nền tiểu thuyết mới

CHƯƠNG 2

SỤ BIỂU HIỆN MÀU SẮC TÌNH YÊU TỪ TIỂU THUYẾTTỐ TÂM

ĐẾN TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT

Có thể thấy đề tài mà cả hai tiểu thuyết hướng đến chính là tình yêu Tình yêuluôn là niềm cảm hứng bất tận cho mọi nghệ sĩ, là mảnh đất để mọi nghệ sĩ thỏa sứcvùng vẫy ngòi bút của mình Nhưng cái làm nên sự khác biệt chính là sự khai thác ởtừng tác giả Viết về vấn đề muôn thuở là tình yêu nhưng theo ý kiến của Phong Lê

Trang 9

thì Tố Tâm là một cuốn tiểu thuyết mới về đề tài Truyện viết về tình yêu “toàn

tòng”, “một trăm phần trăm”, không chút pha tạp Có nói đến gia đình, hoặc sự nghiệp và nghĩa vụ thì cũng chỉ là làm nền, làm điểm xuyết để tôn lên sắc diện và ý

vị của tình yêu Từ Tố Tâm, chỉ gần mười năm sau sẽ hình thành cả một khuynh hướng mới cho tiểu thuyết theo lối tâm lí và ái tình mà Tố Tâm đã mở, với vai trò

tiếp nối và phát triển của Tự Lực văn Đoàn, mà vị đại biểu xuất sắc phải kể đến là

Nhất Linh với hàng loạt tác phẩm, trong đó có tiểu thuyết Đoạn tuyệt.

2.1 Phương diện nội dung tư tưởng

2.1.1 Những tình yêu đẹp trong sự giản dị, trong sáng, thủy chung

Trong văn học trung đại, chúng ta không lấy làm gì lạ khi chững kiến nhữngmối tình của các cặp giai nhân tài tử Mô típ chung của một tình yêu đẹp là trai tài

gái sắc Ví như tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng ở tác phẩm Truyện Kiều

(Nguyễn Du) Còn nhớ Thúy Kiều với vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, nghiêng nướcnghiêng thành:

Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành dòi một tài đành họa hai

Không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần mà tài năng của nàng cũng không kém gì sắc đẹp.Cầm, kì, thi, họa, là những gì tinh hoa nhất mà tạo hóa đã phú cho Kiều Tiếng đàncủa Kiều không những “ăn đứt Hồ Cầm một chương” mà nó còn khiến cho ngườinghe cảm thấy não nhân Còn Kim Trọng thì sao?

Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tốt vời, Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Rõ ràng đây không phải là một chàng trai bình thường Kim trọng đã vượt lên trên

số đông quần chúng để cùng với Thúy Kiều Và tình yêu đến với họ như một quyluật:

Trang 10

Người quốc sắc, kẻ thiên tài, Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Tình yêu của Tố Tâm – Đạm Thủy; Loan – Dũng ở hai tiểu thuyết Tố Tâm và Đoạn tuyệt thì sao? Chuyện tình của họ diễn biến trong những năm mà cái mới gắn

với những giá trị nhân văn tuyệt nhiên bị phủ định Tình yêu đó đáng trân trọng biếtbao giữ lúc thời buổi lúc bấy giờ

Đạm Thủy - chàng sinh viên Cao đẳng, còn Tố Tâm là con nhà gia thế, vừa có

nhan sắc, vừa có tri thức: Lúc bé học chữ Nho; đến 15 tuổi, lúc quan án mất, bà Án

về Hà Nội, cô Lan đi học chữ tây, lấy được bằng sơ học thì về nhà buôn bán Tố

Tâm ham thích văn chương và còn biết làm thơ Viết thư cho Đạm Thủy cũng réorắt, lâm ly không khác gì chàng sinh viên Cao đẳng Chuyện tình của họ đơn giản làphút giây của hai con tim, giống như bao tình yêu giản dị khác ở mọi thời đại.Nhưng đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ những việc Tố Tâm – Đạm Thủy làm là hếtsức mới Họ viết thư và làm thơ cho nhau; đi chơi bãi biển Đồ Sơn; về quê bắt càocào, châu chấu; cùng nhau lang thang Ngã Tư Sở, ấp Thái Hà, đền Voi Phục, HồTây; chuyện trò tình tự với nhau trong phòng riêng… Bạn đọc dễ dàng nhận ra sựsay đắm của hai tâm hồn yêu nhau

