sự chuyển biến từ tình yêu làng đến tình yêu nước của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn làng của Kim Lân Mở bài: Kim Lân là một trong số ít những nhà văn viết ít mà thành công lớn.. Với n
Trang 1sự chuyển biến từ tình yêu làng đến tình yêu nước của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn làng của Kim Lân
Mở bài:
Kim Lân là một trong số ít những nhà văn viết ít mà thành công lớn Văn ông nhỏ nhẻ, chậm rãi, hóm hỉnh mà đằm thắm Trong cả hai giai đoạn sáng tác – trước và sau cách mạng – giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng
Truyện ngắn Làng có lẽ là tác phẩm nổi bậc nhất của Kim Lân và của cả nền văn học Việt Nam trước cách mạng 1945 Với ngòi bút chân thành, cái nhìn hiền lành
mà sâu sắc, Kim Lân đã diễn tả những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai – một lão nông hết mực yêu cái làng của mình
Thân bài:
Có thể nói thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, cách mạng gặp rất nhiều khó khăn Phần bởi thiếu thốn nhân lực, vật lực, bị quân Pháp khủng bố mạnh, phần bởi người dân chưa thực sự ngã về phía cách mạng Bác Hồ hiểu rõ, muốn thắng kẻ thù phải vận động được sức mạnh toàn dân tộc, tạo nên một cuộc bão táp cách mạng, quét sạch kẻ thù ra khỏi đất nước
Năm 1948, truyện ngắng Làng ra đời thật đúng thời điểm Lúc này, người nông dân
đã dần tin tưởng và ủng hộ cách mạng Sự diễn biến này diễn ra từ từ nhưng rất chắc chắn Kim Lân đã nhìn thấy điều đó Nó rất cần thiết cho một cuộc vận động toàn diện trên mặt trận yêu nước, mặt trận kháng chiến Nhưng ông muốn diễn tả
sự giác ngộ ấy một cách tự nhiên nhất, không gượng ép, không mang biểu dương hay ca ngợi theo kiểu khẩu hiệu Bởi thế, nhân vật ông Hai ra đời là kết quả của sự cân nhắc rất kĩ lưỡng của nhà văn
Trang 2Ông Hai là một nông dân suốt cuộc đời sống ở làng Chợ Dầu, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt, xóm giềng, tổ tiên và họ hàng gần xa Quê hương trở thành một phần máu thịt của ông Và khi chết đi, ông cũng muốn được nằm trên mảnh đất yêu thương này
Người Việt Nam ta là thế, họ luôn nghĩ “cây có cội, nước có nguồn”, quê hương chính là cội nguồn không bao giờ được đánh mất Thế nên, khi được lệnh phải đi tản cư, ông Hai lưỡng lự, lúc đầu ông quyết không đi Cũng thật dễ hiểu cho ông Hai, bằng tuổi này rồi, sống được bao lâu nữa, giờ ra đi biết có trở về được không? Còn cái làng này ông yêu nó thế, giờ ra đi rồi, ông như mất đi nửa cuộc đời Ẩn sau cái tình yêu làng là thói quen nghìn đời của người nông dân sống bám đất bám làng, thủy chung với quê hương nguồn cội
Ẩn sau cái tình yêu làng còn là cái tình yêu nước thiết tha Nhưng cách mạng đang cần và họ phải thay đổi Những chuyển biến âm thầm mà dữ dội ấy trong tình cảm của người nông dân Việt Nam đã được nhà văn biểu đạt hết sức xúc động bằng sự cảm thông sâu sắc
Lưu luyến, nấn ná vậy chớ gia đình ông Hai cũng đi Chưa biết rồi sẽ ra sao nhưng
vì cách mạng, vì kháng chiến nên phải cùng mọi người lên vùng đất mới Đó là cái tài tình của nhà văn Bởi ông muốn nói rằng, sự giác ngộ của người nông dân là hoàn toàn tự nguyện; từ tình yêu quê hương mà lớn thành tình yêu đất nước; từ thái
độ căm ghét kẻ thù, căm ghét kẻ phản bội mà bùng nổ khát vọng chiến đấu, một lòng trung thành với cách mạng, trung thành với lãnh tụ Hồ Chí Minh
Để làm sáng bừng tư tưởng của truyện, Kim Lân đã khéo léo để cho ông Hai tự đấu tranh Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng Chợ Dầu tha thiết Ban ngày, lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, buổi tối ông Hai thường sang hàng xóm giãi bày nỗi
Trang 3nhớ của mình Ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần” của viên tổng đốc to lớn
và oai nghiêm lắm
Đặc biệt là ông Hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu cách mạng Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cường hào phong kiến và lũ tay sai thực dân Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại
cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… Nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông
Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên, hồn nhiên Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó thuần phác và trong sáng biết bao
Tưởng đâu, đó sẽ là niềm tự hào mãi mãi cho đến khi ông rời thế gian này Đùng một cái, ông hay tin làng Chợ Dầu theo giặc Ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” Trước hết, là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình và nỗi tủi nhục tột cùng trào lên trong ông
Cuộc xung đột sảy ra dữ dội trong ông, đau đớn hơn bất cứ điều gì ông đã từng trải qua Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng Chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào Vậy mà bây giờ làng ông lại theo Tây Ông hoàn toàn sụp đổ
Trang 4Tình huống truyện đặt ra cho nhân vật những lựa chọn hết sức khó khăn Liệu ông Hai có còn dám yêu cái làng của mình nữa không? Không yêu làng thì ông sẽ yêu cái gì? Con người luôn cần phải có một niềm tin yêu để sống, ông không thể bỏ rơi tinh thần của mình Ông lão nghĩ tới việc trở về làng Song ý nghĩ đó ông gạt phắt
đi Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng Chợ Dầu loé lên như một tia
hi vọng rồi lại tắt ngấm Trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ kháng chiến
Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây thì phải thù Anh em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai Chết thì bao giờ dám đơn sai” Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát để gắn kết giữa tình quê hương và tình yêu tổ quốc
Thế đấy, họ đã ngã về với kháng chiến khi đứng trong lựa chọn sống còn bằng tình cảm thiêng nhất, trong sáng nhất Kim Lân đã miêu tả sự chuyển biến ấy rất chân thực và hết sức tự nhiên Thủy chung với quê hương là tình cảm tốt đẹp nhưng tình yêu đất nước còn lớn hơn
Có thể nói đó là một thủ thách lớn đối với nhân vật ông Hai và cả nhà văn Kim Lân Đoạn tuyệt với cái mình từng yêu thương nhất, quý trọng nhất, ngày đêm gìn giữ như một báu vật thật là khó khăn Thế mới thấy, tình yêu cách mạng, yêu kháng chiến, yêu nước của người nông dân mới to lớn, mới mạnh mẽ trở thành tình cảm thiêng liêng và duy nhất ngay lúc này Họ thức nhận được rằng, không có nỗi nhục nào lớn hơn nỗi nhục mất nước và khi đất nước còn bị xâm lăng thì cái làng của họ cũng đâu còn
Trang 5Từ đó, họ đứng hẳn về phía cách mạng, tin tưởng và ủng hộ cách mạng, góp sức chung cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng đất nước Kim Lân đã tỉ mỉ tạc khắc niềm tin ấy bằng sự trân trọng sâu sắc
Và khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai như vừa thoát khỏi một gánh nặng tinh thần ghê gớm Tình yêu làng của ông lại trở về hòa quyện trong tình yêu nước thắm thiết, sâu nặng hơn trong lòng người nông dân chân chất này
Phải chăng, Kim Lân đã quá hiểu cái tâm lí của người nhà quê, họ sẽ không chịu thay đổi, họ bảo thủ với lối sống cũ nếu không cho họ có dịp trải nghiệm nỗi đau thương, mất mát, sự ô nhục và tự hào Ở ông Hai, đã có một sự thay đổi tích cực và được khẳng định mạnh mẽ Dẫu nhà của ông bị cháy rụi mà ông vân vui cười và tự hào vì nhà mình bị giặc đốt Nghĩa là ông đã đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến một phần tài sản và công sức trong sự hi sinh lớn của dân tộc
Ông Hai chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng Chợ Dầu kháng chiến của mình
Từ khi có cách mạng, cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái tham gia kháng chiến, cầm súng bảo vệ quê hương
Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình
Trang 6Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà vănhọc thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy
Kết bài:
Không xung phong, không cầm súng, không ra trận, nhưng Kim Lân lại chiến đấu bằng ngòi bút hết sức âm thầm mà quyết liệt Có thể nói, qua nhân vật ông Hai phản phất hình bóng của Kim Lân trong đó Cũng như ông Hai, Kim Lân yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng lắm Từ nhận thức và tình cảm của bản thân, ông tìm cách chuyển tải nó vào văn học Nhân vật ông Hai là kết tinh sâu sắc cái tài, cái tình của nhà văn Kim Lân đối với cuộc đời, đối với đất nước