Để kiểm tra mức độ tính hiệu quả, khả thi của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ.
Qua thực tế ứng dụng và tham khảo ý kiến giáo viên, học sinh trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Giờ về việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy: Việc vận dụng PPTQ trong dạy học sẽ giúp cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, củng cố được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, học tốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả thực tiễn cuộc sống. Giúp các em tiếp thu nhanh hơn, các em có nhiều hào hứng trong học tập đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Theo kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sử dụng PPTQ trong dạy học ở một số trường tại huyện Cần giờ cho thấy, nếu được hình thành thói quen vẽ BĐTD, sơ đồ, hình ảnh, phim ảnh thực tế sẽ giúp cho học sinh hứng thú, sáng tạo và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Đối với học sinh trung bình, cần tập cho học sinh có thói quen tự ghi chép hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc và học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD, sơ đồ, biểu đồ. Cách làm này sẽ rèn luyện cho học sinh hướng tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc, giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt. Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy; có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi thể loại, bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD, sơ đồ.. của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng. Đối với học sinh giỏi, có năng khiếu có thể vận dụng, xây dựng thành một hoạt cảnh ngoại khóa sinh động. Đối với giáo viên giảng dạy hoặc cán bộ quản lí sử dụng các phương tiện của phương pháp trực quan sẽ có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp... từ đó dễ dàng nắm bắt, theo dõi quá trình
tin,các bảng biểu, sơ đồ..). Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài bài giảng càng được bổ sung thêm về nội dung làm giàu thêm " kho tư liệu", nhất là giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một "sơ đồ" thể hiện các liên kết chặt chẽ của trí thức. Đó cũng chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong những cách đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần vào việc thực hiện các phong trào chung " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".