Theo bước chân của các nhân vật chính, chúng ta nhận thấy diễn biến tâm lýcủa hai người yêu nhau, khao khát đến với nhau, với những trở ngại được đến từ hai

bên gia đình Nói theo Đào Đăng Vỹ truyện về một người con gái và một người con trai yêu nhau – vấn đề muôn thủa (…) Không có gì đặc biệt cả phải không? Nhưng

từ cái “không có gì” ấy, tác giả đã viết cho tới một trăm trang thống thiết; cũng với cái “không có gì” ấy tác giả đã làm rung động tất cả những trái tim của thế hệ ông.

Phải chăng, những ai đang yêu đều có thể tìm thấy ít nhiều ở tác phẩm của buổi đầunền văn xuôi Quốc ngữ này thứ gương soi trong trường tình giản dị của hai trái timsay ngây Đó là chân dung của hai con người đang yêu nhau, hạnh phúc của ái tìnhvới những say mệ, đắm say, nhớ nhung, khắc khoải Ca dao có câu:

Nhớ ai bổi hồi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Hóa ra những đôi lứa yêu nhau ở thời đại nào cũng đều gặp nhau ở nỗi nhớ thương

da diết, chỉ có điều người nghệ sĩ có phản ánh rõ nét trong tác phẩm của mình hay

Trang 11

không Nói là nó mới thì cũng đúng, bởi vì trước đó trong văn học trung đại tình yêu

tự do với những cung bậc cảm xúc là điều cấm kị Nhưng không phải đợi đến Tố Tâm thì con người ta mới biết nhớ nhau, thương nhau, yêu nhau say đắm đến như

vậy Nhưng đề tài tình yêu đã trở nên vô cùng sâu sắc dưới ngòi bút của HoàngNgọc Phách mà sau này là Nhất Linh và các đại biểu khác của nhóm Tự Lực VănĐoàn Loan cũng luôn nhớ về Dũng về hình ảnh của một kẻ mong sống một cuộcđời vùng vẫy tự do Với Loan, nàng chỉ yêu mình Dũng và đó là mối tình ban đầumãi đi theo nàng cho dù sau này nàng có lập gia đình cùng với Thân Tình yêu giản

dị của họ đặt trong bối cảnh tinh thần những năm đầu ở nước ta bên cạnh mộtkhoảng thời gian dài của chế độ phong kiến thì quả thật mới mẻ và rất có ý nghĩa

Tuy đắm suy, khắc khoải nhưng tình yêu trong Tố Tâm không hề nhuốm màusắc vật dục Những con người yêu nhau ở đây rất đam mê, say đắm nhưng họ khôngbao giờ đi quá các giới hạn cho phép, ngay cả trong ý nghĩa Trong yêu nhau họ vẫntỉnh táo lo cho sự an toàn của nhau; và riêng Tố Tâm, nàng luôn nghĩ đến sự hy sinhcho hạnh phúc của người tình Đó chính là nét đẹp của tình yêu, đẹp trong sự giản dị

và trong sáng

Cả hai yêu nhau chân thành nhưng Dũng trong Đoạn tuyệt phải cố nén tình

cảm của mình, dửng dưng thậm chí xa cách với Loan để Loan khỏi bận lòng vềmình Tình yêu mà Loan dành cho Dũng xuất phát từ sự đồng cảm với cảnh nghèo

khốn khó của anh, với ước vọng sống một đời tự do theo đúng nghĩa của nó: Thấy

bộ quần áo của Dũng đã cũ kỹ, bạc màu, nghĩ đến cảnh nghèo của người bạn sống

cô độc trong một gian nhà trọ, không thân thích, không đầy tớ, Loan bùi ngùi thương hại, hai con mắt dịu dàng nhìn Dũng.

Họ đã sống theo những thôi thúc của nội tâm, của tình yêu; sống hết mình chotình yêu, bất chấp nó từ đâu tới Một tình yêu thể theo tiếng nói của con tim, chứkhông là lý trí Một tình yêu là tình yêu chứ không lẫn vào bất cứ trạng thái tình cảmnào khác Một tình yêu chỉ lắng nghe tiếng lòng bên trong

So với mối tình của các cặp gia nhân – tài tử đã có trong văn học cổ điển thìđây là những tình yêu không đi đến hôn nhân, không là tình yêu do hôn nhân, hoặctrong hôn nhân Cả Tố Tâm và Đạm Thủy, ngay trong say đắm của tình yêu vẫn đềutránh không nói tới cái kết thúc hôn nhân Bởi lẽ việc hôn nhân của họ đã được hai

Trang 12

bên gia đình sắp đặt rồi Và họ không hề có ý cưỡng lại Đây là lời bộc bạch của Tố

Tâm: Em chỉ buồn vì một nỗi em quấy rối lòng anh và để phiền đến người sẽ cùng anh nên gia thất Việc gia thất của anh em đã biết trước, biết từ lúc em quen anh được ít lâu Em vẫn hiểu rằng cuộc đời em là cuộc đời vẩn vơ, ái tình của em là ái tình vô hy vọng, nhưng em đã đem lòng yêu ạnh thì em cứ biết yêu anh, em lấy tình luyến ái của anh em ta làm khuây khỏa, còn về sau em phó mặc khuôn thiêng Ở đây

chúng ta không bàn đến việc so sánh tình yêu của ai là giản dị, trong sáng hơn Điều

dễ nhận thấy là từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt đã có một bước tiếp nối trên phương diện

là tình yêu đẹp Mà đã đẹp thì không gì khác hơn ở sự giản dị, trong sáng Rõ ràng

đã có một sự phát triển, có vẻ quyết liệt hơn Mặc dù biết tình yêu của mình là tuyệtvọng nhưng họ vẫn luôn muốn sống hết mình với người mình yêu Nhân vật Tố Tâm

là tìm đến cái chết như là một lẽ tất yếu Nhưng nhân vật Loan không chọn cách giảquyết như vậy, cô táo bạo hơn, mạnh mẽ hơn khi dùng đến đôi bàn tay dính đầy máu

để được sống với chính con người mình, với tình yêu mà bấy lâu nay mình vẫn gìngiữ Trải lòng mình ra, ta lắng nghe dư âm của những tình yêu giản dị chẳng khácnào một tiếng ngẹn nấc Đằng sau cái mơ ước quá đỗi giản đơn là sự cao cả, vĩ đại,nói cách khác, tình yêu giữ họ là một mối tình sâu nặng Những con người bình dịnày, họ yêu nhau không phải vì một phút trái tim say bừng tỉnh rung động, cũngkhông phải vì lợi vì danh Họ cảm mến nhau trong cái tài, họ đồng cảm với nhau ởnỗi thấu hiểu, cảm thông Đây chính là điểm đáng quý trong tình yêu của hai nhân

vật chính trong cả hai cuốn tiểu thuyết Tố Tâm và Đoạn tuyệt Giản dị trong tình

yêu, tình yêu thêm trong sáng và sâu sắc

Con đường đến hạnh phúc của Tố Tâm, Đạm Thủy cũng như Loan và Dũngkhông đơn giản chút nào Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng hạnh phúc.Cũng không phải là con đường đầy ánh sáng rực rỡ chói lòa Mà đó là con đườngđầy khó khăn và gian khổ, đầy nước mắt, bi kịch Trong hoàn cảnh như thế chúng tamới thấy rõ được khát vọng về tình yêu lứa đôi của những con người bình bình dị,

nó mãnh liệt vô cùng và luôn là động lực để họ vững bước trên con đường đi đếnhạnh phúc Nhưng tình yêu của Tố Tâm và Đạm Thủy cũng như của Loan và Dũng

là một tình yêu không đi đến hôn nhân, không là tình yêu do hôn nhân hoặc tronghôn nhân, điều làm nên sự ngời sáng ở những mối tình này chính là sự thủy chung

Trang 13

Thủy chung luôn là thước đo phẩm chất của người phụ nữ Người phụ nữ chungthủy trong tình yêu luôn luôn được xã hội đề cao dù đó là xã hội phong kiến hay xãhội hiện đại Ca dao có câu:

Một niềm vàng đá khăng khăng

Ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ.

Chàng trai Thái trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu mong mỏi nhất là sự chung

thủy của người yêu, thời gian đợi chờ có dài lâu như thế nào thì:

Dù có thành vợ người ta, cứ xẻ lòng chờ em ạ!

Mùa hoa bưởi ngắt hoa bưởi ngồi mong, Mùa hoa vông ngắt hoa vông ngồi đợi, Mùa hoa mạ ngắt hoa mạ ngồi chờ.

Mười chín đợi tạo quan vẫn thắm.

Ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương cũng

hiện lên như là một tấm gương về lòng chung thủy, vẻ đẹp truyền thống đó mãi mãiđược khẳng định Để tình yêu đạt tới thắng lợi, chung thủy bao giờ cũng phải trảiqua nhiều thử thách Dù đã thành vợ của người khác nhưng tình yêu mà Tố Tâm vàLoan dành cho người mình yêu vẫn như buổi ban đầu, thậm chí nó mãnh liệt hơn,tha thiết hơn Cả hai đều không bị cái vòng xoáy của gia đình làm lãng quên tìnhyêu họ dành cho Đạm Thủy, cho Dũng Những bức thư liên tiếp được Tố Tâm gửicho Đạm Thủy, tình yêu cứ nặng trĩu thêm Nàng đã về nhà chồng niềm vui đối vớinàng chỉ là những phút giây viết thư cho Đạm Thủy Nhân vật sống trong hồi tưởngnhiều hơn là với hiện tại, sống với dòng nhật kí để thấy Tố Tâm cô đơn đến nhường

nào Nhật kí ngày thứ 14 từ khi về nhà chồng của nàng có đoạn viết rằng: Em chợp nhắm mắt thấy anh, em mở mắt ra là tưởng đến anh, hình như tinh thần em anh đã thu hết cả Em không sao mà ngủ đi được một lúc, nên đêm em cứ dậy viết mấy gióng này cho anh… Em bao giờ cũng là gái duy nhất, em đã đem lòng yêu anh thì bao giờ em cũng yêu anh, em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa Từ khi em bắt lòng em được không được tưởng đến cuộc trăm năm với anh, em vẫn yêu anh

mà đinh ninh giữ lấy một mối tình vô hy vọng cho suốt cả đời em, để sau khi hương tỏa khói tan, em chỉ nghĩ một câu rằng ta đã biết luyến ái mà chữ chung tình đã được vẹn toàn là đủ thỏa

Ngày đăng: 23/05/2018, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Tấn Long, Việt Nam thi nhân tiền chiến (toàn tập) , NXB Văn học, thành phố Hò Chí Minh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi nhân tiền chiến (toàn tập)
Nhà XB: NXB Vănhọc
4. Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nguyễn Kim Phong, Nguyễn Văn Tùng, Đào Tiến Dũng và nhiều tác giả, Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ
Nhà XB: NXB Giáo dục
1. Mã Giang Lân (chủ biên), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1990 – 1945, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000 Khác
2. Phong Lê, Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 Khác
5. Song An Hoàng Ngọc Phách, Tố Tâm (tiểu thuyết), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2006 Khác
7. Phan Trọng Thưởng – Nguyễn Cừ (Giới thiệu và tuyển chọn), văn chương Tự lực văn đoàn (Tập I Nhất Linh - Thế Lữ - Tú Mỡ), NXB Giáo dục, Đà Nẵng, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w